Nhiều nhà sản xuất sẵn sàng… chết
- Thứ năm - 31/05/2012 10:52
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Lãi suất đã giảm nhanh hơn lộ trình 1% mỗi quý, hiện chỉ còn trần 11%. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì nếu hàng tá điều kiện ngặt nghèo mà các ngân hàng (NH) thương mại vẫn cố treo cao trên đầu doanh nghiệp (DN).
Đi trên dây
Từ ngày 28/5, lãi suất điều hành cơ bản tại các NH, tổ chức tín dụng tiếp tục giảm 1% điểm. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, NH Nhà nước chính thức áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, XK, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa được điều chỉnh giảm mức tương ứng (từ 15%/năm xuống còn 14%/năm).
Khó tiếp cận nguồn vốn NH, nhiều DN không có vốn để đầu tư sản xuất
Tín hiệu giảm đã thấy rõ nhưng ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Chăn nuôi chế biến và XNK (Aprocimex) chẳng lấy gì làm vui mừng. Ông Lý bảo rằng, không mơ gì chuyện tiếp cận nguồn vốn, bởi một lẽ rất đơn giản, cho dù giảm lãi suất, nhưng các điều kiện mà NH Nhà nước cũng như các NH thương mại đặt ra chưa được nới lỏng. Thế nên, cho dù giảm đến cả chục phần trăm, thậm chí Nhà nước giãn, hoãn hoặc miễn thuế thu nhập DN, thì các DN cũng chịu không làm gì được.
Cùng với chuyện giá nguyên liệu đầu vào tăng, thì việc không tiếp cận được nguồn vốn khiến Cty Aprocimex của ông Lý đang phải tính toán hoãn lại việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư một số dự án sản xuất trọng điểm. Thậm chí, tính quẩn, ông còn dự định rao bán dự án nhà máy chế biến tinh bột ngô tại Sơn La với diện tích 15ha, số vốn bỏ vào đây gần 100 tỷ đồng từ năm 2009. “Gần 4 năm, nếu tính lãi suất NH, lúc tăng lúc giảm, nhưng trung bình khoảng 18%/năm, thì kể cả lãi mẹ đẻ lãi con, chúng tôi coi như mất không nhà máy này, vì phải gánh thêm khoảng 100 tỷ nữa cho việc trả lãi”, ông Lý tính toán.
Hay như dự án nhà máy thức ăn chăn nuôi khoảng 80 tỷ của Aprocimex tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) cũng đang có nguy cơ bị tạm dừng xây dựng. Theo kế hoạch, cuối năm nay nhà máy này sẽ đi vào hoạt động, thu hút khoảng 150 lao động. Tuy nhiên, kế hoạch chắc chắn sẽ phá sản bởi hiện NH chỉ cho Aprocimex vay ngắn hạn, tức là 3 tháng đảo nợ một lần. Với thời hạn vay như trên chỉ đủ để DN này quay vòng cho một lần nhập, xuất nguyên liệu. “Chúng tôi cần tiền vay để đầu tư máy móc, thiết bị nhằm tối ưu hóa giá thành sản phẩm. Nhưng vay ngắn hạn thì không làm gì được”, ông Lý nói.
Ông Lê Quang Thành, Chủ tịch HĐQT Cty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương, đưa ra một hình ảnh để minh họa cho những khó khăn mà DN trong ngành nông nghiệp, nhất là những đơn vị sản xuất, đang phải đối mặt. Đó là hiện các nhà sản xuất như diễn viên xiếc, họ đang “đi trên dây”. Một đầu dây bên này thì những chính sách của Nhà nước nắm, đầu bên kia NH nắm. DN có thể “ngã” bất cứ lúc nào, nếu một trong hai đầu dây, hoặc cả hai, rung lắc.
Vị Chủ tịch này tính toán, trung bình một năm, DN ông NK khoảng 100 nghìn tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Với dư nợ vay NH khoảng 100 tỷ từ năm ngoái đến nay, lãi suất vay vẫn cao mà chưa được điều chỉnh giảm, thì rõ ràng áp vào điều kiện mà NH Nhà nước đặt ra là không có nợ quá hạn, nợ xấu mới tiếp tục được vay, Cty của ông Thành không thể vay thêm được nữa. “Giá nguyên liệu thế giới cũng biến động, thì 100 tỷ kia chỉ đủ mua nguyên liệu cho 1 tháng chạy máy. Khi đặt vấn đề cần vay vốn trung hạn để sản xuất, nhiều NH đồng loạt lắc đầu, vì vốn giảm nhưng chỉ là vay ngắn hạn, nên DN đành chịu chết nhìn cơ hội vuột khỏi tầm tay”, ông Thành tiếc nuối.
Với việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn như hiện nay, mọi kế hoạch đầu tư mới đều tạm gác lại, DN cũng tính toán giảm 30% nguyên liệu trữ so với thời điểm thông thường, giảm tối đa ngày tồn kho, chỉ ưu tiên trữ những mặt hàng đặc thù thay vì trữ trước nguyên liệu dùng cho 3-6 tháng tới. DN cũng siết lại công nợ, có những chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán ngay thay vì cho trả chậm như trước.
Bệnh của DN đã “di căn”
“Lãi suất cao thế này, nhiều nhà sản xuất sẵn sàng… chết”, ông Đoàn Trọng Lý khẳng định một câu tưởng hết sức mâu thuẫn. “Phàm đã tính đến chuyện đầu tư tiền của để sản xuất kinh doanh, bất cứ DN nào cũng muốn chính sách ổn định để phát triển. Tuy nhiên, với việc khó vay vốn như hiện nay thì càng đầu tư, nhà sản xuất càng lỗ. Như vậy, họ sẵn sàng không sản xuất để chờ chết, còn hơn là sản xuất để… chết ngay”, ông Lý phân tích.
Tín hiệu giảm đã thấy rõ nhưng ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Chăn nuôi chế biến và XNK (Aprocimex) chẳng lấy gì làm vui mừng. Ông Lý bảo rằng, không mơ gì chuyện tiếp cận nguồn vốn, bởi một lẽ rất đơn giản, cho dù giảm lãi suất, nhưng các điều kiện mà NH Nhà nước cũng như các NH thương mại đặt ra chưa được nới lỏng. Thế nên, cho dù giảm đến cả chục phần trăm, thậm chí Nhà nước giãn, hoãn hoặc miễn thuế thu nhập DN, thì các DN cũng chịu không làm gì được.
Cùng với chuyện giá nguyên liệu đầu vào tăng, thì việc không tiếp cận được nguồn vốn khiến Cty Aprocimex của ông Lý đang phải tính toán hoãn lại việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư một số dự án sản xuất trọng điểm. Thậm chí, tính quẩn, ông còn dự định rao bán dự án nhà máy chế biến tinh bột ngô tại Sơn La với diện tích 15ha, số vốn bỏ vào đây gần 100 tỷ đồng từ năm 2009. “Gần 4 năm, nếu tính lãi suất NH, lúc tăng lúc giảm, nhưng trung bình khoảng 18%/năm, thì kể cả lãi mẹ đẻ lãi con, chúng tôi coi như mất không nhà máy này, vì phải gánh thêm khoảng 100 tỷ nữa cho việc trả lãi”, ông Lý tính toán.
Hay như dự án nhà máy thức ăn chăn nuôi khoảng 80 tỷ của Aprocimex tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) cũng đang có nguy cơ bị tạm dừng xây dựng. Theo kế hoạch, cuối năm nay nhà máy này sẽ đi vào hoạt động, thu hút khoảng 150 lao động. Tuy nhiên, kế hoạch chắc chắn sẽ phá sản bởi hiện NH chỉ cho Aprocimex vay ngắn hạn, tức là 3 tháng đảo nợ một lần. Với thời hạn vay như trên chỉ đủ để DN này quay vòng cho một lần nhập, xuất nguyên liệu. “Chúng tôi cần tiền vay để đầu tư máy móc, thiết bị nhằm tối ưu hóa giá thành sản phẩm. Nhưng vay ngắn hạn thì không làm gì được”, ông Lý nói.
