15:02 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Văn hóa NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển khai thực hiện bảo tồn lễ hội truyền thống Lấp lỗ của dân tộc Chứt

Thứ ba - 17/03/2020 03:14
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Văn bản triển khai thực hiện bảo tồn lễ hội truyền thống Lấp lỗ, dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê.

Theo đó, mục đích của việc bảo tồn lễ hội truyền thống Lấp lỗ (còn gọi là Lễ gieo nương, thường được tổ chức tháng 7 âm lịch) là nhằm gìn giữ, lưu truyền, phổ biến, phát huy cho thế hệ mai sau những giá trị độc đáo mang tính xã hội, nhân văn, những phong tục tập quán tốt đẹp về văn hóa dân gian, nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt. Nâng cao nhận thức và lòng tự hào trong cộng đồng, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của người dân tộc Chứt. Từng bước bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc Chứt trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; đồng thời gắn với phục vụ lễ khai trương, bàn giao nhà văn hóa cho đồng bào dân tộc Chứt.

Nội dung triển khai bao gồm xây dựng kịch bản chi tiết về lễ hội Lấp lỗ (Lễ gieo nương); lấy ý kiến của các chuyên gia về kịch bản chi tiết; tổ chức phục dựng lễ hội Lấp lỗ với phần nghi lễ và phần hội. Thời gian triển khai thực hiện bảo tồn lễ hội là từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2020.

Được biết, đồng bào dân tộc Chứt di cư từ miền núi tỉnh Quảng Bình sang, khi được phát hiện vẫn còn sống dưới hình thức bầy đàn, nguyên thủy. Hiện nay, đồng bào được đưa về định cư tại Bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê. Bản Rào Tre có tổng diện tích đất tự nhiên gần 164 ha, trong đó có khoảng 2,7ha đất trồng lúa và 0,6ha đất trồng màu, 85,7 ha đất sản xuất lâm nghiệp, đất ở bao gồm vườn 75ha. Hiện nay, bản Rào Tre có 42 hộ với 150 nhân khẩu. Những năm qua, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đã có các chính sách phát triển văn hóa, thể thao tại bản dân tộc Chứt. Nhiều hình thức hoạt động nhằm huy động các nguồn lực, đầu tư hỗ trợ từ nhà nước và xã hội hóa các hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa cho đồng bào dân tộc ở đây được tổ chức như: tiến hành kiểm kê di tích, văn hóa phi vật thể của dân tộc Chứt; xây dựng nhà văn hóa cho đồng bào dân tộc Chứt (năm 2019 - 2020)… Việc triển khai thực hiện bảo tồn lễ hội truyền thống Lấp lỗ cũng là một trong những hoạt động góp phần bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc Chứt ở bản Rào Tre.

Theo Nguyễn Nga/sovhttdl.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 302

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 300


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1070426

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71297741