14:05 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huy động mọi nguồn lực tạo sự bứt phá

Thứ ba - 07/10/2014 11:12
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh ta đã lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn chương trình, dự án của trung ương, từ đó tạo sự bứt phá, mang lại diện mạo mới cho nông thôn.
 
Người dân xã Minh Hưng(Kiến Xương) làm đường giao thông theo tiêu chí nông thôn mới.
Sau gần 4 năm xây dựng NTM, toàn tỉnh đã huy động nguồn lực (bằng tiền, ngày công, đất, tài sản, hiện vật quy ra tiền) trị giá 6.323 tỷ đồng. Trong đó, vốn trực tiếp cho xây dựng NTM 1.704 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 551,2 tỷ đồng; vốn huy động từ cộng đồng dân cư ước đạt 3.528,4 tỷ đồng; các nguồn khác 539,1 tỷ đồng. Ở khắp các địa phương, những công trình NTM đem lại sự đổi thay rõ rệt cho bức tranh làng quê. Đến nay, toàn tỉnh đã xây mới, chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp 4.713,8km đường giao thông các loại; 28 trạm bơm; 248 cống đập; 20 trạm cấp nước sạch; 63 trường trung học cơ sở, tiểu học; 81 trường mầm non; 27 nhà văn hóa xã; 878 nhà văn hóa thôn; 31 bãi xử lý rác thải; 44 chợ nông thôn; 20 trụ sở xã…; hoàn thành nâng cấp lưới điện nông thôn cho 99 xã. Xác định nâng cao thu nhập cho người dân vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp thúc đẩy phong trào xây dựng NTM, các xã đều chú trọng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Trong số các xã NTM được công nhận năm 2013, nhiều địa phương không được chọn làm điểm nhưng đã có sự bứt phá đi lên mà “Dân vận khéo” là “chìa khóa thành công”. Xã Thụy Phúc (Thái Thụy) là một ví dụ tiêu biểu. Năm 2012, Thụy Phúc quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng phục vụ dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp; sau 23 ngày với hình thức lao động thủ công đã đào đắp 41.000m3 đất bờ vùng, bờ thửa, mương máng. Tháng 1/2013, xã tiếp tục tổ chức ra quân đào đắp máng phục vụ cứng hóa kênh mương, có 1.150 người tham gia lao động trên 17 tuyến kênh dài 8km ở 3 thôn. Chỉ trong 1 ngày, Thụy Phúc đã hoàn thành đào 2.800m3 đất mương máng. Các thôn chọn cử tổ thợ xây, tổ chức cứng hóa kênh mương dưới sự giám sát và quản lý vật tư của nhân dân.
Nhân dân xã Quang Hưng (Kiến Xương) tiếp nhận xi măng hỗ trợ của tỉnh.
Sau 3 tháng triển khai thực hiện đã hoàn thành tiêu chí số 3, xây dựng bờ vùng và cứng hóa trên 10km đường bê tông trục chính nội đồng. Các công trình phụ trợ đều có sự tham gia đóng góp của quần chúng nhân dân, nhiều hạng mục do nhân dân trực tiếp thực hiện. 3/3 thôn hoàn thành xây dựng nhà văn hóa theo tiêu chí NTM trong khi ngân sách xã chỉ hỗ trợ 24 triệu đồng/công trình, còn lại do nhân dân đóng góp và con em xa quê tài trợ. Các hạng mục công trình NTM về quy mô, số lượng, nguồn vốn được công khai tới các thôn, nhân dân họp bàn giải pháp tổ chức thực hiện, cử người giám sát, quản lý, thống nhất mức đóng góp và huy động ngày công lao động.
Quá trình xây dựng NTM, Thụy Phúc đã thực hiện công khai, minh bạch, người dân thực sự là chủ thể. Cũng là một trong những điểm sáng trong xây dựng NTM với cách làm hay, sáng tạo. Bình Định (Kiến Xương) được công nhận xã NTM năm 2013. Tổng nguồn vốn xây dựng NTM ở Bình Định là 74,7 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên tinh thần tự nguyện bằng tiền, hiện vật 11,9 tỷ đồng (con em xa quê ủng hộ 2,7 tỷ đồng), góp 17,5ha đất, hiến trên 9.320m2 đất thổ cư trị giá 22,1 tỷ đồng. Nguồn lực huy động từ dân chiếm 45% tổng kinh phí xây dựng NTM toàn xã. Ngoài ra, người dân còn đóng góp hàng chục nghìn ngày công lao động xây dựng các công trình hạ tầng.
Tuy nhiên, một số địa phương  khi triển khai xây dựng NTM còn lúng túng, khó khăn. Toàn tỉnh hiện còn 40 xã đạt dưới 10 tiêu chí. Nhiều địa phương thường nêu lý do thiếu kinh phí đầu tư nên chính quyền các xã không biết triển khai ra sao, vẫn còn tâm lý trông chờ nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên. Xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Phụ) đến nay đã hoàn thành 12/19 tiêu chí, 7 tiêu chí còn lại là giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo, văn hóa và môi trường. Theo ông Vũ Huy Kích, Phó Chủ tịch UBND xã, Quỳnh Ngọc phấn đấu đến năm 2016 trở thành xã NTM. Tuy nhiên, ngân sách địa phương khó khăn, việc huy động sức dân hạn chế trong khi các tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí cần nhiều kinh phí để thực hiện, vì vậy rất khó hoàn thành mục tiêu đề ra. Không chỉ riêng Quỳnh Ngọc, nhiều địa phương cũng loay hoay với bài toán kinh phí.
Để hoàn thành 19 tiêu chí, nhất là những tiêu chí có nhu cầu vốn lớn, mỗi nơi cần có cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thực tế xây dựng NTM ở nhiều xã đã đạt 19 tiêu chí cho thấy, muốn huy động mạnh mẽ sức dân thì phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, bảo đảm công khai, dân chủ, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.
 
Nguồn: baothaibinh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chương trình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 360

Máy chủ tìm kiếm : 15

Khách viếng thăm : 345


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1066456

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71293771