Chăn nuôi liên kết góp phần tái cơ cấu nông nghiệp

Sáng 29/4, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh tổ chức hội nghị đánh giá chuỗi liên kết chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn.





Chị Nguyễn Thị Ngà – Tổ trưởng tổ hợp tác Chăn nuôi lợn liên kết xã Kỳ Lạc: Đề nghcác cp Hi và chính quyn đa phương chú trng tuyên truyn, tư vn trong về vn đs dng ngun thc ăn, tránh đ người dân s dng sn phm trôi ni trên th trường,nh hưởng đến hiu qu chăn nuôi.
 

Thời gian qua, phát triển chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ theo hướng liên kết chuỗi giá trị được Hội Nông dân các cấp tích cực triển khai. Hội đã tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng các mô hình liên kết, thành lập tổ hợp tác, HTX; hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, thiết kế xây dựng chuồng trại; tiếp cận vốn vay ưu đãi; tổ chức ký kết các hợp đồng cung ứng con giống, thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng và bao tiêu sản phẩm.



Ông Lê Văn Nhị - Giám đốc Công ty Chăn nuôi Mitraco Hà Tĩnh:Đề ngh các h nuôi tuân th đúng quy trình k thut và s dng thc ăn cht lượng đ nâng cao hiu qu sn xut.
Về phía Mitraco Hà Tĩnh đã thực hiện cung ứng giống lợn, thức ăn gia súc; hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm… Công ty Thức ăn gia súc Thiên Lộc tham gia vào mô hình chuỗi ở các địa phương với tư cách cung cấp thức ăn.

Đến nay, Hà Tĩnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình chăn nuôi trang trại vệ tinh, nhiều tổ hợp chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ theo hướng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm, trong đó có 243 tổ hợp tác chăn nuôi lợn liên kết với Mitraco. Nhìn chung, các mô hình cơ bản hoạt động ổn định, lợi nhuận/hộ biến động theo từng thời điểm, năm 2015 đạt bình quân 400.000 – 600.000đ/con/lứa, từ đầu năm 2016 lại nay đạt 500.000 – 700.000 đ/con/lứa, ở thời điểm hiện tại cá biệt có tổ hợp lợi nhuận đạt 800.000 – 1.000.000đ/con/lứa. Một số tổ chăn nuôi hiệu quả cao như: tổ hợp tác Xuân Yên, Cổ Đạm (Nghi Xuân), Hương Minh, Sơn Thọ (Vũ Quang), Sơn Lễ, Sơn Lâm (Hương Sơn), Nga Lộc, Thương Lộc (Can Lộc)…







Ông Nguyễn Ngọc Phương – Giám đốc Công ty Thức ăn gia súc Thiên Lộc: Công ty cam kết s luôn cung ng ngun thc ăn đm bo cht lượng vi mc giá thành thp nht có th; đng thi có chính sách h tr, tư vn v k thut nuôi cũng như ưu đãi cho nông dân chậm tr tin thc ăn trong quá trình nuôi.
Trong quá trình phối hợp, mặc dù chịu tác động của các yếu tố bên ngoài như: dịch bệnh, thị trường, giá cả… nhưng công ty và nông dân vẫn tuân thủ theo hợp đồng ký kết. Do vậy, mô hình đã giải quyết được 4 vấn đề khó khăn cơ bản cho người dân trong sản xuất là giống, vốn, kỹ thuật và đầu ra sản phẩm. Kết quả này đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang hướng hàng hóa bền vững.
Tuy vậy, công tác phối hợp của một số đơn vị Hội cấp dưới và công ty chưa nhịp nhàng, việc trao đổi thông tin đôi lúc chưa kịp thời dẫn đến sự phối hợp tuyên truyền một số nơi chưa tốt, chậm được triển khai; nguồn cung con giống có thời điểm không ổn định, mối liên kết giữa tổ hợp tác và doanh nghiệp có lúc chưa chặt chẽ nên mô hình chuỗi giá trị một số địa phương nhiều lúc bị gián đoạn, hiệu quả chưa cao…
Nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp, thời gian tới, hai bên tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện mô hình chăn nuôi lợn liên kết, giải quyết kịp thời các vướng mắc, đảm bảo nâng cao uy tín các cấp Hội và thương hiêu công ty; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, vận động nhân rộng mô hình; tiếp tục theo dõi, đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn gia súc để khuyến cáo kịp thời cho hội viên; kịp thời xử lí các vấn đề phát sinh, yêu cầu mỗi bên trong quá trình phối hợp…
(Nguồn: Thu Phương/baohatinh.vn)