Điểm tin báo chí ngày 20 tháng 9 năm 2016
- Thứ tư - 21/09/2016 00:52
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Dự án bò Bình Hà (bài 1): Kỳ vọng “đầu kéo” tái cơ cấu ngành chăn nuôi – Nhóm PV Kinh tế: Với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thời gian qua, Hà Tĩnh đã có những chính sách khuyến khích người dân, thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn để làm “đầu kéo” cho toàn ngành. Dự án chăn nuôi bò Bình Hà đã được tỉnh “chọn mặt gửi vàng”. Để thực hiện dự án, UBND tỉnh đã điều chỉnh toàn bộ diện tích quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn 2 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên sang quy hoạch phát triển chăn nuôi, trồng cỏ. Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt có quy mô 150.000 con, được triển khai trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh với tổng diện tích hơn 6.000 ha, tổng vốn đầu tư 5.045 tỷ đồng. Từ tháng 1/2016 đến nay, công ty nhập gần 30.000 con bò thịt (bò Úc) để nuôi vỗ béo và đã xuất bán hơn 7.000 con. Tổng vốn đầu tư vào dự án tính đến thời điểm này là hơn 800 tỷ đồng. Ngoài sự nỗ lực của chủ đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp tỉnh Hà Tĩnh còn phải kể đến “bà đỡ” về vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển (BIDV). Theo lãnh đạo BIDV Hà Tĩnh, ngoài hợp đồng tín dụng cho vay trung dài hạn 2.190 tỷ đồng, BIDV sẽ tiếp tục làm đầu mối đầu tư vốn lưu động cho dự án với tổng số tiền trên 1.000 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tư tín dụng lớn nhất mà chi nhánh thực hiện từ trước tới nay.
Hỗ trợ hơn 9,6 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới – Tác giả Bá Tân: Thực hiện nhiệm vụ đỡ đầu các xã xây dựng NTM, 8 tháng đầu năm các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh đã hỗ trợ 9,6 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất và hơn 1.100 ngày công, góp phần cùng các địa phương hoàn thành các tiêu chí.
Trị bệnh đốm đen hại bước bưởi Phúc Trạch – Tác giả Dương Chiến: Những năm gần đây, xuất hiện bệnh đóm đen trên cây có múi đặc biệt là bưởi Phúc Trạch đã gây những tổn thất lớn về mặt kinh tế cho người sản xuất. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu rau quả, từ năm 2008 đến nay, hầu hết các vườn bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê đều bị nhiễm bệnh đóm đen ở các cấp độ khác nhau. Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu rau quả đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau đến sự phát sinh, phát triển bệnh đốm đen trên bưởi Phúc Trạch. Kết quả có 4 loại thuốc BVTV: Ridomil 68WG, Aliette 80WP, Score 250EC và Daconnil 75WP có tác dụng phòng trừ bệnh đốm đen, nâng cao chất lượng bưởi Phúc Trạch. Thời điểm phun có hiệu quả nhất là phun tắt hoa từ 6-7 tuần. Số lần phun thích hợp à 3 lần, cách nhau 15 lần.
2/Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:
Thuê đất làm lúa để... giúp người nghèo – Tác giả Chí Trung - Nguyễn Ngọc: Tổ thuê đất sản xuất xây dựng quỹ hội và trợ giúp nhân đạo được thành lập từ đầu năm 2011 với 4 thành viên, do ông Nguyễn Văn Thum ngụ ấp K11, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông làm tổ trưởng. Ban đầu, các thành viên trong tổ hùn tiền lại thuê 5.000m2 đất để trồng lúa. Sau đó họ mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thay phiên nhau chăm sóc. Mỗi năm tổ trồng 3 vụ lúa, bình quân năng suất từ 7 - 8 tấn/ha/vụ. Để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận, mỗi vụ thu hoạch tổ sẽ vận động thêm các chủ máy hỗ trợ từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch. Nhờ đó, sau khi trừ chi phí thuê đất, chi phí mua vật tư, công chăm sóc, mỗi năm tổ thu lợi nhuận từ 20 - 30 triệu đồng, một phần để làm công tác từ thiện và trích lại một phần để tái sản xuất vụ sau. Sau hơn 5 năm, tổ thuê đất sản xuất xây dựng quỹ hội và trợ giúp nhân đạo đã tham gia cất mới và sửa chữa 17 căn nhà tình thương cho người nghèo, trị giá hơn 150 triệu đồng; trợ cấp hàng tháng cho 7 hộ neo đơn; phát gần 5 tấn gạo cho hơn 400 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn…
Làm giàu nhờ mạnh dạn trồng cây ăn quả trên đất cằn – Tác giả San Nguyễn: Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu. Ông Nguyễn Thăng Kiêm - Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Vinh cho hay: Với một xã đông đồng bào DTTS sinh sống, nhờ mô hình chuyển đổi hiệu quả như gia đình ông Thắng, bà con tin tưởng làm theo, chuyển đổi đất đồi dốc không hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Chính quyền sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để xã ngày càng có nhiều hơn nữa mô hình như gia đình ông Thắng.
