03:45 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới ở Long Bình: Nhiều tiêu chí rất khó đạt

Thứ năm - 25/12/2014 01:47
BP - Là xã nghèo của huyện Bù Gia Mập nhưng Long Bình đã tận dụng được những lợi thế để từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để hoàn thành các tiêu chí, khó khăn vẫn còn nhiều phía trước, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và người dân cùng vào cuộc.

PHÁT HUY LỢI THẾ SỨC DÂN

Ông Lê Danh Biên, Phó chủ tịch UBND xã cho biết: Xã có khoảng 300 công nhân làm việc tại Nông trường 3 (Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng) với mức thu nhập 40-50 triệu đồng/năm là lợi thế về tiêu chí thu nhập. Người dân kiên định với các cây trồng chủ lực như: cao su, tiêu, điều và cà phê. Dù giá cao su giảm nhưng giá các mặt hàng nông sản khác ổn định nên thu nhập của người dân ít bị ảnh hưởng.

Một tuyến đường ở thôn 6 mới được sửa chữa từ nguồn đóng góp của nhân dân







Hiện cấp ủy, chính quyền xã đang huy động sức dân trong  làm đường giao thông. Đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Từ đầu năm 2013 đến nay, xã đã nhựa hóa 2km đường liên thôn với tổng kinh phí 2,4 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp 1 tỷ đồng. Ngoài ra, nhân dân còn đóng góp nâng cấp, sửa chữa trên 4km đường cấp phối sỏi đỏ với tổng kinh phí 263 triệu đồng. Điển hình về đóng góp làm đường, ông Nguyễn Đức Ánh ở thôn 6 chia sẻ: Ở đây, hầu hết là đường đất sỏi đỏ nên sau mỗi mùa mưa, đường xuống cấp, nhất là những đoạn dốc hay khu đất yếu. Nếu cứ trông chờ vào Nhà nước thì biết đến bao giờ mới có đường đi lại thuận tiện.

Đối với tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, nhờ làm tốt công tác dân vận nên 10/11 thôn của xã đã có nhà văn hóa, trong đó nhà văn hóa thôn 4 được xây dựng hoàn toàn từ sức dân. Ông Võ Thanh Phương, Trưởng thôn 4 cho hay: Ban điều hành thôn đã đưa chủ trương vận động nhân dân đóng góp mua đất, xây nhà văn hóa, được mọi người đồng tình ủng hộ. Hiện nhà văn hóa đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 6-2014 với tổng kinh phí 355 triệu đồng. Thôn còn vận động các nhà hảo tâm ủng hộ mua sắm bàn ghế và các trang thiết bị khác với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Về môi trường, các thôn ở xa trung tâm thì đào hố rác để tự xử lý. Các hộ ở trung tâm gom rác vào bịch để trước nhà để xe chuyên dùng đến thu gom. Việc làm này vừa tạo môi trường xanh - sạch - đẹp vừa nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân.

VẪN CÒN NHIỀU KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC

Ông Lê Danh Biên cho hay: Hiện xã mới đạt 4 tiêu chí, đó là hệ thống chính trị, bưu điện, an ninh trật tự và thu nhập. Hiện khó khăn và cấp thiết nhất là tiêu chí chợ nông thôn. Do nhu cầu buôn bán của người dân ngày càng tăng, trong khi chợ cũ quá nhỏ hẹp nên tiểu thương tràn ra mặt đường. Xã đã vận động tiểu thương vào chợ, nhưng kinh doanh không thuận lợi, họ bỏ sạp ra đường thuê mặt tiền nhà dân buôn bán, gây ách tắc giao thông. Chính quyền xã đang kêu gọi xã hội hóa, nhưng các nhà đầu tư không mặn mà do kinh phí đầu tư lớn và khó thu hồi vốn.

Tiểu thương Nguyễn Thị Hiên ở thôn 1 nói: Tôi đã đóng tiền mua một sạp trong chợ, nhưng không bán hàng được phải ra thuê bên ngoài kinh doanh. Biết là mất mỹ quan và ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng vì cuộc sống nên vẫn phải chấp nhận. Tiểu thương Mai Thị Xuân, chủ một sạp bán thịt trong chợ nói: Tôi thực hiện đúng chủ trương của địa phương (mua sạp trong chợ và đóng thuế hàng tháng) lại thiệt thòi. Vì người buôn bán ở mặt đường chiếm hết lối vào chợ. Mong Nhà nước sớm xây dựng chợ để người dân yên tâm làm ăn.

Hiện khoảng 92% số dân trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia. Riêng thôn 7 có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, số hộ sử dụng chỉ đạt 80%. Ông Biên nói: “Tiêu chí này rất khó đạt vì nhiều nơi cách trung tâm xã 15km, dân cư sống không tập trung gây khó khăn cho nhà đầu tư”. Ngoài ra, việc thành lập các tổ hợp tác và hợp tác xã cũng đang gặp trở ngại, bởi người dân cho rằng, tham gia tổ hợp tác vừa mất thời gian vừa không mang lại lợi ích. Để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới với Long Bình thật không dễ. Do vậy, bên cạnh tập trung thực hiện những tiêu chí mũi nhọn, chúng tôi mong huyện sớm phê duyệt đề án xây dựng chợ; tạo điều kiện cho xã được thụ hưởng chương trình điện khí hóa nông thôn và hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế tập thể...

Theo: baobinhphuoc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 375


Hôm nayHôm nay : 54664

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1026832

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71254147