Điểm tin báo chí ngày 07 tháng 10 năm 2016
- Thứ bảy - 08/10/2016 03:39
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
1.Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:
Sẽ phân cấp để tỉnh, huyện quyết định những vấn đề cụ thể trong xây dựng NTM – Tác giả Mạnh Hà: Sáng 7/10, Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng một số ĐBQH Hà Tĩnh có cuộc tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê. Về các ý kiến cử tri nêu, Phó Thủ tướng cho biết: Về pháp luật: thành công lớn nhất của Quốc hội khóa XIII là đã xây dựng và thông qua được Hiến pháp; Về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kỳ họp tới đây, Quốc hội sẽ bàn những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này, tập trung cao các giải pháp để kêu gọi doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất, cải thiện đời sống cho người dân. Về 19 tiêu chí xây dựng NTM sẽ tăng cường phân cấp hơn cho tỉnh, huyện quyết định những vấn đề cụ thể trong xây dựng NTM, ngoài tiêu chí vật chất, hạ tầng, phải coi trọng hơn nữa các tiêu chí “mềm” để đảm bảo ổn định tình hình trong quá trình phát triển. Đối với địa bàn huyện Hương Khê, sẽ bàn với tỉnh để nghiên cứu, ưu tiên đầu tư một số công trình cần thiết trước mắt. Về sự cố môi trường biển, Phó Thủ tướng cho biết, ngoài việc hỗ trợ trực tiếp, Chính phủ và các địa phương đang tập trung xử lý vấn đề về lâu dài như: xử lý môi trường biển, khắc phục những vấn đề liên quan đến sinh kế người dân...
Nhà nông Kỳ Anh đua tài kiến thức nông thôn mới – Tác giả Mạnh Hải, Trung Anh: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh phối hợp với Đài PTTH Hà Tĩnh, Hội Nông dân tỉnh và huyện Kỳ Anh vừa tổ chức Hội thi Nông thôn ngày mới. Tham gia hội thi có 4 đội đến từ các xã: Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Lạc và Kỳ Hợp. Sau hơn 3 giờ đồng hồ tranh tài sôi nổi, ban tổ chức đã trao giải nhất cho đội chơi của xã Kỳ Xuân và xã Kỳ Lạc; trao giải nhì cho các đội chơi xã Kỳ Phú và xã Kỳ Hợp.
Nuôi vịt trời, thu tiền tỷ - Tác giả Anh Tấn: Nằm lọt sâu trong cánh đồng trũng thuộc vực Bình Định, phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) là ao cá rộng chừng 3 ha với hàng ngàn con vịt trời. Đó là cơ ngơi tiền tỷ của nông dân Nguyễn Mạnh Cường (sinh năm 1971). Mới hơn 1 năm gia đình anh Cường đã xuất bán hơn 2 vạn con vịt thương phẩm cùng các sản phẩm khác như: trứng, vịt giống… Trừ các khoản chi phí, trong năm vừa qua, gia đình anh có nguồn thu nhập trên 1 tỷ đồng.
2.Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:
Cơ ngơi bạc tỷ của nông dân U60 – Tác giả Duy Hậu:Từ nghèo khó, bà Lê Thị Kim Liên (thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đã có cơ ngơi bạc tỷ. Để ứng phó với thị trường nông sản bấp bênh, vợ chồng bà đã nghĩ đến giải pháp đa cây, đa con. Trong vườn cà phê, bà trồng thêm tiêu, tích tụ thêm đất trồng cây ăn trái, cao su, điều, sử dụng diện tích ao hồ nuôi cá, trồng cỏ nuôi bò... Với cách làm này, dù giá cả 1 nông sản nào đó có sụt giảm bà đã có sẵn nguồn lợi từ cây, con khác; mỗi năm thu lãi 2 tỷ đồng. Khoảng 5 năm trở lại đây, để tăng thêm thu nhập, bà Liên đã bắt đầu chuyển hướng làm ăn, canh tác nông sản sạch. Năm 2014, sản phẩm tiêu sinh thái của bà đã được cấp chứng chỉ tiêu sinh thái theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Hiện sản phẩm tiêu của bà Liên đã được 1 doanh nghiệp nước ngoài thu mua toàn bộ với giá trị cao hơn thị trường 20-30%.
