15:44 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Thư giãn - Chuyện lạ đó đây


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cả làng ăn sâu bọ ở Tây Nguyên

Thứ tư - 04/04/2012 03:07
Khi thấy tôi không tin là người ta dám ăn sâu sống, ngay lập tức anh chàng cho con sâu vào miệng rồi nhai ngấu nghiến một cách ngon lành..
Sâu “nhảy dù” trêu người

Cứ vào đầu mùa mưa các loại sâu ăn lá không biết từ đâu về “cập bến” Tây nguyên làm hại mùa màng của dân khiến họ lo lắng. Lúc đầu là số sâu đếm trên đầu ngón tay, về sau sâu sinh sôi nảy nở đến chóng mặt và có mặt ở khắp các cành cây ngọn lá.

Lưu thông trên những con đường có cây muồng, nhiều người sẽ giật mình bởi sâu bu cây "nhiều như giặc". Sâu trên các cành cây, tán lá như đánh đu trêu ngươi người đi đường. Thỉnh thoảng những chú sâu “thả dù” nhảy tõm vào đầu người, nhất là sâu nhảy dù vào tóc thiếu nữ làm họ hét toáng lên và kinh hãi.


Gần vào mùa mưa, sâu bọ lũ lượt kéo về khiến cây cối trơ trụi lá

Ở vùng đất Tây Nguyên, mùa này người dân bắt đầu nỗi lo cảnh sâu tàn phá cây cối. Cây cối đang xanh tốt chỉ sau vài ngày sâu về làm tổ đã  sạch bóng không còn một chiếc lá, lộ ra chỉ còn thân cây gầy guộc, mỏng manh.

Cảnh sâu “nhảy dù” bò lổm ngổm trên mặt đất khiến ai thấy cũng kinh hãi. Sâu nhiều vô kể, những ai đi ra đường không đội nón sẽ bị sâu “hỏi thăm” là lẽ thường.


 Từng rổ sâu được thu gom chỉ sau thời gian ngắn đi bắt

Sợ nhất vẫn là các nữ sinh trên đường đi học, đang tung tăng vui cười bỗng từ trên trời rơi xuống chú sâu làm họ phát hoảng cứ như ai ném đá mình.

Bạn Nguyễn Thị Dung trường THPT Y Jut kể lại: “Mấy ngày xin nghỉ học về quê có việc gặp lại tay bắt mặt mừng ôm nhau thắm thiết. Khi người này ôm người kia và thấy sâu bò ngang vai, trên những vạt áo của bạn mình rồi lăn đùng ngất xỉu tại lớp học. Không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra và rất hốt hoảng. Khi nữ sinh này tỉnh lại và được hỏi vì sao sợ hãi đến ngất xỉu thì người này chỉ vào áo người kia kêu to “sâu…sâu”.

Lấy độc trị độc

Dùng thuốc trừ sâu nhưng tác dụng không khả quan, người dân ở một số huyện các tỉnh Tây Nguyên đã nghĩ ra biện pháp “lấy độc trị độc”. Không còn cách nào khác là phải sống chung với sâu và phải làm sao cho sâu… sợ mình. Hàng ngày một số người đã bỏ công sức đi bắt những “giặc cây” này đem về chế biến thành những món ăn.

“Lúc đầu khi mới ăn sâu không quen lắm sợ bị bệnh tật vào người. Nhưng sau này ăn nhiều đâm ra ghiền. Có khi một thời gian dài không được ăn sâu lại thèm vì không phải mùa nào cũng có sâu nhiều như vậy. “Giặc lá” chỉ có nhiều vào đầu mùa mưa, đến cuối mùa mưa vòng đời sinh nở của nó cũng hết và phải đợi đến mùa mưa năm sau”- anh Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ.


 Với người dân khu vực Tây Nguyên, sâu là món ăn bổ dưỡng

Khi rảnh rỗi một số người dân lại cùng những chiếc rổ nhựa, vài cái gậy đi đến những cây muồng bắt sâu đem về ăn.

Sâu nhiều đến nỗi đi bắt chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút đã đầy một rổ nhỏ. Anh bạn đi bên tôi thủ thỉ: không khéo sau này sâu lại là đặc sản của nhà hàng. Lúc ấy người sẽ không còn sợ sâu nữa mà sâu lại phải sợ người ấy chứ.

Rảo bộ trên những con đường nhỏ của miền quê nghèo Krông Ana (Đắk Lắk), nhìn những hàng cây mới hôm nào còn xanh rì, giờ  đã bị sâu ăn trụi lá.

Một anh chàng người Êđê hớn hở cầm trên tay một chiếc rổ nhỏ, lại gần mới biết là rổ sâu nói: “Thức ăn trưa của gia đình tôi đấy”. Thế rồi, anh chàng huyên thuyên với tôi về cách chế biến cũng như hương vị khi ăn “giặc lá”.

Ở nhiều nước trên thế giới, việc ăn côn trùng không còn xa lạ. Năm 2011, Liên minh châu Âu (EU) quyết định đầu tư khoảng 4 triệu USD cho dự án khuyến khích người dân ăn những loại côn trùng trong bữa ăn hàng ngày nhằm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Theo anh này, có nhiều cách chế biến món sâu. Ai thích cảm giác mạnh thì ăn sống sâu muồng, ai thích cảm nhận hương vị bùi của nó thì chiên lên rồi dùng mắm xào, ai thích ăn theo kiểu luộc thì sẽ cảm nhận hương vị béo nhậy của nó. Tôi không tin là người ta dám ăn sâu sống thì ngay lập tức anh chàng cho con sâu vào miệng rồi nhai ngấu nghiến một cách ngon lành.

Thế nhưng, một đứa bé đi cùng thấy vậy cũng bắt chước ăn sống sâu ngon lành. Ngon không thấy đâu mà chỉ một lúc sau thấy bụng sôi cồn cào, “sóng” trong bụng liên tục trỗi dậy hỏi ra mới biết bị “sâu tào tháo” đuổi.


 
Hiện nay có tới hơn 1.700 loại côn trùng có thể ăn được trên hành tinh. Kiến, sâu, nhộng tằm, dế, cào cào, châu chấu và cả bò cạp, đó là những loại côn trùng phổ biến đang được 2,5 tỷ người ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh tiêu thụ thường xuyên.

Vào năm 2020, người dân có thể mua côn trùng tại các siêu thị. Và sẽ chẳng có gì đáng kinh ngạc khi côn trùng được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày như thịt các loài gia cầm, gia súc khác.
Theo 2sao
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 288


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1072810

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71300125