Điểm tin báo chí ngày 09 tháng 9 năm 2016
- Thứ bảy - 10/09/2016 05:31
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
1. Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:
- Formosa phải tối ưu hóa xử lý môi trường mới được tiếp tục hoạt động – Tác giả Chính Thu: Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn tại cuộc họp nghe tình hình khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau sự cố môi trường của Ban chỉ đạo 182 của Tỉnh ủy diễn ra chiều 9/9. Sau sự cố môi trường biển, tỉnh ta đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân và triển khai công tác kê khai xác định thiệt hại phục vụ bồi thường, đến nay, qua rà soát, tổng hợp kết quả kê khai, xác định thiệt hại bước đầu. Phía Công ty Formosa đã xây dựng 16/16 kho lưu giữ chất thải; lắp hệ thống xử lý NOx, SO2 và lọc bụi tĩnh điện và lắp đặt thiết bị quan trắc tự động liên tục tại 9 nguồn thải ở 3 tổ máy đốt than của Nhà máy nhiệt điện, xưởng lò cao số 1, số 2. Các vị trí còn lại, Công ty cam kết sẽ hoàn thành lắp đặt thiết bị quan trắc trước ngày 31/12/2016.
- Đảng dẫn đường, dẫn dân xây dựng nông thôn mới – tác giả Thục Chi: Với phương châm “xây dựng NTM là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt”, xã Thiên Lộc (Can Lộc) không ngừng củng cố, xây dựng tổ chức có sở Đảng. Từ đó, cấp ủy Đảng các cấp tập trung lãn đạo, chỉ đpạ địa phương triển khai xây dựng NTM một cách hiệu quả
- Xây dựng các chuỗi sản phẩm đồng nhất, chất lượng, liên kết đầu ra – Tác giả Bích Hường, Văn Tịnh:Tại buổi làm việc với huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) về tình hình phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn huyện thời gian qua; ông Nguyễn Đắc Thắng – Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh HTX Việt Nam bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi trước sự phát triển nhanh chóng của huyện miền núi Vũ Quang; ông cho rằng huyện cần thực hiện tốt chương trình MTQG xây dựng NTM, trong đó hình thức tổ chức sản xuất, phát triển các HTX, THT là yếu tố quan trọng giúp cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; đồng thời quy hoạch tổng thể các vùng kinh tế, có dự báo chính xác về xu hướng phát triển của các sản phẩm chủ lực, trong đó phải tập trung vào các sản phẩm chủ lực như chuỗi lợn, ong, cam…
- Mùa mưa lũ, lại “ngay ngáy” lo về công trình thủy lợi! – Tác giả Hữu Trung: Hàng chục công trình hồ đập, thủy lợi trên địa bàn Hà Tĩnh đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ. Thế nhưng, với nguồn kinh phí “eo hẹp” không đủ để nâng cấp sửa chữa nên cứ... đến “hẹn” lại lo!Theo ông Nguyễn Bá Đức - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT: Đối với những công trình đã được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí, ngành đang tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiến hành sửa chữa hoàn chỉnh những hạng mục hư hỏng trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn công trình. Đặc biệt là các hạng mục công trình đầu mối của hồ chứa nước cần phát hiện sớm các ẩn họa, hư hỏng và ưu tiên nguồn vốn để xử lý cấp bách. Đối với các hồ chứa nguy cơ mất an toàn cao nhưng chưa có kinh phí để nâng cấp, sửa chữa, cần kiểm tra kỹ và xây dựng phương án tràn xả lũ phụ hoặc mở rộng, hạ thấp tràn để chủ động tháo lũ, đảm bảo an toàn cho công trình.
- TX Kỳ Anh quyết tâm hoàn thành kê khai thiệt hại trước 15/9 – Tác giả Thu Trang: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển, tại Thị xã Kỳ Anh,kết quả sơ bộ ban đầu ở các xã, phường sau khi tổng hợp kết quả phiếu kê khai: tàu dưới 90CV có 1.329 chiếc với 2.550 lao động; lao động khai thác thủy sản đơn giản là 3.989 người; tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản là 592; kinh doanh thủy sản ven biển có 1.274 cơ sở; dịch vụ hậu cần nghề cá có 85 cơ sở với 503 lao động; dịch vụ du lịch, thương mại có 33 cơ sở với 319 lao động.TX Kỳ Anh quyết tâm hoàn thành kê khai thiệt hại trước 15/9.
