12:54 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Giang: Tăng cường phòng chống đói, rét cho gia súc

Thứ tư - 02/01/2013 02:12
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Trung ương, thời gian tới, thời tiết diễn biến khá phức tạp, có thể xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài, nhiệt độ có khả năng xuống thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Trước tình hình này, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã có Chỉ thị 23/CT- CTUBND chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai công tác phòng chống đói, rét (PCĐR) cho đàn gia súc.

Vào mùa đông cần che chắn chuồng trại cho trâu, bò cẩn thận.

Theo đó, Chỉ thị nêu rõ, các huyện, thành phố cần kiện toàn lại Ban chỉ đạo PCĐR cho đàn gia súc từ huyện, thành phố đến thôn bản; giao trách nhiệm cho từng đồng chí trong Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình triển khai các biện pháp PCĐR và tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại địa bàn được giao phụ trách; huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, đặc biệt là phát huy tối đa vai trò của trưởng thôn, trưởng bản và các đoàn thể tại cơ sở. Riêng đối với cán bộ nông nghiệp cấp cơ sở, cần kiểm tra các hộ về việc chuẩn bị lượng thức ăn dự trữ, tránh để gia súc bị đói trong những ngày rét đậm.

Thực hiện chỉ đạo trên, các huyện, thành phố trong tỉnh Hà Giang đã vận động nhân dân dự trữ thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông, gồm thức ăn tinh (bột sắn, bột ngô, cám gạo) và thức ăn thô (cỏ khô, rơm rạ, thức ăn ủ chua), phấn đấu mỗi con gia súc có từ 1-1,2 tấn thức ăn dự trữ. Chỉ đạo người dân không cho gia súc làm việc và không thả rông gia súc trong những ngày rét hại, nhiệt độ dưới 12 độ C; nếu bà con để gia súc bị chết ngoài ruộng, trong rừng, trên nương rẫy trong những ngày rét đậm thì sẽ không được hỗ trợ.

Ngoài ra, ngành chức năng và cán bộ khuyến nông còn hướng dẫn bà con chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho gia súc như làm áo khoác, tận dụng lá cọ, nylon, tấm bạt… để che chắn chuồng trại; đảm bảo công tác vệ sinh sạch sẽ; thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại và xung quanh khu chăn nuôi.

Hiện, các huyện trên địa bàn đã lên kế hoạch chủ động dùng nguồn ngân sách của địa phương để tổ chức tập huấn về dự trữ thức ăn và PCĐR cho đàn gia súc đối với cán bộ khuyến nông xã, thị trấn và khuyến nông viên thôn bản; hỗ trợ các hộ nghèo 30m2 phông bạt và 30kg thức ăn tinh/đầu gia súc để giúp bà con PCĐR cho gia súc, gia cầm hiệu quả.

Phạm Văn Phú

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Một số biện pháp phòng chống đói rét cho trâu, bò

1. Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò. Tăng cường cho ăn thức ăn tinh, giàu đạm, đủ vitamin, các loại khoáng, muối ăn. Nên cho trâu, bò ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo cho chúng không bị đói. Cho ăn thêm đạm urê với lượng khoảng 3 - 5g/100kg thể trọng, lưu ý hoà urê với nước sạch vảy đều vào rơm hoặc cỏ cho trâu, bò; tuyệt đối không được cho con vật uống trực tiếp. Bổ sung các thức ăn ủ chua như thân cây lạc, lá sắn, củ khoai lang.

2. Tăng cường chế độ vận động cho trâu, bò. Nếu trời quá rét, nên chăn trâu, bò muộn (sau 9 giờ) và cho về sớm hơn (trước 17 giờ). Khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C nên dừng việc chăn thả ở ngoài đồng.

3. Đảm bảo che chắn chuồng trại, tránh gió lùa, nên có chất độn chuồng, thường xuyên giữ nền chuồng khô ráo, sạch sẽ. Có thể sử dụng bóng điện hay đốt sưởi cho gia súc trong chuồng nuôi bằng trấu, mùn cưa, than củi.

4. May áo giữ ấm cho trâu, bò bằng các loại bao tải, bao tải gai là tốt nhất.

5. Đảm bảo cho trâu, bò uống đủ nước, tốt nhất những ngày rét quá cho chúng uống nước ấm có hoà muối với lượng khoảng 5g/100 kg thể trọng.

6. Định kỳ phun thuốc sát trùng lên chuồng trại, các khu vực xung quanh chuồng nuôi; thực hiện tốt việc tiêm vắc-xin phòng chống các bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 140

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 134


Hôm nayHôm nay : 43114

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1013522

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60021845