Mời chuyên gia từ Mỹ thiết kế vườn rau siêu sạch tiền tỷ ở Đà Lạt – Tác giả Duy Hậu: Bằng phương pháp thủy canh, mỗi năm anh Phan Tuấn Linh trồng được đến 13 vụ rau. Không chỉ sản lượng vượt trội mà với chất lượng siêu sạch, rau của anh Linh luôn có giá cao hơn 3 lần so với các loại rau trồng theo phương pháp truyền thống. Để có vườn rau này, anh Phan Tuấn Linh (trú số 40, Vạn Thành, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) đã phải mời chuyên gia nông nghiệp từ Mỹ tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ. Toàn bộ các thiết bị anh đều nhập từ Thái Lan. Tổng mức đầu tư ban đầu cho 1.000m2 rau thủy canh lên đến gần 1 tỷ đồng. Hiện anh Linh đang trồng tất cả 7 loại rau với chất lượng siêu sạch, có thể ăn ngay tại vườn mà không cần phải rửa.
Bảo vệ nông dân, Hội phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn! – Tác giả Thu Hà: Tại buổi họp giao ban quý III giữa Thường trực với lãnh đạo các ban, đơn vị cơ quan T.Ư Hội ngày 6.10 Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn nhấn mạnh để bảo vệ ND, các cấp hội phải nắm được hàng tuần có bao nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường, bao nhiêu vụ cát tặc, bao nhiêu vụ ức hiếp ND. Phải tổng hợp lại và trên cơ sở đó có luận cứ, luận điểm và có ý kiến, quan điểm rõ ràng để kiến nghị lên Đảng, Chính phủ có các giải pháp hỗ trợ ND. Nhưng để bảo vệ ND, cán bộ hội phải có tâm và có trình độ. Thời gian tới, lãnh đạo các ban, đơn vị tiếp tục rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ và đi sâu đi sát cơ sở nhiều hơn nữa, cần lấy dân làm gốc rễ để giải quyết mọi vấn đề.
Lo nhất chất lượng tôm giống trôi nổi làm khổ nông dân – Tác giả Ngọc Thọ: Từ khoảng 5 tỷ đồng và hơn 20 người lao động, sau 10 năm hình thành và phát triển, tổng tài sản của Doanh nghiệp tư nhân Thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên) do bà Bà Nguyễn Thị Nga làm Giám đốc đã lên đến hàng trăm tỷ đồng, giải quyết hàng ngàn lao động tại địa phương góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; Là 1 trong 5 nhà cung cấp giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam. Bà Nga chia sẻ: thị trường hiện nay, số lượng tôm giống không nguồn gốc, trôi nổi, chất lượng thấp thì nhiều. Phải làm mọi thứ có thể miễn sao tốt cho nông dân, người nuôi: Đầu tư nhân lực chất lượng cao, công nghệ, quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ… để có thể tạo ra những con giống khỏe, sạch cho bà con. Thực tế, có những công ty làm tôm giống chất lượng thấp, số lượng nhiều, họ trà trộn và làm ảnh hưởng đến những công ty làm ăn chính đáng.
Lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn: Nhân lên nhiều địa chỉ xanh, sạch! – Tác giả Ngọc Lê: Ngày mai 8.10, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN tổ chức lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với tốp 15 doanh nghiệp (DN) đầu tiên về sản xuất nông sản thực phẩm an toàn. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong Chương trình truyền thông “Địa chỉ Xanh - Nông sản Sạch” nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm; quảng bá, giới thiệu nông sản sạch, an toàn tới người tiêu dùng. Đồng thời, khuyến khích người nông dân, DN, các cơ sở sản xuất, chế biến… thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm nông sản sạch và an toàn, nhằm nhân lên nhiều địa chỉ sản xuất xanh, sạch.
Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Nông sản Sạch “đổ bộ” Thủ đô – Tác giả Lê San: 130 doanh nghiệp và đơn vị, 200 gian hàng với hàng chục ngàn thực phẩm chính hiệu chất lượng cao, nông sản sạch sẽ “trình diện” người dân Thủ đô trong 4 ngày (từ 6.10 – 9.10) tại Hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao Thực phẩm – Nông sản Sạch Hà Nội 2016. Người dân Thủ đô sẽ được thưởng thức những đặc sản như gạo lức tím than, gạo thơm Hương Lài, sầu riêng Sáu Ri….