Cửa hàng thực phẩm sạch - dễ tìm nhưng... khó tin – Tác giả San Nguyễn: Không ít con phố ở Hà Nội, chỉ cách nhau một đoạn đã có nhiều cửa hàng bán thực phẩm sạch của nhiều đơn vị khác nhau. Trong cơn khát thực phẩm sạch của người dân, các cửa hàng thực phẩm sạch cũng được mở ra nhiều không kém. Tuy nhiên, trong số các cửa hàng này, có bao nhiêu phần trăm là thực phẩm sạch, có nguồn gốc - người tiêu dùng khó có thể nhận biết được. Ngoài ra trên các trang mạng, địa chỉ cung cấp rau và thực phẩm sạch cũng mở ra nhan nhản. Mới đây, Bộ NNPTNT chính thức công bố 69 địa chỉ cung cấp sản phẩm nông sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi trên toàn quốc. Tuy nhiên, trong danh sách nói trên, Hà Nội chỉ có 7 địa điểm cung cấp sản phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Theo ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT), không phải cửa hàng cứ lấy thực phẩm, dù sạch về bán là đủ điều kiện kinh doanh. Ngoài giấy đăng ký kinh doanh, cửa hàng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chi cục cấp.
Formosa xả thải độc: Nông dân sản xuất giỏi méo mặt – Tác giả Ngọc Vũ: Sau vụ Formosa xả thải độc gây cá chết hàng loạt, nông, ngư dân thuộc diện hộ nghèo nay càng nghèo hơn. Còn những nông dân sản xuất giỏi các cấp cũng đang điêu đứng, méo mặt vì nợ nần, hàng hải sản tồn kho. Như gia đình ông Hoàng Đới và bà Nguyễn Thị Thiếc (thôn Xuân Lộc, xã Gio Việt, Gio Linh, Quảng Trị), mỗi năm cơ sở chế biến của gia đình xuất ra thị trường từ 35-40 tấn sứa mang thương hiệu Cửa Việt, sau khi trừ chi phí lãi 400 triệu đồng. Thế nhưng, từ ngày xảy ra sự cố môi trường cá chết đến nay, sản phẩm Sứa Cửa Việt không thể tiêu thụ, cơ sở ngừng hoạt động kéo theo hàng chục nhân công thất nghiệp. Cũng là hộ nông dân sản xuất giỏi, anh Lê Hảo (trú thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt, Gio Linh) – chủ cơ sở chế biến cá Hảo Non đứng ngồi không yên khi mỗi tháng phải bỏ ra gần 10 triệu đồng để bảo quản 15 tấn cá nục, cá ngừ cấp đông trị giá hơn 350 triệu đồng tồn kho. Mới đây, Sở TNMT tỉnh Quảng Trị vừa trình UBND tỉnh này phương án tiêu hủy 70 tấn cá tại các kho đông lạnh trên địa bàn vì không tiêu thụ được.
