Điểm tin báo chí ngày 23 tháng 9 năm 2016

Điểm tin báo chí ngày 23 tháng 9 năm 2016
Trong ngày 23/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

1/Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài: 

Không kịp “chạy lũ”, nhà nông Hà Tĩnh nẫu ruột nhìn lúa nảy mầm – Tác giả Nguyễn Oanh:  Đến nay, toàn tỉnh chỉ mới thu hoạch được 26.242 ha/43.737 ha lúa hè thu, đạt 60% diện tích. Đây được xem là vụ thu hoạch khó khăn nhất trong nhiều năm lại nay. Kế hoạch 25/9 kết thúc thu hoạch bị “chặn đứng” do hai đợt mưa liên tiếp. Ở nhiều địa phương, bà con phải rải lúa ra giữa nhà, bật quạt điện từ ngày qua đêm để hạn chế thóc nảy mầm. Tuy nhiên lúa không được nắng thì chắc chắn sẽ đen mốc đi nhiều phần, làm giảm năng suất. Điều đáng nói ở vụ sản xuất hè thu 2016 là hai thời điểm quan trọng nhất đều không được thời tiết ủng hộ. Gần như toàn bộ diện tích thu hoạch muộn vào thời điểm này là do ảnh hưởng của đợt hạn hán đầu vụ. Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh từ khi đầu tư dây chuyền sấy hiện đại thì công tác giống cũng chủ động hơn. Không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, sau khi được tính toán kỹ thời điểm thu hoạch, lúa sẽ được chuyển ngay từ ruộng vào lò sấy. Với giải pháp này sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với sản xuất lúa giống. Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Quan trọng nhất, cần tranh thủ tối đa thời tiết nắng ráo để thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
 
Nhà nông Thạch Hà đua tài kiến thức – Tác giả Trí Thức:  Ngày 23/9, Hội Nông dân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tổ chức Chung kết Hội thi “Nhà nông đua tài năm 2016”. Trải qua bốn cuộc thi tại bốn cụm, ban tổ chức đã chọn được 4 đội tuyển từ 31 xã, thị trấn tham dự chung kết hội thi cấp huyện là: Thạch Hải, Thạch Lâm, Ngọc Sơn, Thạch Kênh. Kết thúc hội thi, ban tổ chức đã trao giải nhất cho Hội Nông dân xã Thạch Lâm, giải nhì cho xã Thạch Kênh, hai đơn vị Ngọc Sơn và Thạch Hải đồng giải ba. Hội thi đã tạo ra sân chơi bổ ích, góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hội nông dân, địa phương; đồng thời là dịp để các đơn vị giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
 
Đức Yên quyết tâm “về đích” nông thôn mới đúng hẹn – Tác giả Đức Phú: Khi đăng ký về đích NTM vào cuối năm 2016, xã Đức Yên (Đức Thọ) được đánh giá là địa phương có chuyển biến chậm trong thực hiện các tiêu chí. Thế nhưng, sau khi ban lãnh đạo xã được kiện toàn, cùng với sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự vào cuộc quyết liệt của nhân dân, xã quyết tâm cán đích vào cuối năm nay... Ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần ở xã Đức Yên đều được xem là ngày của NTM. Đây là một trong những cách làm mới của chính quyền địa phương nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân chung sức xây dựng NTM. Chính quyền xã còn tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban ngành, đoàn thể phụ trách, đồng thời cùng tham gia với đoàn viên, hội viên thực hiện từng tiêu chí. Hiện nay, tại các thôn ở Đức Yên, hệ thống đường giao thông nông thôn cơ bản đã được mở rộng, khang trang, sạch đẹp, cây xanh trồng hai bên được bảo vệ, chăm sóc cẩn thận, môi trường được đảm bảo, nhà ở dân cư được xây dựng mới, chỉnh trang phù hợp. Có được kết quả này chính là nhờ Đảng bộ, chính quyền đã làm cho dân hiểu được vai trò chủ thể của mình trong công cuộc xây dựng NTM.

