Thực hiện chính sách phát triển thủy sản: Xét duyệt chặt chẽ, đúng đối tượng!
- Thứ sáu - 24/04/2015 03:27
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh chủ trì hội nghị trực tuyến |
Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản là chính sách phù hợp với nguyện vọng của ngư dân và góp phần vào việc phát triển thủy sản theo hướng hiện đại, tạo đột phá trong việc tổ chức lại sản xuất nghề cá, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành thủy sản, nâng cao đời sống ngư dân và góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Theo báo của của Bộ NN-PTNT, sau hơn 8 tháng triển khai thực hiện, các Bộ, Ngành trung ương và địa phương đã tích cực triển khai đạt được một số kết quả bước đầu. Trong đó, có 23/28 tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách ngư dân đủ điều kiện đóng mới và đã đăng ký đóng mới 628 chiếc có công suất từ 400 – 1000 CV, nâng cấp 80 chiếc.
Đến nay, các ngân hàng thương mại đã nhận được 157 bộ hồ sơ của chủ tàu tại 17/23 tỉnh/thành phố, ký hợp đồng tín dụng đóng mới, nâng cấp 31 tàu với tổng số tiền là hơn 271 tỷ đồng, thời hạn vay 11 năm; 68 khách hàng tại 4 tỉnh (Quảng Ngãi, Bình Định, Tiền Giang, Phú Yên) được ngân hàng thương mại cho vay vốn lưu động cho các chuyến trên biển đạt gần 22 tỷ đồng.
Ngoài các chính sách bảo hiểm thân thể, ngư cụ và bảo hiểm tai nạn thuyền viên, các địa phương đang triển khai thực hiện các chính sách miễn thuế cho các tổ chức, cá nhân đóng mới và nâng cấp tàu cá theo quy định.
Tại Hà Tĩnh, được sự chỉ đạo, hướng kịp thời của các Bộ, ngành trung ương, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định 67 đã nghiên cứu, tiếp thu, khẩn trương, tham mưu tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện.
Điểm cầu Hà Tĩnh |
Hà Tĩnh được Bộ NN-PTNT phân bổ đóng mới 29 tàu cá (3 tàu dịch vụ, 26 tàu khai thác), đến nay, một số địa phương vùng ven biển đã thẩm định được 9 đối tượng đăng ký đóng tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá và được tỉnh phê duyệt đợt 1 cho 4 đối tượng đăng ký đóng tàu vỏ thép có công suất từ 830CV đến 1.100CV... Hiện nay, các huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân đã thẩm định đợt 2 được 5 đối tượng vay vốn đóng tàu vỏ thép (4 tàu khai thác, 1 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá), dự kiến trình tỉnh phê duyệt trong tháng 5 năm 2015.
Đăng ký đóng tàu xa bờ theo Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, đầu năm 2015 đến nay, đã có 30 cá nhân đăng ký đóng mới tàu có có công suất từ 90CV đến 420CV.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh hoan nghênh đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương triển khai Nghị định nhanh chóng và thu được kết quả nhất định, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, phù hợp với thực tiễn. Trong quá trình triển khai thực hiện, thường xuyên cập nhất kết quả từng bước tháo gỡ những khó khăn vương mắc để tháo gỡ kịp thời.
Thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và các địa phương cần phải kiên trì tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định, đồng thời tập trung cao cho công tác tuyên truyền cho người dân hiểu; xét duyệt chặt chẽ, đúng đối tượng.
Nguồn: baohatinh.vn
Các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách về đầu tư hạ tầng cho các địa phương; trong kế hoạch vay vốn trung hạn nhất quyết phải ưu tiên cho các đối tượng thực hiện theo chính sách nghị định này.
Về thiết kế tàu, nếu không ảnh hưởng đến tính năng an toàn có thể ủy quyền cho các địa phương thực hiện.
Ngành ngân hàng, cần thực hiện chính sách tín dụng theo yêu cầu của ngư dân và và hướng dẫn cụ thể cho người dân về vay vốn lưu động.
Về chính sách bảo hiểm, phải lựa chọn đơn vị có tiềm lực để thực hiện và miễn thuế giá trị gia tăng cho ngư dân đóng tàu chậm 1 năm sau đó hoàn thuế...