“Nữ tướng” trồng rừng vượt nghịch cảnh thành tỷ phú – Tác giả An Sơn: Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú. Trước đây, khi gia đình đang phải sống trong cảnh bữa đói bữa no thì tai họa lại ập đến, chồng chị bị tai nạn giao thông liệt mất nửa người. Chị Ba phải chạy ngược chạy xuôi nuôi sống cả nhà. Thấy nghề trồng và chăm sóc rừng thuê có thu nhập ổn định, chị đứng ra tập hợp gần 10 phụ nữ nghèo trong khu tái định cư thành lập tổ trồng và chăm sóc rừng thuê. Sau khi tích trữ được số vốn khá, chị Ba mạnh dạn vay mượn mua 1 xe tải, 2 máy múc đất để làm dịch vụ trồng, chăm sóc và thu hoạch rừng quy mô lớn. Hàng năm, tiền thu được từ hoạt động dịch vụ chị mua đất trồng rừng kinh tế cho gia đình. Đến nay gia đình chị đã sở hữu 44ha đất rừng. Năm nay chị đã đạt doanh thu khoảng 1,2 tỷ đồng, sau khi trừ tất cả các chi phí, đạt lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng. Không chỉ làm ăn giỏi, chị còn được coi là “bà đỡ” của người nghèo ở địa phương, tạo việc làm thường xuyên cho 70 người dân ở xã với thu nhập từ 200.000 - 250.000 đồng/người/ngày công. Chị Ba còn thường xuyên hỗ trợ người nghèo ở địa phương về vốn, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng. Sự hỗ trợ này đã giúp nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã vươn lên làm giàu.
Cần có nghị định riêng thúc đẩy tích tụ ruộng đất – Tác giả Thiên Hương: Theo Ngân hàng Thế giới và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), với hộ gia đình chuyên sản xuất lúa phải có ít nhất 2ha mới vượt qua ngưỡng đói nghèo, và phải có ít nhất 3ha mới đạt tới ngưỡng thu nhập trung bình ở nông thôn. Trong khi đó, bình quân mỗi hộ nông dân ở nước ta chỉ có khoảng 0,46ha đất nông nghiệp, chia thành 2,83 mảnh. Chính vì ruộng đất phân tán, manh mún nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa không tương xứng với sức lao động người nông dân bỏ ra. Để gỡ các rào cản về đất đai, IPSARD kiến nghị Nhà nước nới lỏng quy định đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, cho phép các tổ chức, cá nhân đủ tiềm lực về vốn, công nghệ được nhận quyền chuyển nhượng đất nông nghiệp để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Đặc biệt, Nhà nước cần xây dựng nghị định riêng để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp cho hộ sản xuất hàng hóa lớn, trang trại, trong đó tập trung vào miễn, giảm thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và lệ phí trước bạ; hỗ trợ về cơ sở hạ tầng đối với các diện tích mới được tích tụ, tập trung; hỗ trợ tín dụng dài hạn, lãi suất thấp cho các hộ, trang trại có tiềm lực và phương án đầu tư khả thi mua lại đất của các hộ bỏ ruộng, hoặc hỗ trợ trực tiếp tiền cho thuê ruộng giữa các hộ; thành lập các quỹ hoặc hỗ trợ sàn giao dịch đất nông nghiệp để thu mua lại những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả để cho các hộ sản xuất hàng hóa lớn, trang trại hoặc các doanh nghiệp thuê lại.
4/Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:
Không nợ đọng xây dựng nông thôn mới – Tác giả NV: Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã hoàn thành 16,4 tiêu chí và 36,3 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM. Đây là một trong những địa phương của tỉnh Quảng Ninh không có nợ động xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Đến nay, TP đã bố trí được hầu hết các nguồn vốn. Với việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực, TP sẽ hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong xây dựng NTM 2016.
Quảng Ninh: 22% kinh phí cho NTM từ xã hội hóa – Tác giả VN: Theo Ban xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh, trong tổng số 55 nghìn tỷ đồng đầu tư cho chương trình xây dựng NTM của tỉnh từ trước đến nay thì số vốn do người dân và DN đóng góp chiếm tới 22%. Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM” đã huy động được sự tham gia tích cực của người dân, DN để thực hiện các nhóm tiêu chí xây dựng hạ tầng nông thôn, thủy lợi, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
Chuyện lạ ở Tản Lĩnh: DN hỗ trợ xây dựng NTM bị cản trở - Tác giả: Trong khi cả nước và TP Hà Nội đang ra sức xây dựng NTM thì tại thôn Việt Long, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, doanh nghiệp lại gặp nhiều trở ngại khi hỗ trợ xây dựng công trình NTM. Thôn Việt Long chưa có nhà văn hóa, mỗi khi sinh hoạt, nhân dân đều phải thuê bạt, bàn ghế để ngồi ở sân kho; trong khi ngân sách địa phương đang khó khăn chưa thể bố trí ngân sách cho thôn xây dựng NVH nên chính quyền xã mong muốn nhân dân và DN trên địa bàn xã đứng ra vận động để thực hiện. Công ty CP Ao Vua đã ủng hộ 100 triệu đồng; Công ty CP sữa Ba Vì ủng hộ 50 triệu đồng; 2 hộ dân ở gần khu sân kho hiến hơn 40m2 để xây dựng NVH thôn. Dự kiến công trình hoàn thành trong tháng 9/2016. Tuy nhiên do một số cán bộ và đảng viên Chi bộ thôn chưa thống nhất trong việc xây dựng công trình, thậm chí trong chi bộ còn ra nghị quyết không đúng tâm tư nguyện vọng của nhân dân nên ngày 7/9 vừa qua, Công ty CP Ao Vua ra thông báo tạm dừng việc thi công. Đây là trường hi hữu khi DN hỗ trợ xây dựng NTM lại bị cản trở.