- Lộc Hà có 4.926 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố môi trường – Tác giả Trâm Anh:Thực hiện công tác kê khai xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển, đến ngày 9/9/2016 tại huyện Lộc Hà có 49/53 thôn của 6/7 xã bị ảnh hưởng (trừ Thạch Mỹ) cơ bản thực hiện theo đúng lộ trình hướng dẫn. Việc thống kê đánh giá của huyện ước đạt hơn 85% kế hoạch. Trên cơ sở soát xét lại các phần việc đã làm được và chưa làm được, ban chỉ đạo huyện Lộc Hà yêu cầu các xã huy động tối đa lực lượng, vào cuộc quyết liệt, đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện kê khai đúng quy chế dân chủ cơ sở.
2. Báo Nông nghiệp đăng các tin, bài:
- Sản xuất vụ đông đang bế tắc vì vướng vấn đề tích tụ ruộng đất – Tác giả Lê Bền:Tại hội nghị triển khai SX vụ đông 2016 các tỉnh phía Bắc do Bộ NN-PTNT tổ chức, vấn đề vướng mắc trong tích tụ đất đai, SX manh mún, cộng với việc thiếu cơ chế chính sách tầm cỡ quốc gia cho SX vụ đông ở phía Bắc vẫn là chủ đề nan giải, “cũ mà vẫn mới” được nhiều địa phương đặt ra. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích SX, tuy nhiên những năm qua, diện tích cây vụ đông phía Bắc tiếp tục giảm mạnh trong khi vụ đông ở các tỉnh phía Bắc là một vụ SX chính. Các tỉnh như Phú Thọ, Thanh Hóa, Bắc Giang … tuy đã có nhiều chính sách hỗ trợ các hộ dân và doanh nghiệp nhưng việc giữ diện tích vụ đông ngày càng khó khăn; việc tích tụ đất ruộng vẫn đang hết sức chậm chạp, lỏng lẻo về tính pháp lý....
- Ngành lúa gạo chậm đổi mới sẽ mất lợi thể cạnh tranh – Tác giả NB,HP: Tại Hội thảo khoa học “Đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến lúa gạo khu vực ĐBSCL”, TS Phạm Văn Tấn – PGĐ Phân Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch nhận định: ngành lúa gạo chậm đổi mới sẽ mất lợi thể cạnh tranh. Trong những năm qua cơ giới hóa nông nghiepj trong sản xuất, chế biến lúa gạo ở ĐBSCL tăng đáng kể; công nghệ, thiết bị chế biến gạo có nhiều tiến bộ so với các nước trong khi vực nhưng tỷ lệ gạo còn thấp; việc bảo quản và tồn trưc, hệ thống kho chứa lứa gạo chưa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để bảo quản lúa dài ngày.
- Bưởi da xanh hồi sinh bên sông Lại – Tác giả Đình Thung: Cứ ngỡ bưởi da xanh (nguồn gốc là bươi Thanh Trà) đã bị “thất truyền” trên vùng đất Hoài Nhơn (Bình Định), thế nhưng từ năm 2009 đến nay, từ mô hình “trồng cây có múi”, cây bưởi da xanh bắt đầu xuất hiện trở lại, rồi phát triển mạnh trong những vườn nhà.Theo nhiều lão nông ở huyện Hoài Nhơn, bưởi da xanh vốn có nguồn gốc là bưởi Thanh Trà, được du nhập vào Hoài Nhơn từ thế kỷ XVI, theo chân những người ở Đàng Ngoài vào đây lập nghiệp."Bưởi Thanh Trà là giống bưởi ruột thẳng, quả tròn vừa phải, nước nhiều, ngọt lịm. Loại bưởi này có đặc điểm là dù đã chín, vỏ vẫn giữ màu xanh nên người dân địa phương gọi là bưởi da xanh”.Trong chiến tranh, vườn tược bỏ hoang không ai chăm sóc, những cây bưởi da xanh chết dần. Sau ngày giải phóng, cây nào còn trụ được cũng đã già cỗi, cho chẳng bao nhiêu trái, người dân không mặn mà chăm sóc. Đến năm 2009, Hội Nông dân phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn triển khai mô hình “trồng cây có múi”, chọn giống bưởi da xanh để triển khai.