Tây Đô tạo sự khác biệt xây dựng nông thôn mới – Tác giả Chúc Ly: Tuy xuất phát điểm xây dựng NTM của thành phố còn thấp, nhiều khó khăn, nhưng sau hơn 5 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn thành phố thay đổi rõ rệt, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao đáng kể. Hiện nay thu nhập bình quân của vùng nông thôn đạt khoảng 30 triệu đồng/người/năm. Mục tiêu đến năm 2020 có 100% xã được công nhận NTM; hạ tầng cơ cở nông thôn đạt 100%; thu nhập của người dân nông thôn đạt 2/3 bình quân của thành phố; phấn đấu công nhận huyện Vĩnh Thạnh là huyện NTM vào năm 2018.
3.Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:
Mở nhiều lớp tập huấn xây dựng NTM – Tác giả Quảng Đà: 6 tháng đầu năm, công tác thông tin tuyên truyền xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong đó tổ chức nhiều lớp tập huấn cấp tỉnh với nhiều chuyên đề như: “Chương trình đào tạo từ xa về xây dựng NTM” và chuyên đề “Nâng cao tổ chức hoạt động văn hóa cấp cơ sở”...
Kiểm tra kết quả xã đăng ký đạt chuẩn – Tác giả Sông La: Đoàn VPĐP NTM tỉnh Quảng Nam có buổi làm việc với huyện Phú Ninh và các xã Tam Lộc, Tam Lãnh về kết quả thực hiện chương trình NTM. Đến nay, toàn tỉnh có 54 xã được công nhận đạt chuẩn, bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 11,58 tiêu chí/xã (thời điểm tháng 6/2016).
Chung tay làm sạch ruộng đồng – Tác giả An Nhân: Trên những cánh đồng ở tỉnh Bình Định, đâu cũng thấy những bể xi măng dùng để nông dân vứt rác thải thuốc BVTV sau khi sử dụng, nhờ đó, những bờ ruộng con mương không còn cảnh rác thải vứt bừa bãi. Chủ tịch HND xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ) cho biết, xã đã xây dựng được 120 bể xi măng, trong đó HND hỗ trợ kinh phí xây dựng 10 bể, 30 bể do huyện và xã hỗ trợ còn lại do cán bộ, hội viên nông dân đóng góp xây dựng.
Pyanchor Gold 8.5EC trừ cỏ lúa thu đông – Th.S Ký Văn Ngọt: So với vụ ĐX thì cỏ dại trong vụ TĐ phát triển nhiều và khó kiểm soát do thời tiết mưa, nắng xen kẽ và mưa dông thường xảy ra nên khó đảm bảo thuốc trừ cỏ phát huy tác dụng, tình hình bất lợi trên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài cỏ đặc biệt là cỏ đuôi phụng và lồng vực. Trong khi đó đặc điểm nổi bật của sản phẩm này là: Chứa hai chất trừ cỏ tương hợp nhau 1 sản phẩm, hiệu lực cao trên cả nhóm hòa bàn, cháo chác và lá rộng đặc biệt trừ rất hiệu quả 2 loại cỏ trên.
Liên kết sản xuất ngô sinh khối – Tác giả Tân Yên: Nông dân huyện Mộc Châu (Sơn La) vài năm trở lại đây đã từng bước liên kết SX nguyên liệu phục vụ DN, phá thế độc canh trồng ngô hạt, tạo hiểu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. Cùng với sự phát triển của số lượng đàn bò sữa, nhu cầu thức ăn cho bò cũng tăng cao. Ngoài các cánh đồng cỏ thì cây ngô cũng là thành phần không thể thiếu cung cấp thức ăn cho đàn bò vào các mùa trong năm, nhất là dự trữ thức ăn cho mùa khô.Hiện diện tích trồng ngô lấy thân để phục vụ cho Cty Giống bò sữa Mộc Châu đã lên đến 2.000ha.
