04:58 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiêu chí xây nông thôn mới cần đi vào thực tế hơn

Thứ ba - 23/07/2013 21:36
Qua 3 năm thực hiện chương trình nông thôn mới ở các tỉnh thành phía Nam, bước đầu ghi nhận một số kết quả đáng khích lệ.
EMAILPRINTCỠ CHỮ A A A
 
Làm đường giao thông nông thôn ở Phú Yên. (Nguồn: TTXVN)
Tuy nhiên, để chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao, cần có những thay đổi trong xác định các tiêu chí phấn đấu thực hiện, trong đó tiêu chí phải đạt cần đi vào thực tế hơn như nâng cao đời sống, thu nhập của người dân. 

Đây là kiến nghị của nhiều địa phương tại hội nghị giao ban quý II của Văn phòng Trung ương Đảng với các tỉnh ủy, thành ủy khu vực phía Nam tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/7 với chuyên đề bàn về xây dựng nông thôn mới. 

Diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi 

Đánh giá tại hội nghị cho thấy, đến nay, diện mạo nông thôn ở các địa phương phía Nam ngày càng khởi sắc nhờ kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất và văn hóa được quan tâm đầu tư. 

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại lao động, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được các địa phương quan tâm hơn, tổ chức lại sản xuất theo hướng hiện đại như cánh đồng mẫu, liên kết, hợp tác.

Đến nay tại các tỉnh phía Nam đã hình thành hàng trăm hợp tác xã, hàng ngàn tổ hợp tác, các nhóm sản xuất, tạo đều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung ứng đầu vào, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm nông dân. 

Đặc biệt, tại nhiều địa phương đã hình thành vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, phù hợp với nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, góp phần tăng giá trị sản xuất trên một dơn vị diện tích, đưa thu nhập hộ tăng cao. .. 

Đến nay tại 22 tỉnh, thành phố phía Nam, số xã đạt từ 15-19 tiêu chí là 61 xã; 493 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 1.180 xã đạt từ 5-9 tiêu chí và 292 xã đạt dưới 5 tiêu chí. 

Từ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả được áp dụng và nhân rộng, điển hình như mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng, mô hình nuôi tôm trong mùa lũ, trồng hoa lan, cây cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh, cánh đồng liên kết, mô hình sản xuất rau an toàn có gắn hệ thống tưới phun.. . mô hình sản xuất liên kết gắn với tiêu thụ làm tiền đề nhân rộng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số vấn đề như chất lượng công tác quy hoạch ở nhiều điạ phương chưa đáp ứng yêu cầu, do công tác điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng còn sơ sài, chưa phản ảnh đúng hiện trạng nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn còn nhiều yếu kém, hệ thống đê sông, đê biển, ngăn lũ, thoát lũ, ngăn mặn chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng tránh thiên tai, nước biển dâng hệ thống thủy lợi chưa dáp ứng tưới tiêu chũ động cho các cây trồng vật nuôi. 

Sản xuất nông nghiệp ở hầu hết các điạ phương còn nhỏ lẻ, phân tán, dựa trên kinh tế hộ nên số lượng và quy mô hợp tác xã còn nhỏ bé. Hoạt động hợp tác xã hiệu quả kém, liên kết 4 nhà thường xuyên bị vi phạm do chưa có chế tài. 

Ngoài ra, trong khi nông nghiệp có bước tiến khá dài thì ở các vùng nông thôn lại có ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, các loại hình dịch vu phục vụ cho đời sống sản xuất và dân cư nông thôn chậm phát triển, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn chậm... 

Tập trung tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn 

Chia sẻ kinh nghiệm của một địa phương làm tốt chương trình xây dựng nông thôn mới, ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cho rằng, cần có sự điều chỉnh một số tiêu chí chưa đưa vào dùng ngay, chưa phát huy hiệu quả để tránh lãng phí. 