Nông dân mê lúa OM7347 – Tác giả Sông La: OM7347 là giống đặc sản ngắn ngày, có dặc điểm cứng cây, dạng hình đẹp, khả năng đẻ nhánh khỏe. Về chất lượng gạo có phẩm chất gạo dẻo, mùi thơm, mặt gạo đẹp, thon dài và ngon cơm. Tháng 4/2016, Viện lúa ĐBSCL đã tiến hành chuyển nhượng bản quyền giống lúa OM7347 cho DIBANCO. Theo đó, DIBANCO được độc quyền khai thác tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, OM7347 có TGST 95-100 ngày, thích ứng rộng, năng suất đạt từ 6-8,5 tấn/ha. Tại Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Định đã trồng thử nghiệm, năng suất đạt trên 7 tấn/ha.
Đồng hành với người dân vùng lũ – Tác giả Nguyễn Huân: Ngay sau khi cơ bão cố 2 gây lũ quét và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai gây thiệt hại lớn về người, tài sản và hoa màu; sau khi đi thị sát kiểm tra, Bộ trương Bộ NN và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương bàn bạc, tìm phương án hỗ trợ khôi phục sản xuất cho bà con. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở NN-PTNT Lào Cai vừa hỗ trợ khẩn cấp 10.000 con gà giống J-Dabaco, 4ha cá rô phi đơn tính và cá chép lai, 1.400kg ngô giông và khoai lang hỗ trợ nhân dân hai xã Quang Kim và Cốc San, huyện Bát Xát. Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai cho biết: hiện địa phương đã triển khai trồng được 6,5ha ngô giống mới theo kỹ thuật trồng dày và hy vọng sau 4-5 tháng nữa các mô hình nuôi gà, cá và khoai lang sẽ được thu hoạch, bước đầu giải quyết khó khăn cho bà con. Về chủ trương biến bất lợi thành lợi thế, Chủ tịch UBND huyện Bát Xát – Hoàng Đăng Khoa chia sẻ: Huyện sẽ chỉ đạo thành lập các HTX và xây dựng thương hiệu gà thả vườn, gà đồi, cá cho Quang Kim và Cốc San.
Nước rút đưa rau quả xuất khẩu vượt lúa gạo – Tác giả Lê Bền: Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả có nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên vượt lúa gạo, Bộ NN-PTNT đang gấp rút triển khai nhiều giải pháp theo hướng có trọng tâm cả trước mắt và dài hạn nhằm đưa rau quả thành ngành hàng xuất khẩu chiến lược. Theo Bộ NN-PTNT, 8 tháng đầu năm 2016, XK rau quả đạt kim ngạch 1,57 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 (28%). Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá từ nay đến hết năm 2016, XK rau quả nhiều khả năng sẽ cán mốc trên 2,4 tỷ USD và vượt qua so với XK lúa gạo. Trong bối cảnh XK rau quả đang ngày càng phát triển, việc kiểm soát dịch bệnh nhằm ổn định vùng nguyên liệu trong nước là một trong các giải pháp trọng tâm mà Bộ NN-PTNT tập trung thực hiện.
Ngư dân chìm trong nợ - Tác giả Tâm Phùng: Ông Ngô Văn Thủy – Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, Quảng Binh) cho biết: Tính riêng vay của Ngân hàng CSXH với các đối tượng hộ nghèo và chính sách ủy thác qua các tổ chức CT-XH là 479 hộ với tổng dư nợ trên 13 tỷ đồng. Ngoài ra các hộ gia đình khác vay sản xuất ở các ngân hàng khác cũng lên đến vài chục tỷ đồng. Nhưng mấy tháng gần đây, ngư dân không đi biển được hay có đi về có cá bán cũng không ai mua. Bởi vậy đời sống của ngư dân đã khó nay còn khó hơn, đến miếng cơm manh áo còn không đủ nói gì lấy tiền trả nợ.