Trà Vinh: đàn bò tăng lên 16.000con – Tác giả K.Nguyên: Sở NN-PTNT Trà Vinh cho biết, trong 9 tháng đầu năm tổng đàn bò của tỉnh có hơn 176 nghìn con, tăng hơn 16 nghìn con so với cùng kỳ năm 2015. Điểm mới là nông dân tận dụng đất vườn cây lâu năm, đất lúa sản xuất kém hiệu quả chuyển sang trồng cỏ để chăn nuôi bò. Trong những năm qua nhờ có sự hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, chất lượng đàn bò được cải thiện rõ rệt.
Lúa vẫn là chủ lực ở Đồng bằng Sông Cửu Long – GS Mai Văn Quyền: Tháng 9/2016 Bộ NN-PTNT phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức liên tiếp các cuộc họp với lãnh đạo các tỉnh, ban ngành... có liên quan bàn về liên kết phát triển sản xuất nông nghiệp của các vùng ĐBSCL. Tại đây các tỉnh đều có đặc thù riêng về các loại cây ăn trái, thủy sản, cây lúa. Nhưng cây lúa vẫn chiếm diện tích lớn, gần ½ diện tích tự nhiên của vùng có thể trồng lúa, 95% lượng thóc xuất khẩu của cả nước cũng lấy từ ĐBSCL. Tuy nhiên so sánh với các cây, con khác thì hiệu quả kinh tế do cây lúa mang lại còn thấp. Chính vì vậy nhà nước cũng như các ban ngành đồng tình chủ trương chuyển đổi một phần đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây, nuôi con khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng “trồng cây gì, nuôi con gì để có hiệu quả cao hơn cây lúa?”, bà con vẫn chưa có câu trả lời thỏa mãn.
Nâng cao chất lượng đàn bò sữa – Tác giả Sơn Trang: TP Hồ Chí Minh là địa phương có đàn bò sữa lớn nhất cả nước nhưng nhìn chung chất lượng cũng như hiệu quả chăn nuôi vẫn chưa được như mong muốn. Chính vì vậy trong giai đoạn 2016-2020, TP chủ trương không tăng đàn bò sữa (chỉ giữ ổn định ở 100 nghìn con), tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân. Trong đó có những giải pháp mạnh như đẩy mạnh loại thải bò sữa năng suất thấp, giảm hộ nuôi quy mô nhỏ.
Sẽ phân cấp để tỉnh, huyện quyết định những vấn đề cụ thể trong xây dựng NTM – Tác giả Mạnh Hà: Sáng 7/10, Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng một số ĐBQH Hà Tĩnh có cuộc tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê. Về các ý kiến cử tri nêu, Phó Thủ tướng cho biết: Về pháp luật: thành công lớn nhất của Quốc hội khóa XIII là đã xây dựng và thông qua được Hiến pháp; Về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kỳ họp tới đây, Quốc hội sẽ bàn những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này, tập trung cao các giải pháp để kêu gọi doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất, cải thiện đời sống cho người dân. Về 19 tiêu chí xây dựng NTM sẽ tăng cường phân cấp hơn cho tỉnh, huyện quyết định những vấn đề cụ thể trong xây dựng NTM, ngoài tiêu chí vật chất, hạ tầng, phải coi trọng hơn nữa các tiêu chí “mềm” để đảm bảo ổn định tình hình trong quá trình phát triển. Đối với địa bàn huyện Hương Khê, sẽ bàn với tỉnh để nghiên cứu, ưu tiên đầu tư một số công trình cần thiết trước mắt. Về sự cố môi trường biển, Phó Thủ tướng cho biết, ngoài việc hỗ trợ trực tiếp, Chính phủ và các địa phương đang tập trung xử lý vấn đề về lâu dài như: xử lý môi trường biển, khắc phục những vấn đề liên quan đến sinh kế người dân...
Nhà nông Kỳ Anh đua tài kiến thức nông thôn mới – Tác giả Mạnh Hải, Trung Anh: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh phối hợp với Đài PTTH Hà Tĩnh, Hội Nông dân tỉnh và huyện Kỳ Anh vừa tổ chức Hội thi Nông thôn ngày mới. Tham gia hội thi có 4 đội đến từ các xã: Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Lạc và Kỳ Hợp. Sau hơn 3 giờ đồng hồ tranh tài sôi nổi, ban tổ chức đã trao giải nhất cho đội chơi của xã Kỳ Xuân và xã Kỳ Lạc; trao giải nhì cho các đội chơi xã Kỳ Phú và xã Kỳ Hợp.
