Một trong những doanh nhân đang đặc biệt quan tâm đến công nghệ này là ông Trương Cao Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến Thực phẩm sạch 3F (gọi tắt là Công ty 3F, trụ sở ở xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội).
Khách hàng cần “tươi ngon, tươi ngon hơn”
Ông Trương Cao Sơn cho biết thêm, các sản phẩm này đang được tiêu thụ trên các kênh chính là: Siêu thị, cửa hàng kinh doanh của công ty, nhà hàng, bếp ăn cao cấp (trường học, bếp ăn cán bộ cao cấp) và một phần nhỏ thông qua sàn giao dịch nông sản, thực phẩm.
Hiện, hệ thống phân phối sản phẩm của công ty có mặt tại 106 siêu thị, 265 cửa hàng bán lẻ ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định... Sản phẩm được sản xuất trên hệ thống khép kín từ chăn nuôi trang trại, sơ chế, chế biến đến bàn ăn, và được vinh danh bằng nhiều giải thưởng có giá trị trong ngành thực phẩm. Một số sản phẩm từ gà của 3F đã được xuất khẩu.
Đầu tư cho công nghệ bảo quản là đúng hướng
“Muốn đứng vững trên thương trường, phải có hệ thống chăn nuôi khép kín từ nguồn con giống đến chế biến thức ăn, chế biến thực phẩm. Điều quan trọng nhất là đảm bảo sạch và an toàn” - ông Sơn quan niệm.
Dựa vào nhu cầu thực tế của người tiêu dùng cũng như xu hướng phát triển, Công ty 3F đang rất cần áp dụng công nghệ mới, hiện đại vào trong khâu bảo quản nông sản. “Công nghệ bảo quản không đóng đá Point Warp có ưu điểm nổi bật là giữ cho các loại trái cây, hoa quả, thực phẩm luôn tươi nguyên như vừa mới thu hoạch trong thời gian từ vài tháng đến vài năm, sản phẩm thân thiện với môi trường... Công nghệ này không sử dụng chất bảo quản, tiết kiệm điện năng, giá cả phù hợp. Việc đầu tư đưa công nghệ vào bảo quản sản phẩm cho đơn vị là việc làm đúng hướng, hợp với xu thế phát triển hiện nay” – ông Trương Cao Sơn nhấn mạnh.
Việc sở hữu hoặc hợp tác để ứng dụng thành công công nghệ bảo quản không đóng đá Point Warp đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều DN, bởi nó góp phẩn nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo quản lâu hơn, giúp cho nông dân và DN Việt Nam giải quyết điệp khúc buồn “được mùa – mất giá” nhiều năm qua, giúp nông sản có cơ hội mở rộng thị trường trong nước và gia tăng khả năng xuất khẩu nông sản ngon và sạch ra các nước trên thế giới.
Như NTNN ngày 8.7.2015 đã đưa, trong tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại Sóng Đại Dương (Ocewa) đã thu mua một số lượng khá lớn vải thiều tại Lục Ngạn (Bắc Giang) và bảo quản tại chỗ bằng các thiết bị lắp đặt công nghệ Point Warp trong các container đóng kín. Việc bảo quản vải thiều ở Bắc Giang bằng công nghệ này chỉ làm điểm khởi đầu, sau đó công ty này dự kiến sẽ ứng dụng phổ biến mô hình công nghệ bảo quản ở những địa phương khác, đối với các loại nông sản, thủy sản khác.
Theo Danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn