Phá điều trồng tiêu: Đừng quên bài học nhãn tiền!
- Chủ nhật - 16/09/2012 10:18
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế, giá tiêu trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh trong 3 năm qua. Giá tiêu đen bình quân năm 2010 là 2.973 USD/tấn, năm 2011 tăng lên 4.794 USD/tấn và 6 tháng đầu năm 2012 là 6.513 USD/tấn. Mặt khác sản lượng và năng suất của những nước sản xuất tiêu chủ yếu lại sụt giảm, khiến nguồn cung khan hiếm. Vì vậy, nhiều người cho rằng, đây là cơ hội gia tăng sản xuất tiêu cần phải tranh thủ nắm bắt.
Thế là cảnh ồ ạt trồng tiêu đã diễn ra ở nhiều địa phương. Việc chặt phá những vườn cây trồng khác như điều, cà phê... đang diễn ra “rầm rộ”. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo song người dân không mấy để tâm, vẫn đổ xô đi trồng tiêu!
Bài học của nhiều năm trước vẫn còn, đã biết bao hộ dân rơi vào nghèo khó, nợ nần chồng chất, những nhà trồng tiêu lớn rơi vào thảm cảnh phá sản. Giá tiêu tuy tăng cao nhưng thực tế nhu cầu về tiêu trên thế giới tăng không đáng kể, giao dịch tiêu những năm qua chỉ tăng khoảng 8%/năm. Khi giá tiêu tăng cao, người trồng tiêu vội vàng mở rộng diện tích, nhưng đến khi có thu hoạch, chỉ cần cung dư thừa một chút, các nhà đầu cơ quốc tế lại dìm giá tiêu xuống. Bài học giá tiêu xuống đến dưới 2.000 USD/tấn trong những năm 2002 và 2006 còn nóng hổi!
Lợi nhuận từ tiêu khi được giá rất bấp bênh và nhiều hệ lụy khác rất khó lường đang rình rập nếu cứ chặt phá các loại cây trồng khác để lấy đất trồng tiêu. Nạn chặt phá cây rừng lấy thân gỗ làm nọc trụ cho tiêu thì rừng sẽ bị xâm hại, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng và gây nhiều tác hại đến môi trường.
Cây tiêu là loại cây trồng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, đúng kỹ thuật, phải hợp thổ nhưỡng thì mới phát triển tốt được. Cho nên việc trồng tiêu trên đất không phù hợp liệu có đảm bảo năng suất, chất lượng tiêu?
Hơn ai hết, người trồng tiêu cần ý thức được thực trạng đó để có kế hoạch gieo trồng hợp lý. Các cơ quan chức năng địa phương cần đẩy mạnh tuyên tuyền, khuyến cáo với người trồng tiêu không tăng diện tích trồng tiêu bằng bất cứ giá nào. Các cơ quan có liên quan cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, xử phạt mạnh hơn nữa những hành vi xâm hại rừng, hủy hoại môi trường.
Thế là cảnh ồ ạt trồng tiêu đã diễn ra ở nhiều địa phương. Việc chặt phá những vườn cây trồng khác như điều, cà phê... đang diễn ra “rầm rộ”. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo song người dân không mấy để tâm, vẫn đổ xô đi trồng tiêu!
Bài học của nhiều năm trước vẫn còn, đã biết bao hộ dân rơi vào nghèo khó, nợ nần chồng chất, những nhà trồng tiêu lớn rơi vào thảm cảnh phá sản. Giá tiêu tuy tăng cao nhưng thực tế nhu cầu về tiêu trên thế giới tăng không đáng kể, giao dịch tiêu những năm qua chỉ tăng khoảng 8%/năm. Khi giá tiêu tăng cao, người trồng tiêu vội vàng mở rộng diện tích, nhưng đến khi có thu hoạch, chỉ cần cung dư thừa một chút, các nhà đầu cơ quốc tế lại dìm giá tiêu xuống. Bài học giá tiêu xuống đến dưới 2.000 USD/tấn trong những năm 2002 và 2006 còn nóng hổi!
Lợi nhuận từ tiêu khi được giá rất bấp bênh và nhiều hệ lụy khác rất khó lường đang rình rập nếu cứ chặt phá các loại cây trồng khác để lấy đất trồng tiêu. Nạn chặt phá cây rừng lấy thân gỗ làm nọc trụ cho tiêu thì rừng sẽ bị xâm hại, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng và gây nhiều tác hại đến môi trường.
Cây tiêu là loại cây trồng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, đúng kỹ thuật, phải hợp thổ nhưỡng thì mới phát triển tốt được. Cho nên việc trồng tiêu trên đất không phù hợp liệu có đảm bảo năng suất, chất lượng tiêu?
Hơn ai hết, người trồng tiêu cần ý thức được thực trạng đó để có kế hoạch gieo trồng hợp lý. Các cơ quan chức năng địa phương cần đẩy mạnh tuyên tuyền, khuyến cáo với người trồng tiêu không tăng diện tích trồng tiêu bằng bất cứ giá nào. Các cơ quan có liên quan cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, xử phạt mạnh hơn nữa những hành vi xâm hại rừng, hủy hoại môi trường.
Kim Hiền
Nguồn:baocongthuong.com.vn