Điểm tin báo chí ngày 03 tháng 10 năm 2016

Điểm tin báo chí ngày 03 tháng 10 năm 2016
Trong ngày 03/10/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

 

1/Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:

Ngư  dân Cẩm Lộc đổi đời nhờ  tàu lớn, đánh xa bờ - Tác giả Phan Trâm, Chính Cương: Những năm gần đây, đội tàu đánh bắt xa bờ của xã Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) không ngừng phát triển về số lượng và quy mô, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thay đổi đời sống của bà con trong vùng. Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Ngọ cho biết: “Tàu xa bờ của Cẩm Lộc phát triển bắt đầu từ năm 2013 đến nay. Trung bình mỗi năm, nhân dân đóng mới 10-12 chiếc. Đến thời điểm hiện tại, có 34 chiếc xa bờ, đa số công suất từ 150 CV trở lên. Hàng chục gia đình đã trở nên khá giả. Hơn thế, đội tàu này còn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập trung bình khoảng 100 triệu đồng/lao động/năm sau khi trừ chi phí. Đánh bắt xa bờ được xác định là mũi nhọn kinh tế của địa phương”. Tuy nhiên, nhiều ngư dân cũng chia sẻ, việc đánh bắt xa bờ lâu nay vẫn dựa vào kinh nghiệm là chính, trong khi tàu công suất lớn hiện đại cần phải có kiến thức, trình độ bài bản thì mới phát huy tối đa hiệu quả. Bởi vậy, song song với chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi tàu đánh bắt xa bờ, Nhà nước cần tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng máy móc để hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.
 
Lien Viet Post Bank tài trợ 19,5 tỷ xây dựng hạ tầng xã Sơn Tân – Tác giả Chính Thu: Sáng 3/10, tại xã Sơn Tân (Hương Sơn - Hà Tĩnh), Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và UBND huyện Hương Sơn, xã Sơn Tân phối hợp khởi công xây dựng Trường Mầm non và Nhà văn hóa xã Sơn Tân. Công trình trường mần non trị giá 15,5 tỷ, nhà văn hóa 4 tỷ đồng do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tài trợ. Trường mới sẽ xây dựng đầy đủ các hạng mục, đạt chuẩn NTM cũng như chuẩn quốc gia. Nhà văn hóa cũng sẽ được xây dựng đạt tiêu chuẩn, phục vụ cho sinh hoạt văn hóa và đồng thời là nơi có thể tránh lũ cho bà con nhân dân trong vùng.
 
Đê điều, hồ đập xuống cấp, Nghi Xuân “thấp thỏm” trước mùa bão lũ! – Tác giả Vũ Huyền: Là huyện ven biển nên Nghi Xuân (Hà Tĩnh) thường xuyên bị ảnh hưởng do mưa bão, triều cường, lũ lụt, thường xuyên phải đối diện với nỗi lo mất an toàn từ các công trình hồ đập, đê điều. Tuyến đê Bối (Xuân Giang) là công trình được làm từ năm 1987, dài 3,4km nhưng hàng chục năm nay không được đầu tư kinh phí để nâng cấp, cải tạo lớn nên thân đê đã xuống cấp nghiêm trọng. Hay đê Song Nam với chiều dài gần 2 km qua địa bàn xã Cương Gián, một số đoạn đê có mái bên phía cánh đồng chưa được gia cố, mái phía dòng sông lấn sâu trong thân đê, các kè đã bị hư hỏng nặng không còn khả năng điều chỉnh dòng chảy. Cũng như nhiều công trình khác trên địa bàn, để phòng chống thiên tai, triều cường, người dân các thôn xóm phải huy động ngày công để đào đắp, gia cố, tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính tạm thời. Công trình xuống cấp, tính mạng và tài sản của người dân luôn bị thiên tai đe dọa là điều chính quyền các cấp và người dân đều thấy rõ, nhưng việc tu sửa kiên cố nhằm đảm bảo an toàn về lâu dài gặp nhiều khó khăn... Hiện nay, chính quyền các cấp, các phòng ban chức năng và người dân trên địa bàn Nghi Xuân đang tập trung triển khai các phương án, huy động phương tiện, vật liệu để phòng chống bão lụt. Tuy nhiên, với thực trạng các công trình hồ đập, đê điều, trạm bơm như hiện nay thì nguy cơ mất an toàn vẫn luôn hiện hữu.

