00:19 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chỉnh hàng loạt vướng mắc Nghị định 67...

Thứ hai - 27/04/2015 03:56
Để gỡ vướng mắc nảy sinh khi thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67), đặc biệt là chính sách tín dụng hỗ trợ đóng mới, cải tạo tàu thuyền, cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì hội nghị cùng các bộ, ngành và 28 tỉnh ven biển. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì hội nghị Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có kết luận chỉ đạo nhiều nội dung quan trọng nhằm tiếp tục điều chỉnh sửa đổi, bổ sung các chính sách cụ thể của Nghị định 67. NNVN xin nêu một số nội dung chỉ đạo cơ bản của Phó Thủ tướng. Về đầu tư hạ tầng, Chính phủ rất muốn và quyết tâm để triển khai Nghị định 67 thật đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả cao, tuy nhiên so với nhu cầu vốn của Nghị định 67 là chưa đạt, cần tiếp tục tìm nguồn để tăng quy mô vốn. Về việc này, giao Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ NN-PTNT tiếp tục hiến kế với Chính phủ, nếu cần thì trình Quốc hội bố trí nguồn vốn tăng cường. Trong kế hoạch trung hạn 2016-2020, dứt khoát ưu tiên vốn cho việc thực hiện Nghị định 67. Về đối tượng thực hiện chính sách ưu đãi của Nghị định 67, đồng ý bổ sung đối tượng đóng mới, nâng cấp tàu vật liệu mới vào Khoản 2, Điều 2 của Nghị định. Một số ý kiến về trường hợp chủ tàu nâng cấp tàu trên 400 mã lực, không thay máy nhưng có nâng cấp thay đổi trang thiết bị nhưng lại không được hưởng chính sách của Nghị định 67 là hiểu sai. Nay khẳng định lại, bất kỳ chủ tàu nâng cấp gì thuộc danh mục tại Nghị định 67, kể cả có thay máy hay không đều thuộc diện được hỗ trợ. Về máy móc tàu, yêu cầu đối tượng được hỗ trợ khi nâng cấp máy tàu thì máy thay phải mới 100%, trong khi nhiều nơi cho rằng thay máy cũ cũng nên được hỗ trợ, bởi máy cũ vẫn tốt thì sao? Có ý kiến lại nói nếu đóng tàu mới thì phải lắp máy, hoặc máy cũ phải mới 80%... Đây là vấn đề không chỉ liên quan tới máy tàu mà còn với nhiều loại máy móc NK khác, vì vậy sẽ phải tiếp tục nghiên cứu xin ý kiến Chính phủ thời gian tới. Về thiết kế mẫu tàu, một số địa phương phản ánh có nhu cầu cần đóng mới, nâng cấp tàu nhưng lại không thuộc một trong 21 mẫu tàu đã được Bộ NN-PTNT ban hành. Nay đề nghị: những trường hợp điều chỉnh nhỏ, không làm ảnh hưởng tới an toàn hoặc làm thay đổi cơ bản thiết kế, tính năng tác dụng của con tàu…, Bộ NN-PTNT có thể xem xét ủy quyền cho địa phương xét duyệt, địa phương được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về sự ủy quyền đó. Những trường hợp có điều chỉnh lớn, tinh thần vẫn giao Bộ NN-PTNT thẩm định. Tiêu chí thế nào là điều chỉnh lớn, thế nào là điều chỉnh nhỏ đề nghị giao Bộ NN-PTNT ban hành quy định cụ thể. Về chính sách tín dụng, một số ý kiến phản ánh do Nghị định 67 chỉ quy định mức tối đa, không công bố mức vay tối thiểu nên xảy ra tình trạng ngân hàng cho vay quá thấp, không đủ nhu cầu của ngư dân. Vấn đề này, Nghị định 67 chỉ yêu cầu mức vay tối đa là để người dân chủ động tự lựa chọn mức vay phù hợp. Vì vậy, các ngân hàng phải cho vay theo nhu cầu của người dân, không được ép họ chỉ được vay ở mức nào đó. Nhiều vướng mắc của Nghị định 67 sẽ tiếp tục được điều chỉnh thời gian tới Điều 12 của Nghị định 67 cũng đã nêu rõ, người dân có quyền quyết định mức vay, thời hạn vay thấp hơn quy định, và có quyền trả nợ trước hạn… Vì vậy, tinh thần thực hiện phải tôn trọng nhu