Nuôi vịt trời, thu tiền tỷ - Tác giả Anh Tấn: Nằm lọt sâu trong cánh đồng trũng thuộc vực Bình Định, phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) là ao cá rộng chừng 3 ha với hàng ngàn con vịt trời. Đó là cơ ngơi tiền tỷ của nông dân Nguyễn Mạnh Cường (sinh năm 1971). Mới hơn 1 năm gia đình anh Cường đã xuất bán hơn 2 vạn con vịt thương phẩm cùng các sản phẩm khác như: trứng, vịt giống… Trừ các khoản chi phí, trong năm vừa qua, gia đình anh có nguồn thu nhập trên 1 tỷ đồng.
2.Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:
Cơ ngơi bạc tỷ của nông dân U60 – Tác giả Duy Hậu:Từ nghèo khó, bà Lê Thị Kim Liên (thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đã có cơ ngơi bạc tỷ. Để ứng phó với thị trường nông sản bấp bênh, vợ chồng bà đã nghĩ đến giải pháp đa cây, đa con. Trong vườn cà phê, bà trồng thêm tiêu, tích tụ thêm đất trồng cây ăn trái, cao su, điều, sử dụng diện tích ao hồ nuôi cá, trồng cỏ nuôi bò... Với cách làm này, dù giá cả 1 nông sản nào đó có sụt giảm bà đã có sẵn nguồn lợi từ cây, con khác; mỗi năm thu lãi 2 tỷ đồng. Khoảng 5 năm trở lại đây, để tăng thêm thu nhập, bà Liên đã bắt đầu chuyển hướng làm ăn, canh tác nông sản sạch. Năm 2014, sản phẩm tiêu sinh thái của bà đã được cấp chứng chỉ tiêu sinh thái theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Hiện sản phẩm tiêu của bà Liên đã được 1 doanh nghiệp nước ngoài thu mua toàn bộ với giá trị cao hơn thị trường 20-30%.
Mời chuyên gia từ Mỹ thiết kế vườn rau siêu sạch tiền tỷ ở Đà Lạt – Tác giả Duy Hậu: Bằng phương pháp thủy canh, mỗi năm anh Phan Tuấn Linh trồng được đến 13 vụ rau. Không chỉ sản lượng vượt trội mà với chất lượng siêu sạch, rau của anh Linh luôn có giá cao hơn 3 lần so với các loại rau trồng theo phương pháp truyền thống. Để có vườn rau này, anh Phan Tuấn Linh (trú số 40, Vạn Thành, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) đã phải mời chuyên gia nông nghiệp từ Mỹ tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ. Toàn bộ các thiết bị anh đều nhập từ Thái Lan. Tổng mức đầu tư ban đầu cho 1.000m2 rau thủy canh lên đến gần 1 tỷ đồng. Hiện anh Linh đang trồng tất cả 7 loại rau với chất lượng siêu sạch, có thể ăn ngay tại vườn mà không cần phải rửa.
Bảo vệ nông dân, Hội phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn! – Tác giả Thu Hà: Tại buổi họp giao ban quý III giữa Thường trực với lãnh đạo các ban, đơn vị cơ quan T.Ư Hội ngày 6.10 Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn nhấn mạnh để bảo vệ ND, các cấp hội phải nắm được hàng tuần có bao nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường, bao nhiêu vụ cát tặc, bao nhiêu vụ ức hiếp ND. Phải tổng hợp lại và trên cơ sở đó có luận cứ, luận điểm và có ý kiến, quan điểm rõ ràng để kiến nghị lên Đảng, Chính phủ có các giải pháp hỗ trợ ND. Nhưng để bảo vệ ND, cán bộ hội phải có tâm và có trình độ. Thời gian tới, lãnh đạo các ban, đơn vị tiếp tục rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ và đi sâu đi sát cơ sở nhiều hơn nữa, cần lấy dân làm gốc rễ để giải quyết mọi vấn đề.
Lo nhất chất lượng tôm giống trôi nổi làm khổ nông dân – Tác giả Ngọc Thọ: Từ khoảng 5 tỷ đồng và hơn 20 người lao động, sau 10 năm hình thành và phát triển, tổng tài sản của Doanh nghiệp tư nhân Thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên) do bà Bà Nguyễn Thị Nga làm Giám đốc đã lên đến hàng trăm tỷ đồng, giải quyết hàng ngàn lao động tại địa phương góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; Là 1 trong 5 nhà cung cấp giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam. Bà Nga chia sẻ: thị trường hiện nay, số lượng tôm giống không nguồn gốc, trôi nổi, chất lượng thấp thì nhiều. Phải làm mọi thứ có thể miễn sao tốt cho nông dân, người nuôi: Đầu tư nhân lực chất lượng cao, công nghệ, quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ… để có thể tạo ra những con giống khỏe, sạch cho bà con. Thực tế, có những công ty làm tôm giống chất lượng thấp, số lượng nhiều, họ trà trộn và làm ảnh hưởng đến những công ty làm ăn chính đáng.
Lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn: Nhân lên nhiều địa chỉ xanh, sạch! – Tác giả Ngọc Lê: Ngày mai 8.10, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN tổ chức lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với tốp 15 doanh nghiệp (DN) đầu tiên về sản xuất nông sản thực phẩm an toàn. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong Chương trình truyền thông “Địa chỉ Xanh - Nông sản Sạch” nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm; quảng bá, giới thiệu nông sản sạch, an toàn tới người tiêu dùng. Đồng thời, khuyến khích người nông dân, DN, các cơ sở sản xuất, chế biến… thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm nông sản sạch và an toàn, nhằm nhân lên nhiều địa chỉ sản xuất xanh, sạch.
Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Nông sản Sạch “đổ bộ” Thủ đô – Tác giả Lê San: 130 doanh nghiệp và đơn vị, 200 gian hàng với hàng chục ngàn thực phẩm chính hiệu chất lượng cao, nông sản sạch sẽ “trình diện” người dân Thủ đô trong 4 ngày (từ 6.10 – 9.10) tại Hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao Thực phẩm – Nông sản Sạch Hà Nội 2016. Người dân Thủ đô sẽ được thưởng thức những đặc sản như gạo lức tím than, gạo thơm Hương Lài, sầu riêng Sáu Ri….
Tây Đô tạo sự khác biệt xây dựng nông thôn mới – Tác giả Chúc Ly: Tuy xuất phát điểm xây dựng NTM của thành phố còn thấp, nhiều khó khăn, nhưng sau hơn 5 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn thành phố thay đổi rõ rệt, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao đáng kể. Hiện nay thu nhập bình quân của vùng nông thôn đạt khoảng 30 triệu đồng/người/năm. Mục tiêu đến năm 2020 có 100% xã được công nhận NTM; hạ tầng cơ cở nông thôn đạt 100%; thu nhập của người dân nông thôn đạt 2/3 bình quân của thành phố; phấn đấu công nhận huyện Vĩnh Thạnh là huyện NTM vào năm 2018.
3.Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:
Mở nhiều lớp tập huấn xây dựng NTM – Tác giả Quảng Đà: 6 tháng đầu năm, công tác thông tin tuyên truyền xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong đó tổ chức nhiều lớp tập huấn cấp tỉnh với nhiều chuyên đề như: “Chương trình đào tạo từ xa về xây dựng NTM” và chuyên đề “Nâng cao tổ chức hoạt động văn hóa cấp cơ sở”...
Kiểm tra kết quả xã đăng ký đạt chuẩn – Tác giả Sông La: Đoàn VPĐP NTM tỉnh Quảng Nam có buổi làm việc với huyện Phú Ninh và các xã Tam Lộc, Tam Lãnh về kết quả thực hiện chương trình NTM. Đến nay, toàn tỉnh có 54 xã được công nhận đạt chuẩn, bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 11,58 tiêu chí/xã (thời điểm tháng 6/2016).
Chung tay làm sạch ruộng đồng – Tác giả An Nhân: Trên những cánh đồng ở tỉnh Bình Định, đâu cũng thấy những bể xi măng dùng để nông dân vứt rác thải thuốc BVTV sau khi sử dụng, nhờ đó, những bờ ruộng con mương không còn cảnh rác thải vứt bừa bãi. Chủ tịch HND xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ) cho biết, xã đã xây dựng được 120 bể xi măng, trong đó HND hỗ trợ kinh phí xây dựng 10 bể, 30 bể do huyện và xã hỗ trợ còn lại do cán bộ, hội viên nông dân đóng góp xây dựng.