2/Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:

Thủ phủ rau Đà Lạt thiếu... cửa hàng rau an toàn – Tác giả Nguyễn Ngà, Minh An: Đà Lạt được mệnh danh là thủ phủ rau của tỉnh Lâm Đồng cũng như cả nước với nhiều đơn vị sản xuất rau được cấp giấy chứng nhận an toàn. Tuy nhiên, người dân trên địa bàn muốn mua rau có nguồn gốc xuất xứ phải tự tới mua lẻ tại các các công ty sản xuất, đóng gói rau, củ trên địa bàn. Nhưng việc mua cũng gặp khó khăn do các đơn vị này hầu hết bán cho các siêu thị, nhập đi ngoại tỉnh hay xuất khẩu với số lượng lớn. Theo một số tiểu thương, việc họ không bán rau an toàn bởi những sản phẩm rau sạch có giấy chứng nhận có mức chênh lệch về giá cả nhất định với sản phẩm thông thường nên lo ngại sức tiêu thụ sẽ yếu hơn. Không chỉ tại hệ thống chợ bán lẻ chưa quan tâm đến việc mở cửa hàng rau sạch mà ngay những doanh nghiệp (DN), đơn vị đi đầu trong sản xuất cung ứng rau sạch cũng chưa chú trọng đến việc này ở thị trường trong tỉnh, hầu hết các đơn vị này đều chú trọng tới các siêu thị, thị trường ngoại tỉnh và xuất khẩu.

Người nuôi heo mong được tiếp vốn, mở rộng thị trường... – Tác giả Phương Dung: Cuối tuần qua, Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi heo khu vực Nam bộ” được tổ chức tại Bến Tre. Mục đích của diễn đàn là tìm thêm những giải pháp thiết thực hỗ trợ người chăn nuôi. Theo thống kê, khu vực Nam Bộ có tổng đàn heo gần 7 triệu con, chiếm ¼ sản lượng heo so với cả nước. Tuy nhiên, chăn nuôi heo khu vực Nam Bộ vẫn còn nhiều hạn chế về vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh; xây dựng vùng an toàn dịch bệnh còn hạn chế, môi trường chăn nuôi chưa đảm bảo… Để ngành chăn nuôi heo khu vực Nam Bộ phát triển, cạnh tranh với các nước có truyền thống chăn nuôi trên thế giới trong thời kỳ hội nhập, tại Diễn đàn lần này, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ tập trung thảo luận các giải pháp về đầu tư khoa học công nghệ trong chăn nuôi, các cơ chế chính sách, giải pháp và bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ...

 

3/Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài: 

Tuyên Quang: hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn – Tác giả: HĐND tỉnh tuyên Quang vừa ban hành Nghị quyết số 03/2016/NĐ-HĐND quy định cụ thể mức hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường GTNĐ, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao, khuôn viên và một số công trình hạ tầng kinh tế nông thôn. Năm 2016, tính đến thời điểm này toàn tỉnh đã làm được 48km KMNĐ, 83km đường GTNĐ và vùng sản xuất hàng hóa, 122 nhà văn hóa. Mục tiêu đến 2020, tỷ lệ kênh mương trong tỉnh được kiên cố hóa đạt trên 70%, tỷ lệ đường GTNĐ được bê tông hóa đạt trên 35%; trên 40% số thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa gắn với sân thể thao và khuôn viên đạt chuẩn theo quy định.