cầu của dân, ai có tiềm lực thế nào thì vay thế đó. Về tài sản bảo đảm, khẳng định lại là chủ tàu không phải cần tài sản thế chấp gì thêm, các ngân hàng không được phép yêu cầu chủ tàu phải có tài sản thế chấp nào khác ngoài chính con tàu đóng mới hoặc nâng cấp. Về thời gian cho vay, đóng tàu vỏ thép do kinh phí lớn nên hạn vay trong 11 năm thì ngư dân phải trả ngân hàng hàng năm quá lớn. Vấn đề này, tinh thần là ủng hộ việc kéo dài thêm thời hạn vay và sẽ báo cáo Chính phủ điều chỉnh. Về giải ngân, đồng ý về nguyên tắc các ngân hàng phải giải ngân theo tiến độ, hoặc phải nghiên cứu ra cơ chế giải ngân cho tiện lợi. Chẳng hạn, đóng tàu vỏ gỗ chỉ mất 6-7 tháng, vỏ thép tối đa chỉ 1 năm, nếu chia ra 3-4 lần giải ngân cũng là thuận lợi rồi. Việc giải ngân các ngân hàng phải tạo thuận lợi, nhanh gọn cho dân, phải cử nhân viên bám sát ngay từ đầu ở các tổ vay vốn, kê danh mục các loại hồ sơ giấy tờ chi tiết ra, cần hồ sơ gì thì chỉ yêu cầu dân một lần, không được lần này đưa đến bảo bổ sung cái này, lần sau bảo sửa dấu chấm này, dấu phẩy kia… Về vốn đối ứng, một số ý kiến phản ánh chủ tàu đóng mới, nâng cấp tàu không có vốn đối ứng. Việc này, đồng ý chủ trương giao các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu cơ chế để chủ tàu có thể vay luôn phần vốn đối ứng với lãi suất thương mại.  Điều này có thể thực hiện được, một số dự án Nhà nước cũng đã từng cho vay theo hình thức này. Về vấn đề lãi suất, có ý kiến phản ánh lãi suất ở mức 7% là cao hơn lãi suất thương mại trên thị trường hiện nay. Việc này, phần lãi suất 7%/năm đối với vốn vay cho đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu là chỉ có ý nghĩa để Nhà nước bù cho các ngân hàng thương mại, còn phần lãi suất của ngư dân là không thay đổi. Đối với vốn cho vay lưu động, lâu nay các địa phương mới chỉ quan tâm nhiều đến cho vay đóng mới, cải tạo tàu mà chưa quan tâm nhiều tới chính sách khác, đặc biệt là vốn lưu động cho từng chuyến ra khơi. Đây là nhu cầu vốn vay rất cần và thiết thực cho ngư dân nên đề nghị các địa phương chú trọng triển khai hơn nữa trong thời gian tới. Với khoản vay này, các ngân hàng phải nghiên cứu điều chỉnh giảm lãi suất cho phù hợp từng thời điểm, chứ không phải lúc nào cũng áp 7%/năm. Về thẩm định chi phí giá thành, giá trị con tàu, trước mắt, đề nghị các địa phương thuê đơn vị tư vấn thẩm định độc lộp. Địa phương nào thấy cơ quan tài chính hay cơ quan nào đó có điều kiện năng lực thẩm định thì giao cho cơ quan đó làm. Đơn vị nào trong quá trình thẩm định mà nảy sinh phiền hà, làm khó dân thì đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 
 
Về phân bổ số lượng tàu đóng mới, tinh thần là làm sao cho linh hoạt, nhưng tổng số lượng thì giữ nguyên. Địa bàn và cơ cấu tàu thế nào về cơ bản phải theo Bộ NN-PTNT phân bổ, bởi Bộ NN-PTNT đã có quy hoạch theo hướng tổ chức lại SX rồi, vùng nào có thủy hải sản gì, đánh bằng tàu gì đã có quy hoạch rồi, cần bám vào đó để phân bổ số lượng, chủng loại tàu cho phù hợp. Những nơi cần điều chỉnh cơ cấu tàu thì nên khuyến khích tăng số tàu dịch vụ hậu cần lên. Hiện tàu dịch vụ chiếm 60% số lượng tàu đăng ký nâng cấp, đóng mới cho thấy rất đúng hướng.
(Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh)... 

Nguồn: NôngNghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 238


Hôm nayHôm nay : 22677

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 785879

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59794202