Ông Lê Quang Thành, Chủ tịch HĐQT Cty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương, đưa ra một hình ảnh để minh họa cho những khó khăn mà DN trong ngành nông nghiệp, nhất là những đơn vị sản xuất, đang phải đối mặt. Đó là hiện các nhà sản xuất như diễn viên xiếc, họ đang “đi trên dây”. Một đầu dây bên này thì những chính sách của Nhà nước nắm, đầu bên kia NH nắm. DN có thể “ngã” bất cứ lúc nào, nếu một trong hai đầu dây, hoặc cả hai, rung lắc.
Vị Chủ tịch này tính toán, trung bình một năm, DN ông NK khoảng 100 nghìn tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Với dư nợ vay NH khoảng 100 tỷ từ năm ngoái đến nay, lãi suất vay vẫn cao mà chưa được điều chỉnh giảm, thì rõ ràng áp vào điều kiện mà NH Nhà nước đặt ra là không có nợ quá hạn, nợ xấu mới tiếp tục được vay, Cty của ông Thành không thể vay thêm được nữa. “Giá nguyên liệu thế giới cũng biến động, thì 100 tỷ kia chỉ đủ mua nguyên liệu cho 1 tháng chạy máy. Khi đặt vấn đề cần vay vốn trung hạn để sản xuất, nhiều NH đồng loạt lắc đầu, vì vốn giảm nhưng chỉ là vay ngắn hạn, nên DN đành chịu chết nhìn cơ hội vuột khỏi tầm tay”, ông Thành tiếc nuối.
Với việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn như hiện nay, mọi kế hoạch đầu tư mới đều tạm gác lại, DN cũng tính toán giảm 30% nguyên liệu trữ so với thời điểm thông thường, giảm tối đa ngày tồn kho, chỉ ưu tiên trữ những mặt hàng đặc thù thay vì trữ trước nguyên liệu dùng cho 3-6 tháng tới. DN cũng siết lại công nợ, có những chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán ngay thay vì cho trả chậm như trước.
Bệnh của DN đã “di căn”
“Lãi suất cao thế này, nhiều nhà sản xuất sẵn sàng… chết”, ông Đoàn Trọng Lý khẳng định một câu tưởng hết sức mâu thuẫn. “Phàm đã tính đến chuyện đầu tư tiền của để sản xuất kinh doanh, bất cứ DN nào cũng muốn chính sách ổn định để phát triển. Tuy nhiên, với việc khó vay vốn như hiện nay thì càng đầu tư, nhà sản xuất càng lỗ. Như vậy, họ sẵn sàng không sản xuất để chờ chết, còn hơn là sản xuất để… chết ngay”, ông Lý phân tích.
Nói về tình trạng các DN khó tiếp cận được vốn ưu đãi, TS Lê Thẩm Dương, chuyên gia NH nhận định: “Sự yếu kém của hệ thống NH hiện nay cũng là rào cản khiến vốn khó vào sản xuất, NH của ta luôn có tâm lý chỗ nào thịt nạc thì ăn, mỡ thì bỏ nên vốn dồn cho DN nhà nước cho an toàn. Đó là lý do khiến NH quốc doanh thường chủ yếu cho DN quốc doanh vay, NH cổ phần thì gom tiền cho chính mình. Vậy đối tượng còn lại thì ai phục vụ? Vậy làm sao vốn chảy vào những chỗ mà chúng ta muốn được?” |
Theo ông Lý, lãi suất 14% DN chưa chắc đã tính đến chuyện vay tiền. Giả sử, nếu có vay thì cũng chỉ áp dụng vào đầu tư ngắn hạn, còn đầu tư trung và dài hạn thì mức lãi suất trên vẫn đang còn khá bấp bênh.
Đồng quan điểm trên, ông Thành cho rằng, DN đang còn lấn cấn trong đầu tư bởi trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay giả sử lãi suất cho vay có ở mức 12% vẫn cao. Chỉ khi nào lãi suất trung và dài hạn ở mức 8-10% DN mới mạnh dạn tập trung vào đầu tư sản xuất. Ông Thành phân tích, từ cuối năm 2011, cơ quan chức năng phát hiện ra bệnh “khô máu” ở DN song vì thiếu thuốc đặc trị nên sau Nghị quyết 11 thắt chặt chính sách tiền tệ kéo dài bệnh “khô máu” của DN ngày càng nặng thêm và bắt đầu “di căn” như: thị trường hàng hóa thu hẹp, lao động nghỉ việc, mất khách hàng… Cho nên hàng chục ngàn DN buộc phải “khai tử” vì không còn đủ sức khỏe để chống chọi với tình hình kinh tế khó khăn. Thời điểm khó khăn hiện tại khi thị trường tiêu thụ yếu thì mức giảm lãi suất trên vẫn chưa “đủ đô” giúp DN vực dậy trong sản xuất.
Thực tế hiện nay cho thấy, điều kiện cho vay vốn NH vẫn còn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa NH với DN. DN nào chứng minh có hướng phát triển còn le lói tia hi vọng vay được vốn, còn những DN đang ngắc ngoải thì rất khó tiếp cận. Đấy là chưa kể thêm kiểu vay vốn theo hình thức “nhất thân nhì quen” nữa. “Như vậy, để vốn vay dễ đến tay DN, NH cũng nên nới lỏng các tiêu chí tạo điều kiện cho DN sản xuất. NH nhìn vào phương án kinh doanh chứ không nên nhìn vào tài sản thế chấp của DN. Nếu cho khách hàng vay tiền mà chỉ nhìn vào tài sản thế chấp là điều vô lý”, ông Thành đề xuất.
Đồng quan điểm trên, ông Thành cho rằng, DN đang còn lấn cấn trong đầu tư bởi trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay giả sử lãi suất cho vay có ở mức 12% vẫn cao. Chỉ khi nào lãi suất trung và dài hạn ở mức 8-10% DN mới mạnh dạn tập trung vào đầu tư sản xuất. Ông Thành phân tích, từ cuối năm 2011, cơ quan chức năng phát hiện ra bệnh “khô máu” ở DN song vì thiếu thuốc đặc trị nên sau Nghị quyết 11 thắt chặt chính sách tiền tệ kéo dài bệnh “khô máu” của DN ngày càng nặng thêm và bắt đầu “di căn” như: thị trường hàng hóa thu hẹp, lao động nghỉ việc, mất khách hàng… Cho nên hàng chục ngàn DN buộc phải “khai tử” vì không còn đủ sức khỏe để chống chọi với tình hình kinh tế khó khăn. Thời điểm khó khăn hiện tại khi thị trường tiêu thụ yếu thì mức giảm lãi suất trên vẫn chưa “đủ đô” giúp DN vực dậy trong sản xuất.
Thực tế hiện nay cho thấy, điều kiện cho vay vốn NH vẫn còn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa NH với DN. DN nào chứng minh có hướng phát triển còn le lói tia hi vọng vay được vốn, còn những DN đang ngắc ngoải thì rất khó tiếp cận. Đấy là chưa kể thêm kiểu vay vốn theo hình thức “nhất thân nhì quen” nữa. “Như vậy, để vốn vay dễ đến tay DN, NH cũng nên nới lỏng các tiêu chí tạo điều kiện cho DN sản xuất. NH nhìn vào phương án kinh doanh chứ không nên nhìn vào tài sản thế chấp của DN. Nếu cho khách hàng vay tiền mà chỉ nhìn vào tài sản thế chấp là điều vô lý”, ông Thành đề xuất.
Theo NNVN