Pyanchor Gold 8.5EC trừ cỏ lúa thu đông – Th.S Ký Văn Ngọt: So với vụ ĐX thì cỏ dại trong vụ TĐ phát triển nhiều và khó kiểm soát do thời tiết mưa, nắng xen kẽ và mưa dông thường xảy ra nên khó đảm bảo thuốc trừ cỏ phát huy tác dụng, tình hình bất lợi trên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài cỏ đặc biệt là cỏ đuôi phụng và lồng vực. Trong khi đó đặc điểm nổi bật của sản phẩm này là: Chứa hai chất trừ cỏ tương hợp nhau 1 sản phẩm, hiệu lực cao trên cả nhóm hòa bàn, cháo chác và lá rộng đặc biệt trừ rất hiệu quả 2 loại cỏ trên.
Liên kết sản xuất ngô sinh khối – Tác giả Tân Yên: Nông dân huyện Mộc Châu (Sơn La) vài năm trở lại đây đã từng bước liên kết SX nguyên liệu phục vụ DN, phá thế độc canh trồng ngô hạt, tạo hiểu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. Cùng với sự phát triển của số lượng đàn bò sữa, nhu cầu thức ăn cho bò cũng tăng cao. Ngoài các cánh đồng cỏ thì cây ngô cũng là thành phần không thể thiếu cung cấp thức ăn cho đàn bò vào các mùa trong năm, nhất là dự trữ thức ăn cho mùa khô.Hiện diện tích trồng ngô lấy thân để phục vụ cho Cty Giống bò sữa Mộc Châu đã lên đến 2.000ha.
Trà Vinh: đàn bò tăng lên 16.000con – Tác giả K.Nguyên: Sở NN-PTNT Trà Vinh cho biết, trong 9 tháng đầu năm tổng đàn bò của tỉnh có hơn 176 nghìn con, tăng hơn 16 nghìn con so với cùng kỳ năm 2015. Điểm mới là nông dân tận dụng đất vườn cây lâu năm, đất lúa sản xuất kém hiệu quả chuyển sang trồng cỏ để chăn nuôi bò. Trong những năm qua nhờ có sự hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, chất lượng đàn bò được cải thiện rõ rệt.
Lúa vẫn là chủ lực ở Đồng bằng Sông Cửu Long – GS Mai Văn Quyền: Tháng 9/2016 Bộ NN-PTNT phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức liên tiếp các cuộc họp với lãnh đạo các tỉnh, ban ngành... có liên quan bàn về liên kết phát triển sản xuất nông nghiệp của các vùng ĐBSCL. Tại đây các tỉnh đều có đặc thù riêng về các loại cây ăn trái, thủy sản, cây lúa. Nhưng cây lúa vẫn chiếm diện tích lớn, gần ½ diện tích tự nhiên của vùng có thể trồng lúa, 95% lượng thóc xuất khẩu của cả nước cũng lấy từ ĐBSCL. Tuy nhiên so sánh với các cây, con khác thì hiệu quả kinh tế do cây lúa mang lại còn thấp. Chính vì vậy nhà nước cũng như các ban ngành đồng tình chủ trương chuyển đổi một phần đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây, nuôi con khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng “trồng cây gì, nuôi con gì để có hiệu quả cao hơn cây lúa?”, bà con vẫn chưa có câu trả lời thỏa mãn.
Nâng cao chất lượng đàn bò sữa – Tác giả Sơn Trang: TP Hồ Chí Minh là địa phương có đàn bò sữa lớn nhất cả nước nhưng nhìn chung chất lượng cũng như hiệu quả chăn nuôi vẫn chưa được như mong muốn. Chính vì vậy trong giai đoạn 2016-2020, TP chủ trương không tăng đàn bò sữa (chỉ giữ ổn định ở 100 nghìn con), tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân. Trong đó có những giải pháp mạnh như đẩy mạnh loại thải bò sữa năng suất thấp, giảm hộ nuôi quy mô nhỏ.
Tổng hợp: Minh Tâm