Bưởi Phúc Trạch “đắng” – Tác giả Thanh Nga, Tâm Đan: Năm nay, bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê được mùa, sản lượng tăng gấp 3 lần so với các năm trước, song giá bán rớt thảm hại khiến nông dân ngậm ngùi. “Được mùa mất giá” là bài toán nan giải muôn thưở. Theo thống kê, trên địa bàn huyện có gần 2.000ha trồng bưởi Phúc Trạch, trong đó có 800ha cho quả, sản lượng năm 2016 dự kiến đạt khoảng 8.000 tấn, tuy nhiên mức quá giảm khoảng 20% so với năm ngoái.
Hỗ trợ hơn 9,6 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới – Tác giả Bá Tân: Thực hiện nhiệm vụ đỡ đầu các xã xây dựng NTM, 8 tháng đầu năm các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh đã hỗ trợ 9,6 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất và hơn 1.100 ngày công, góp phần cùng các địa phương hoàn thành các tiêu chí.
Trị bệnh đốm đen hại bước bưởi Phúc Trạch – Tác giả Dương Chiến: Những năm gần đây, xuất hiện bệnh đóm đen trên cây có múi đặc biệt là bưởi Phúc Trạch đã gây những tổn thất lớn về mặt kinh tế cho người sản xuất. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu rau quả, từ năm 2008 đến nay, hầu hết các vườn bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê đều bị nhiễm bệnh đóm đen ở các cấp độ khác nhau. Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu rau quả đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau đến sự phát sinh, phát triển bệnh đốm đen trên bưởi Phúc Trạch. Kết quả có 4 loại thuốc BVTV: Ridomil 68WG, Aliette 80WP, Score 250EC và Daconnil 75WP có tác dụng phòng trừ bệnh đốm đen, nâng cao chất lượng bưởi Phúc Trạch. Thời điểm phun có hiệu quả nhất là phun tắt hoa từ 6-7 tuần. Số lần phun thích hợp à 3 lần, cách nhau 15 lần.
2/Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:
Thuê đất làm lúa để... giúp người nghèo – Tác giả Chí Trung - Nguyễn Ngọc: Tổ thuê đất sản xuất xây dựng quỹ hội và trợ giúp nhân đạo được thành lập từ đầu năm 2011 với 4 thành viên, do ông Nguyễn Văn Thum ngụ ấp K11, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông làm tổ trưởng. Ban đầu, các thành viên trong tổ hùn tiền lại thuê 5.000m2 đất để trồng lúa. Sau đó họ mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thay phiên nhau chăm sóc. Mỗi năm tổ trồng 3 vụ lúa, bình quân năng suất từ 7 - 8 tấn/ha/vụ. Để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận, mỗi vụ thu hoạch tổ sẽ vận động thêm các chủ máy hỗ trợ từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch. Nhờ đó, sau khi trừ chi phí thuê đất, chi phí mua vật tư, công chăm sóc, mỗi năm tổ thu lợi nhuận từ 20 - 30 triệu đồng, một phần để làm công tác từ thiện và trích lại một phần để tái sản xuất vụ sau. Sau hơn 5 năm, tổ thuê đất sản xuất xây dựng quỹ hội và trợ giúp nhân đạo đã tham gia cất mới và sửa chữa 17 căn nhà tình thương cho người nghèo, trị giá hơn 150 triệu đồng; trợ cấp hàng tháng cho 7 hộ neo đơn; phát gần 5 tấn gạo cho hơn 400 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn…
Làm giàu nhờ mạnh dạn trồng cây ăn quả trên đất cằn – Tác giả San Nguyễn: Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu. Ông Nguyễn Thăng Kiêm - Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Vinh cho hay: Với một xã đông đồng bào DTTS sinh sống, nhờ mô hình chuyển đổi hiệu quả như gia đình ông Thắng, bà con tin tưởng làm theo, chuyển đổi đất đồi dốc không hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Chính quyền sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để xã ngày càng có nhiều hơn nữa mô hình như gia đình ông Thắng.