- Đăk Lăk: Phát triển chăn nuôi bò hàng hóa – Tác giả Minh Phúc:Hiện tổng số đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh có khoảng 216.030 con (trong đó có 35.223 con trâu và 180.807 con bò), tốc độ tăng đàn hàng năm từ 8 - 11%. Từ việc chăn nuôi trâu, bò theo hình thức truyền thống là để sử dụng sức kéo, giải quyết thời gian nông nhàn, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở tỉnh Đăk Lăk đã chú trọng phát triển đàn vật nuôi theo hướng hàng hóa thương phẩm, tạo nguồn thu nhập khá. Hiện việc chăn nuôi trâu, bò của người dân phần lớn vẫn theo hình thức thả rông, điều này tiềm ẩn nguy cơ đàn vật nuôi bị lây lan dịch bệnh, việc tiêm chủng vacxin LMLM được ngành thú y tỉnh triển khai 2 đợt mỗi năm và 1 đợt tiêm vacxin tụ huyết trùng:
- Tiếp nhận công nghệ nhân giống khoai tây hiện đại – Tác giả Minh Phúc: Mới đây, Tập đoàn Orion Hàn Quốc trao tặng thiết bị nghiên cứu sản xuất giống khoai tây sạch bệnh trên giàn khí canh cho Viện Sinh học nông nghiệp (SHNN) thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.Sau hơn 40 ngày đêm thi công lắp đặt, đến nay công trình nhà nhân giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh với diện tích 576m2 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tại Viện SHNN.
- Quảng Ngãi: 5 năm tới, cần trên 3.400 tỷ đồng cho NTM – Tác giả Hải Yến: Theo kế hoạch, đến năm 2020 Quảng Ngãi có 2 huyện là Nghĩa Hành, Tư Nghĩa và 55 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nhu cầu vốn thực hiện kế hoạch trên khoảng 3.400 tỷ đồng, từ các nguồn vốn khác nhau.
- Trà Vinh: Huy động hơn 3.300 tỉ đồng xây dựng NTM – Tác giả K Nguyên:Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh, cho biết sau hơn 5 năm thực hiện chương trình, tỉnh đã huy động được hơn 3.300 tỉ đồng. Đến nay Trà Vinh có 21 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM, 8 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 55 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, và nhiều xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Trà Vinh dự kiến đầu tư hơn 6.500 tỉ đồng, phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% số xã đạt chuẩn xã NTM.
- Quảng Trị: Hơn 80 tỷ xây dựng giao thông vùng khó khăn – Tác giả Hải Linh:Giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh Quảng Trị dành hơn 80 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương hỗ trợ Chương trình phát triển các vùng và ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao vùng đồng bào dân tộc và miền núi trong tỉnh. Theo đó, 9 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 20km thuộc 6 xã đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hóa sẽ được đầu tư xây dựng.
- Cải tạo đất hay chôn lấp chất thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường? – Tác giả Việt Bắc: Tại xóm Phỉnh, xã Phượng Tiến (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), bên trong khu đất của dự án trang trại của Công Ty Nam Việt có 3 ao chứa chất thải dạng lỏng màu đen, bốc mùi hôi thối nồng nặc nằm trên đỉnh các quả đồi. Mỗi ao chứa nước thải có diện tích khoảng 100 - 250m2, độ sâu khoảng 1m.Người dân cho biết, trước đây có rất nhiều ao chứa nước thải như trên, nhưng thời gian gần đây Cty đã cho máy múc vào lấp hết các ao và thường tập kết chất lỏng vào ban đêm và nghi răng đây là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường tại đây. Tuy nhiên phía Cty CP Nam Việt cho biết, dự án đang trong quá trình xây dựng nên chưa phát sinh chất thải. Số chất lỏng trong các ao chứa nằm trong khu đất của dự án là do đơn vị mua của Cty TNHH MiWon Việt Nam (TP Việt Trì, Phú Thọ) để làm phân bón cải tạo đất trồng cỏ nuôi bò. Để chứng minh, ông An đưa ra bản hợp đồng mua bán sản phẩm giữa 2 Cty ký kết ngày 2/1/2016.... Dư luận địa phương đang đặt nghi vấn: Phải chăng Cty CP Nam Việt đang mượn lý do bón phân cải tạo đất để chôn lấp chất thải công nghiệp trái phép cho Cty TNHH MiWon Việt Nam? Hiện Sở TNMT đang phối hợp với cảnh sát môi trường tỉnh Phú Thọ điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Tổng hợp Minh Tâm