Ví dụ, tiêu chí xây nhà văn hóa, ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ với đặc điểm là phân bố dân cư rải rác, nếu đầu tư xây dựng lớn nhưng dân cũng chưa đến nhiều, rất lãng phí. 

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Đồng Nai cho thấy, chính quyền địa phương đã tập trung vào những hỗ trợ tăng thu nhập người dân như kiên cố hóa kênh mương thủy lợi, kéo điện cho sản xuất, hỗ trợ hệ thống tưới ngầm...

Các địa phương cần xác định hỗ trợ đầu tư vào đâu để tạo động lực cho địa phương, người dân sản xuất, không nhất thiết chạy theo tất cả các tiêu chí.
 

Cũng góp ý cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, đại diện tỉnh Đồng Tháp đề nghị Nhà nước nên giao tiêu chí định hướng để cho địa phương xem xét điều chỉnh phù hợp từng vùng, ví dụ làm đường ở Đông Nam Bộ dễ nhưng miền Tây Nam Bộ thì khó do nước lũ nên phải tốn kém nhiều kinh phí... 

Theo đánh giá của ông Hồ Xuân Hùng, cố vấn Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, việc đưa ra bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới để thấy bộ mặt nông thôn tương lai trong vòng vài chục năm tới vừa hiện đại, văn minh vừa giữ gìn bản sắc từng vùng. Song trong xây dựng nông thôn mới, hạ tầng nông thôn là tiêu chí khó thực hiện, đây cũng là vấn đề rất bức xúc, áp lực lớn với các địa phương bởi ở các khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn trong giao thông, điều kiện sinh hoạt văn hóa thấp. 

Theo ông Hồ Xuân Hùng, mục tiêu quan trọng của nông thôn mới là nâng cao đời sống tinh thần, thu nhập cho người dân. Trong tổ chức thực hiện các tiêu chí, có tiêu chí phải phấn đấu lâu dài như tiêu chí nâng cao thu nhập người dân, y tế, giáo dục, sản xuất.. . Có những tiêu chí khó định lượng, như về hạ tầng, rất khó cho các địa phương khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và cần đầu tư tài chính lớn. Đặc biệt, để đạt mục tiêu nâng cao đời sống vật chất tinh thần, tiêu chí nâng cao thu nhập khó nhất. 

Theo ông Hồ Xuân Hùng, để nâng cao thu nhập trong nông thôn thì cần chuyển dịch cơ cấu trong nông nhiệp, lao động, sản xuất, hiện đại nông nghiệp. Việt Nam có lợi thế là có nhiều mặt hàng có vị trí trên thế giới như càphê, cao su, nhưng giá trị của chúng còn thấp. Vì vậy, điều quan trọng lúc này là cần nhân nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, chính phủ cần tháo gỡ khó khăn và có ữu đãi lớn để thu hút doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản... 

Từ khảo sát thực tế, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng cũng kiến nghị cần giảm vốn đầu tư khu vực đô thị, tăng vốn đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp nông thôn; tăng các loại phí như giao thông, điện, nước... khu vực đô thị điều tiết cho khu vực nông thôn nhằm thực hiện tốt phong trào cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới; cho phép các tỉnh, thành phố được sử dụng nguồn thu xổ số kiến thiến hàng năm cho giáo dục, y tế, xây dựng nông thôn mới và các công trình bức xúc. 

Kiến nghị được nhiều địa phương đồng tình là không nên đưa mục tiêu đến năm 2015 tất cả các tỉnh, thành phố có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 đạt 50% vì sẽ không khả thi.

Phương án đưa ra ở đây là nên phân cấp cho từng địa phương quyết định trên cơ sở nguồn lực có khả năng huy động được, nhằm phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm quản lý trong xây dựng tiêu chí xây dựng nông thôn mới./.

Liên Phương
(Theo TTXVN)
 
 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271


Hôm nayHôm nay : 40897

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1260726

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58852781