Cửa hàng thực phẩm sạch - dễ tìm nhưng... khó tin – Tác giả San Nguyễn: Không ít con phố ở Hà Nội, chỉ cách nhau một đoạn đã có nhiều cửa hàng bán thực phẩm sạch của nhiều đơn vị khác nhau. Trong cơn khát thực phẩm sạch của người dân, các cửa hàng thực phẩm sạch cũng được mở ra nhiều không kém. Tuy nhiên, trong số các cửa hàng này, có bao nhiêu phần trăm là thực phẩm sạch, có nguồn gốc - người tiêu dùng khó có thể nhận biết được. Ngoài ra trên các trang mạng, địa chỉ cung cấp rau và thực phẩm sạch cũng mở ra nhan nhản. Mới đây, Bộ NNPTNT chính thức công bố 69 địa chỉ cung cấp sản phẩm nông sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi trên toàn quốc. Tuy nhiên, trong danh sách nói trên, Hà Nội chỉ có 7 địa điểm cung cấp sản phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Theo ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT), không phải cửa hàng cứ lấy thực phẩm, dù sạch về bán là đủ điều kiện kinh doanh. Ngoài giấy đăng ký kinh doanh, cửa hàng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chi cục cấp.
Formosa xả thải độc: Nông dân sản xuất giỏi méo mặt – Tác giả Ngọc Vũ: Sau vụ Formosa xả thải độc gây cá chết hàng loạt, nông, ngư dân thuộc diện hộ nghèo nay càng nghèo hơn. Còn những nông dân sản xuất giỏi các cấp cũng đang điêu đứng, méo mặt vì nợ nần, hàng hải sản tồn kho. Như gia đình ông Hoàng Đới và bà Nguyễn Thị Thiếc (thôn Xuân Lộc, xã Gio Việt, Gio Linh, Quảng Trị), mỗi năm cơ sở chế biến của gia đình xuất ra thị trường từ 35-40 tấn sứa mang thương hiệu Cửa Việt, sau khi trừ chi phí lãi 400 triệu đồng. Thế nhưng, từ ngày xảy ra sự cố môi trường cá chết đến nay, sản phẩm Sứa Cửa Việt không thể tiêu thụ, cơ sở ngừng hoạt động kéo theo hàng chục nhân công thất nghiệp. Cũng là hộ nông dân sản xuất giỏi, anh Lê Hảo (trú thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt, Gio Linh) – chủ cơ sở chế biến cá Hảo Non đứng ngồi không yên khi mỗi tháng phải bỏ ra gần 10 triệu đồng để bảo quản 15 tấn cá nục, cá ngừ cấp đông trị giá hơn 350 triệu đồng tồn kho. Mới đây, Sở TNMT tỉnh Quảng Trị vừa trình UBND tỉnh này phương án tiêu hủy 70 tấn cá tại các kho đông lạnh trên địa bàn vì không tiêu thụ được.
“Nữ tướng” trồng rừng vượt nghịch cảnh thành tỷ phú – Tác giả An Sơn: Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú. Trước đây, khi gia đình đang phải sống trong cảnh bữa đói bữa no thì tai họa lại ập đến, chồng chị bị tai nạn giao thông liệt mất nửa người. Chị Ba phải chạy ngược chạy xuôi nuôi sống cả nhà. Thấy nghề trồng và chăm sóc rừng thuê có thu nhập ổn định, chị đứng ra tập hợp gần 10 phụ nữ nghèo trong khu tái định cư thành lập tổ trồng và chăm sóc rừng thuê. Sau khi tích trữ được số vốn khá, chị Ba mạnh dạn vay mượn mua 1 xe tải, 2 máy múc đất để làm dịch vụ trồng, chăm sóc và thu hoạch rừng quy mô lớn. Hàng năm, tiền thu được từ hoạt động dịch vụ chị mua đất trồng rừng kinh tế cho gia đình. Đến nay gia đình chị đã sở hữu 44ha đất rừng. Năm nay chị đã đạt doanh thu khoảng 1,2 tỷ đồng, sau khi trừ tất cả các chi phí, đạt lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng. Không chỉ làm ăn giỏi, chị còn được coi là “bà đỡ” của người nghèo ở địa phương, tạo việc làm thường xuyên cho 70 người dân ở xã với thu nhập từ 200.000 - 250.000 đồng/người/ngày công. Chị Ba còn thường xuyên hỗ trợ người nghèo ở địa phương về vốn, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng. Sự hỗ trợ này đã giúp nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã vươn lên làm giàu.
