Mặc dù năm 2012 xuất khẩu cà phê ước khoảng 1,5 triệu tấn, với kim ngạch ước tính trên 3 tỉ USD, đạt mức kỷ lục từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), sản lượng cà phê của cả nước trong niên vụ 2012-2013 sẽ giảm khoảng 15-20%, tương đương 200.000-300.000 tấn.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 9 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu tôm Việt Nam chỉ đạt hơn 1,62 tỷ USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, trong thời gian này, xuất khẩu tôm nước ta sang 3 thị trường chính là Nhật Bản, Mỹ, EU đều không mấy sáng sủa.
Các tỉnh Tây Nguyên sắp bước vào thu hoạch rộ càphê niên vụ 2012 - 2013. Tuy nhiên, nông dân không vui vì nguy cơ phải đối diện với mất mùa và mất giá.
Bộ NNPTNT cho biết, từ đầu năm đến nay, lượng muối nhập khẩu ước đạt 143.149 tấn, chủ yếu từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Nhu cầu tiêu thụ thấp trong khi nguồn cung dồi dào đã kéo giá phân bón trong nước giảm trở lại kể từ đầu tháng 10 tới nay. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là thời điểm tốt để nông dân mua vào chuẩn bị cho vụ đông xuân 2012-2013 tới.
Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, cho biết: Từ đầu năm đến nay, giá tôm hùm giống và tôm hùm thương phẩm giảm mạnh đã làm cho nhiều hộ nuôi tôm hùm tại xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn gặp khó khăn, thua lỗ nặng.
Ngày 25/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 10 ước đạt 2,25 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nói trên trong 10 tháng năm 2012 ước đạt 22,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cá tra ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện ở mức dưới 22.000 đồng/kg.
Trong 9 tháng đầu năm 2012 Vinamilk đã nộp ngân sách nhà nước 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ. Ước tính đến hết năm 2012, Vinamilk sẽ nộp ngân sách nhà nước khoảng gần 3.000 tỷ đồng.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sau khi điều chỉnh tăng giá sàn xuất khẩu gạo kể từ ngày 10-10, giá lúa gạo nội địa nhanh chóng tăng mạnh trở lại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, hiện đã có 11 nước trên thế giới được phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam.
Thị trường trái cây nước ta nhiều năm qua luôn xảy ra tình trạng “tới mùa - dội chợ - rớt giá” làm nhiều nhà vườn lao đao. Tiềm năng phát triển trái cây là rất lớn, song việc đầu tư hạn chế, sản xuất manh mún, thiếu quy hoạch… là những hạn chế tồn tại nhiều năm qua. Tìm giải pháp phát triển bền vững trái cây đang là vấn đề bức bách đặt ra.
Đó là con số điều chỉnh mới nhất được ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, cao hơn con số 7,1 triệu tấn năm 2011. Như vậy, nhiều khả năng năm nay Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan ở vị trí số 1 về xuất khẩu gạo. Tất nhiên, điều này sẽ trọn vẹn hơn nếu như giá trị kim ngạch xuất khẩu không giảm, dự kiến giảm khoảng 9% so với năm 2011.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 8 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, và tiếp tục giảm tới 3,6% tính đến 15/9.
Năm 2012 là năm đầy khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản xuất khẩu (CBTSXK) của cả nước và tỉnh Bình Định nói riêng. Trong khi bài toán "đầu vào" vẫn chưa được giải quyết thì gần đây các DN CBTSXK trên địa bàn tỉnh Bình Định lại gặp khó cả thị trường xuất khấu...
Người trồng cà phê ở Tây nguyên đang buồn lòng vì năng suất, sản lượng phần lớn các vườn cây đều giảm mạnh, thiệt hại ước hàng nghìn tỉ đồng
5 năm qua, kể từ khi nghề nuôi hàu lồng xuất hiện đã mang lại cho ngư dân nghèo vùng Đất Mũi nhiều niềm vui, tăng thu nhập, nâng cao mức sống. Thế nhưng, thời gian gần đây, con hàu đột nhiên mất giá, khiến nhiều hộ nuôi điêu đứng.
Năm 2012, sản xuất cà phê của Việt Nam vừa được mùa, vừa được giá và xuất khẩu đã vượt Brazil lên đứng đầu thế giới. Đáng chú ý, người trồng cà phê đã tương đối chủ động trong việc tham gia điều tiết thị trường.
Tôi hết sức ngạc nhiên về sự đóng góp “sức người, sức của” lớn chưa từng thấy của nông dân Thái Bình trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
Là địa bàn có nhu cầu sử dụng rau xanh lớn nên việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng này trở nên cấp thiết với người dân Thủ đô. Và mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) dần đáp ứng được mong mỏi của người tiêu dùng, song điều đáng nói là hiện nay, người trồng RAT vẫn đang loay hoay trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.