2/Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:

Xuất khẩu rau quả đạt gần 1,5 tỷ USD – Tác giả Thiên Ngân: Theo Tổng cục Hải quan, đến giữa tháng 8, xuất khẩu (XK) rau quả của Việt Nam đã đạt 1,457 tỷ USD, tăng hơn 34,8% so với cùng kỳ năm ngoái và là nhóm hàng nông sản có sự tăng trưởng tốt nhất về giá trị XK.
NTM Quảng Ngãi: Chú trọng chất lượng hơn số lượng – Tác giả Đoàn Hồng: Ông Dương Văn Tô - Giám đốc Sở NNPTNT, kiêm Phó Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi cho biết: sau hơn 5 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Quảng Ngãi đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng và đã có 14 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí. Mặc dù số lượng các xã về đích chưa nhiều, song chất lượng các tiêu chí ở các xã này khá tốt, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đời sống người dân được nâng lên đáng kể, làng xã văn minh và ngày càng hiện đại. Đến nay, tổng nguồn vốn huy động đầu tư cho NTM (giai đoạn 2011 – 2015) đạt trên 6.370.828 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, các địa phương chủ yếu đầu tư các nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế, giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ... Nhờ đã tạo cho bộ mặt nông thôn của Quảng Ngãi có những thay đổi nhanh chóng và có nhiều chuyển biến rỏ nét. Công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo cũng được các cấp, ngành địa phương tích cực quan tâm thực hiện. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được hình thành và nhân rộng đã giúp cho hàng ngàn nông dân ở khu vực nông thôn có thu nhập ổn định, hộ nghèo giảm nhanh chóng.

“Lên đời” cho xoài, nhãn chinh phục thị trường khó tính – Tác giả Huỳnh Xây: Thời gian gần đây, hàng loạt các mặt hàng nông sản sạch của nhà vườn ở đồng bằng sông Cửu Long liên tiếp nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác Mỹ, châu Âu. Tín hiệu vui trên đã mở ra một hướng đi mới giúp nhà vườn tự tin trong việc canh tác sản xuất nông sản sạch xuất khẩu. Thẻo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, nhiều loại nông sản đặc biệt là nhãn Châu Thành, xoài Cao Lãnh đã có mặt tại thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc...

Siêu lợi nhuận từ mô hình “3 trong 1” – Tác giả Duy Hậu: 15 năm nước, chị Hòa Thị Dinh, thôn An Na, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) trồng mì, tỉa bắp, gieo đậu... Rồi cứ sau mỗi vụ, chị dùng số tiền dôi dư mua cà phê về trồng dần. Tuy chỉ có 7 sào đất nhưng phải đến 5 năm sau chị mới phủ kín được cà phê. Sau khi vườn cà phê cho thu hoạch, cuộc sống của gia đình chị Dinh bắt đầu bớt khó khăn hơn.Chị tiếp tục tích góp, gầy dựng được hơn 2ha cà phê. Vốn ham học hỏi, chịu khó, chị Dinh vẫn muốn vườn cà phê ấy cho lợi nhuận cao hơn. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, chị quyết định mua giống tiêu về cho leo trên những cây làm bóng mát ở vườn cà phê. Ngoài ra, ở những chỗ đất còn trống, thiếu cây che bóng mát, chị trồng xen thêm sầu riêng. Chị Dinh chia sẻ: “Nhờ trồng xen, mỗi năm tôi có thêm khoảng 300 triệu đồng từ cây tiêu, gần 100 triệu đồng từ cây sầu riêng. So với việc trồng thuần cà phê trước đó, thu nhập của gia đình tôi tăng lên đến hơn 3 lần.
Táo Ninh Thuận giảm giá chỉ còn 5.000 đồng/kg – Tác giả Công Tâm:  Khoảng 1 tuần nay, giá táo tại Ninh Thuận đã giảm, hiện chỉ còn từ 5.000 – 7.000 đồng/kg, tức giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg so với đầu tháng. Nguyên nhân được xác định là do những cơn mưa bất chợt dẫn đến thị trường tiêu thụ chậm, giá táo giảm làm cho các chủ kinh doanh táo và nông dân trồng táo mất vui.