Cần có nghị định riêng thúc đẩy tích tụ ruộng đất – Tác giả Thiên Hương: Theo Ngân hàng Thế giới và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), với hộ gia đình chuyên sản xuất lúa phải có ít nhất 2ha mới vượt qua ngưỡng đói nghèo, và phải có ít nhất 3ha mới đạt tới ngưỡng thu nhập trung bình ở nông thôn. Trong khi đó, bình quân mỗi hộ nông dân ở nước ta chỉ có khoảng 0,46ha đất nông nghiệp, chia thành 2,83 mảnh. Chính vì ruộng đất phân tán, manh mún nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa không tương xứng với sức lao động người nông dân bỏ ra. Để gỡ các rào cản về đất đai, IPSARD kiến nghị Nhà nước nới lỏng quy định đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, cho phép các tổ chức, cá nhân đủ tiềm lực về vốn, công nghệ được nhận quyền chuyển nhượng đất nông nghiệp để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Đặc biệt, Nhà nước cần xây dựng nghị định riêng để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp cho hộ sản xuất hàng hóa lớn, trang trại, trong đó tập trung vào miễn, giảm thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và lệ phí trước bạ; hỗ trợ về cơ sở hạ tầng đối với các diện tích mới được tích tụ, tập trung; hỗ trợ tín dụng dài hạn, lãi suất thấp cho các hộ, trang trại có tiềm lực và phương án đầu tư khả thi mua lại đất của các hộ bỏ ruộng, hoặc hỗ trợ trực tiếp tiền cho thuê ruộng giữa các hộ; thành lập các quỹ hoặc hỗ trợ sàn giao dịch đất nông nghiệp để thu mua lại những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả để cho các hộ sản xuất hàng hóa lớn, trang trại hoặc các doanh nghiệp thuê lại.
4/Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:
Không nợ đọng xây dựng nông thôn mới – Tác giả NV: Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã hoàn thành 16,4 tiêu chí và 36,3 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM. Đây là một trong những địa phương của tỉnh Quảng Ninh không có nợ động xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Đến nay, TP đã bố trí được hầu hết các nguồn vốn. Với việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực, TP sẽ hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong xây dựng NTM 2016.
Quảng Ninh: 22% kinh phí cho NTM từ xã hội hóa – Tác giả VN: Theo Ban xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh, trong tổng số 55 nghìn tỷ đồng đầu tư cho chương trình xây dựng NTM của tỉnh từ trước đến nay thì số vốn do người dân và DN đóng góp chiếm tới 22%. Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM” đã huy động được sự tham gia tích cực của người dân, DN để thực hiện các nhóm tiêu chí xây dựng hạ tầng nông thôn, thủy lợi, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.
Chuyện lạ ở Tản Lĩnh: DN hỗ trợ xây dựng NTM bị cản trở - Tác giả: Trong khi cả nước và TP Hà Nội đang ra sức xây dựng NTM thì tại thôn Việt Long, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, doanh nghiệp lại gặp nhiều trở ngại khi hỗ trợ xây dựng công trình NTM. Thôn Việt Long chưa có nhà văn hóa, mỗi khi sinh hoạt, nhân dân đều phải thuê bạt, bàn ghế để ngồi ở sân kho; trong khi ngân sách địa phương đang khó khăn chưa thể bố trí ngân sách cho thôn xây dựng NVH nên chính quyền xã mong muốn nhân dân và DN trên địa bàn xã đứng ra vận động để thực hiện. Công ty CP Ao Vua đã ủng hộ 100 triệu đồng; Công ty CP sữa Ba Vì ủng hộ 50 triệu đồng; 2 hộ dân ở gần khu sân kho hiến hơn 40m2 để xây dựng NVH thôn. Dự kiến công trình hoàn thành trong tháng 9/2016. Tuy nhiên do một số cán bộ và đảng viên Chi bộ thôn chưa thống nhất trong việc xây dựng công trình, thậm chí trong chi bộ còn ra nghị quyết không đúng tâm tư nguyện vọng của nhân dân nên ngày 7/9 vừa qua, Công ty CP Ao Vua ra thông báo tạm dừng việc thi công. Đây là trường hi hữu khi DN hỗ trợ xây dựng NTM lại bị cản trở.