Cuối năm, Tháp Mười có 5 xã đạt chuẩn – Tác giả Lê Hoàng Vũ: Giai đoạn 2011-2015, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) có 4 xã đạt chuẩn NTM; UBND huyện đã chỉ đạo các xã này xây dựng kế hoạch củng cố duy trì các tiêu chí đạt được, cũng như tập trung đàu tư cho những tiêu chí đạt chưa vững chắc. Đến nay, bình quân mỗi xã đạt gần 14 tiêu chí; theo kế hoạch cuối năm 2016 Tháp Mười có 5 xã đạt 19/19 tiêu chí và dự kiến đến năm 2020 đạt chuẩn NTM cấp huyện.

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (3/10-10/10) – Cục BVTV: Các tỉnh phía Bắc – Trên lúa: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu – rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn lá – cổ bông, bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn, chuột, các loại sâu bệnh khác gây hại nhẹ trên các trà lúa.

Tân Sơn phấn đấu đạt chuẩn cuối năm 2016 – Tác giả Mai Chiến: Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: để phong trào xây dựng NTM đạt hiệu quả cao, Đảng ủy, UBND và nhân dân xã luôn thực hiện chủ trương xây dựng NTM theo phương châm: “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”. Sau 5 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng  NTM dến nay bộ mặt xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam đã thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Đến nay, xã đã hoàn thành 17/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2016 ước đạt 33,2 triệu/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%; phấn đấu cuối năm 2016 đạt chuẩn NTM.

DQ11 – giống lúa chất lượng chinh phục nhà nông – Tác giả Th.S Nguyễn Hải Tiến: Dù vụ mùa 2016 thời tiết khí hậu diễn biến đoan, nắng nóng gay gắt, mưa nhiều, gió bão lơn hơn cùng kỳ năm trước và trung bình nhiều năm nhưng giống DG11 vẫn đạt năng suất cao, hơn lúa KD18 từ 12-15%, chất lượng gạo trong, hạt thon dài, không bạc bụng. Cơm dền, vị đậm, lưu qua đêm vẫn mềm và giữ được hương thơm đặc trưng. Để gieo cấy lứa DG11 đạt năng suất cao, nhóm tác giá DQ11 – Cty TNHH Vật tư Nông nghiệp Hồng Quang (Ninh Bình) có khuyến cáo cụ thể đăng tải trên báo NNVN ngày 3/10.

Sản xuất cá Koi giống, thu lãi 300 triệu đồng/năm – Tác giả Đỗ Thùy Mỵ: So với mô hình nuôi cá thịt truyền thống, nuôi có Koi đem lại thu nhập gấp nhiều lần. Anh Nguyễn Tiến Dũng (Sn 1965) ở xã Mỹ Tân (Nam Định) là một trong những người đầu tiên ở đây đưa cá Koi về nuôi. Do không phù hợp với thời tiết lạnh giá của mùa đông phía Bắc, đàn cá xuất xứ Nhật Bản không lớn, còi cọc và chết nhiều. Số ít sót lại khó tiêu thụ do giá thành cao. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh Dũng quyết định thử “ghép đôi” cá Koi Nhật Bản và cá Koi Trung Quốc nhằm tạo ra giống lai mới phù hợp với khí hậu Bắc bộ. Kết quả cá Koi lai thích nghi tốt với khí hậu miền Bắc, cá phàm ăn, chịu được rét và phát triển tốt trong mùa đông, giá lại không quá cao như cá Koi Nhật nên thị trường ưu chuộng và tiêu thụ tốt. Khi cá được 20-25 ngày tuổi, anh Dũng đóng gói hàng xuất bán khắp các tỉnh miền Bắc. Đến nay, toàn bộ diện tích hơn 2.000m2 mặt nước, anh đầu tư nuôi cá giống để phụ vụ nhu cầu lớn của thị trường. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi 300 triệu đồng, gấp 5-7 lần so với việc nuôi cá thịt trước đây.

 
Tổng hợp: Minh Tâm