Hà Tĩnh: Đẩy mạnh đăng ký, quản lý quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm địa phương
- Thứ tư - 15/01/2020 04:17
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ông Lê Tất Chiến, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) trao đổi các nội dung tại hội nghị
Hà Tĩnh là địa phương nổi tiếng với nhiều đặc sản như bưởi Phúc Trạch, cam Bù Hương Sơn, nhung Hươu Hương Sơn, kẹo Cu đơ, hồng vuông Thạch Đài, rượu nếp Can Lộc, rèn Trung Lương, mộc Thái Yên, mật ong Vũ Quang... Đến nay tỉnh đã có 11 sản phẩm đặc sản được đăng ký bảo hộ độc quyền trên toàn quốc đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh đứng đầu của khu vực Bắc Trung bộ về đăng ký, khai thác tài sản trí tuệ cho các sản phẩm của địa phương.
Mặc dù vậy, hoạt động đăng ký, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chưa đáp ứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhiều giải pháp khai thác, phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm địa phương chưa thực sự đồng bộ và có chiều sâu. Đặc biệt là sự quan tâm vào cuộc của người dân vùng đặc sản còn hạn chế do thiếu kiến thức, sự tham gia của các tổ chức nông dân để xây dựng và phát triển giá trị, uy tín của sản phẩm đặc sản chưa bài bản, khoa học...
Tại hội nghị, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ đã trao đổi những vấn đề cơ bản, vai trò, ý nghĩa của quản lý và khai thác sản phẩm địa phương. Trao đổi chia sẻ các kinh nghiệm về đang ký, quản lý, phát triển quyền sở hữu trí tuệ, cách thức. các bước tiến hành xây dựng nhãn hiệu tập thể, các khó khăn rủi ro khi thực hiện.
Hội nghị cũng là dịp nâng cao nhận thức đối với việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho các sản phẩm địa phương, đặc biệt là các hoạt động nhằm bảo hộ, phát triển giá trị tài sản trí đối với các đặc sản trong nền kinh tế thị trường
Mặc dù vậy, hoạt động đăng ký, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chưa đáp ứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhiều giải pháp khai thác, phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm địa phương chưa thực sự đồng bộ và có chiều sâu. Đặc biệt là sự quan tâm vào cuộc của người dân vùng đặc sản còn hạn chế do thiếu kiến thức, sự tham gia của các tổ chức nông dân để xây dựng và phát triển giá trị, uy tín của sản phẩm đặc sản chưa bài bản, khoa học...
Tại hội nghị, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ đã trao đổi những vấn đề cơ bản, vai trò, ý nghĩa của quản lý và khai thác sản phẩm địa phương. Trao đổi chia sẻ các kinh nghiệm về đang ký, quản lý, phát triển quyền sở hữu trí tuệ, cách thức. các bước tiến hành xây dựng nhãn hiệu tập thể, các khó khăn rủi ro khi thực hiện.
Hội nghị cũng là dịp nâng cao nhận thức đối với việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho các sản phẩm địa phương, đặc biệt là các hoạt động nhằm bảo hộ, phát triển giá trị tài sản trí đối với các đặc sản trong nền kinh tế thị trường
Theo Đăng Khoa/lienhiephoikhkt.hatinh.gov.vn