Nông dân mê lúa OM7347 – Tác giả Sông La: OM7347 là giống đặc sản ngắn ngày, có dặc điểm cứng cây, dạng hình đẹp, khả năng đẻ nhánh khỏe. Về chất lượng gạo có phẩm chất gạo dẻo, mùi thơm, mặt gạo đẹp, thon dài và ngon cơm. Tháng 4/2016, Viện lúa ĐBSCL đã tiến hành chuyển nhượng bản quyền giống lúa OM7347 cho DIBANCO. Theo đó, DIBANCO được độc quyền khai thác tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, OM7347 có TGST 95-100 ngày, thích ứng rộng, năng suất đạt từ 6-8,5 tấn/ha. Tại Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Định đã trồng thử nghiệm, năng suất đạt trên 7 tấn/ha.
Đồng hành với người dân vùng lũ – Tác giả Nguyễn Huân: Ngay sau khi cơ bão cố 2 gây lũ quét và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai gây thiệt hại lớn về người, tài sản và hoa màu; sau khi đi thị sát kiểm tra, Bộ trương Bộ NN và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương bàn bạc, tìm phương án hỗ trợ khôi phục sản xuất cho bà con. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở NN-PTNT Lào Cai vừa hỗ trợ khẩn cấp 10.000 con gà giống J-Dabaco, 4ha cá rô phi đơn tính và cá chép lai, 1.400kg ngô giông và khoai lang hỗ trợ nhân dân hai xã Quang Kim và Cốc San, huyện Bát Xát. Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai cho biết: hiện địa phương đã triển khai trồng được 6,5ha ngô giống mới theo kỹ thuật trồng dày và hy vọng sau 4-5 tháng nữa các mô hình nuôi gà, cá và khoai lang sẽ được thu hoạch, bước đầu giải quyết khó khăn cho bà con. Về chủ trương biến bất lợi thành lợi thế, Chủ tịch UBND huyện Bát Xát – Hoàng Đăng Khoa chia sẻ: Huyện sẽ chỉ đạo thành lập các HTX và xây dựng thương hiệu gà thả vườn, gà đồi, cá cho Quang Kim và Cốc San.
Nước rút đưa rau quả xuất khẩu vượt lúa gạo – Tác giả Lê Bền: Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả có nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên vượt lúa gạo, Bộ NN-PTNT đang gấp rút triển khai nhiều giải pháp theo hướng có trọng tâm cả trước mắt và dài hạn nhằm đưa rau quả thành ngành hàng xuất khẩu chiến lược. Theo Bộ NN-PTNT, 8 tháng đầu năm 2016, XK rau quả đạt kim ngạch 1,57 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 (28%). Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá từ nay đến hết năm 2016, XK rau quả nhiều khả năng sẽ cán mốc trên 2,4 tỷ USD và vượt qua so với XK lúa gạo. Trong bối cảnh XK rau quả đang ngày càng phát triển, việc kiểm soát dịch bệnh nhằm ổn định vùng nguyên liệu trong nước là một trong các giải pháp trọng tâm mà Bộ NN-PTNT tập trung thực hiện.
Ngư dân chìm trong nợ - Tác giả Tâm Phùng: Ông Ngô Văn Thủy – Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, Quảng Binh) cho biết: Tính riêng vay của Ngân hàng CSXH với các đối tượng hộ nghèo và chính sách ủy thác qua các tổ chức CT-XH là 479 hộ với tổng dư nợ trên 13 tỷ đồng. Ngoài ra các hộ gia đình khác vay sản xuất ở các ngân hàng khác cũng lên đến vài chục tỷ đồng. Nhưng mấy tháng gần đây, ngư dân không đi biển được hay có đi về có cá bán cũng không ai mua. Bởi vậy đời sống của ngư dân đã khó nay còn khó hơn, đến miếng cơm manh áo còn không đủ nói gì lấy tiền trả nợ.
Bưởi Phúc Trạch “đắng” – Tác giả Thanh Nga, Tâm Đan: Năm nay, bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê được mùa, sản lượng tăng gấp 3 lần so với các năm trước, song giá bán rớt thảm hại khiến nông dân ngậm ngùi. “Được mùa mất giá” là bài toán nan giải muôn thưở. Theo thống kê, trên địa bàn huyện có gần 2.000ha trồng bưởi Phúc Trạch, trong đó có 800ha cho quả, sản lượng năm 2016 dự kiến đạt khoảng 8.000 tấn, tuy nhiên mức quá giảm khoảng 20% so với năm ngoái.
Tổng hợp: Minh Tâm