Không được vay vốn “67” vì… già! – Tác giả Công Tâm: Sau hơn 2 năm triển khai Nghị định 67, rất nhiều ngư dân ven biển vẫn chưa mặn mà với chính sách ưu đãi vay vốn vì nhiều lý do khác nhau. Để gỡ nút thắt này, mới đây UBND tỉnh Khánh Hòa và các sở, ban, ngành liên quan đã tổ chức buổi đối thoại với các ngư dân. Tại buổi đối thoại có hơn 70 ngư dân là các chủ tàu, đại diện các ngân hàng, lãnh đạo các sở, bảo hiểm cùng tham gia bàn về 3 vấn đề trọng tâm, gồm: Chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm và một số chính sách khác. Trong đó nhiều người dân có ý kiến về việc: không được vay vốn vì già, phải thế chấp tài sản mới được vay... Theo Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của tỉnh Khánh Hòa, tính đến thời điểm ngày 31.8.2016, đã có 45 chủ tàu cá đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu với tổng nhu cầu vốn vay là 408 tỷ đồng. Ông Đào Công Thiên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Trưởng Ban chỉ đạo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tỉnh cho biết, Chương trình đóng tàu xa bờ theo Nghị định 67 của cả nước cũng rất khó khăn chứ không riêng tỉnh Khánh Hòa. Để tháo gỡ, ông Thiên đã chỉ đạo Sở NNPTNT rà soát lại khó khăn, vướng mắc của Nghị định 67.  Cũng theo ông, từ nay đến cuối năm không được dừng lại, các hồ sơ đủ điều kiện tiếp tục triển khai cho vay, giải ngân vốn ngay.

Thúc đẩy tăng trưởng vốn tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn – Tác giả Thu Hà: Chiều 23.9, tại Hà Nội, Hội NDVN, Hội LHPN VN và Ngân hàng NNPTNT VN đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận liên ngành về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9.6.2015 của Chính Phủ. Giai đoạn 2010-2015, thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ, Ngân hàng NNPTNT VN đã phối hợp với Hội NDVN, Hội LHPN VN các cấp thành lập 53.953 tổ vay vốn với dư nợ 44.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm khoảng 0.2%. Theo đó, thỏa thuận liên ngành giữa Hội NDVN và Ngân hàng NNPTNT VN tập trung vào các nội dung như: phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, hội viên ND cả nước những nội dung cơ bản của Nghị định 55 của Chính Phủ; phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của tổ chức Hội cấp trên đối với Hội cấp dưới, Tổ vay vốn và hộ vay vốn; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, cán bộ Tổ vay vốn; tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức và phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đào tạo nghề cho hội viên

3/Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:  

Về nơi dân đóng góp làm đường giao thông nông thôn – Tác giả Trần Hiếu: Trong quá trình xây dựng NTM, tiêu chí giao  thông luôn đứng hàng đầu là môt trong những tiêu chí khó thực hiện do cần nguồn vốn đầu tư lớn. Vậy mà tại xã Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A, Hậu Giang) hệ thống đường GTNT ngày càng hoàn thiện, không cần tiền nhà nước hỗ trợ, dù đây là xã thuần nông, chỉ có lúa và cây ăn trái. Tất cả các công trình đều được người dân đứng ra vận động, tự thực hiện. Là một trong những người đầu tàu đi vận đồng bà con, ông Ba Thích cho biết: “Đã là một người con thì ai cũng muốn điều tốt đẹp với quê hương mình. Muốn như vậy thì phải lăn vào làm. Tôi thấy việc làm đường GTNT là rất cần thiết, tôi già không đóng góp được sức nhưng tranh thủ những nơi quen biết, được nguồn nào là mang về cùng người dân làm đẹp quê mình”. Tính riêng giai đoạn 2014-2015 tổ vận động của ông đã vận động được hơn 16 nghìn tấn xi măng. Năm 2016, xã phấn đấu hoàn thành tiêu chí GT bằng chính cách làm trên.

Hậu Giang: Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh – Tác giả PV: Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Hạu Giang giảm còn khoảng 6% (năm 2010: 22,8%). Thành công trên có được là nhờ những chính sách, cách làm hay hỗ trợ cho người dân trong phát triển sản xuất.

Hiệu quả từ những phong trào thi đua – Tác giả PV: Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” của Chính phủ, Hậu Giang phát động phong trào “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậy Giang chung sức xây dựng NTM”. Phong trào được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân hưởng ứng tích cực. Nhiều sáng kiến, giải pháp được cán bộ đưa ra thực hiện hiệu quả công tác xây dựng NTM; người dân đã ý thức được xây dựng NTM là làm cho mình nên tích cực tham gia. Song song đó, các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC gắn với xây dựng NTM”, “Khu dân cư thực hiện hài hòa xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường”, “5 không – 3 sạch”...luôn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo. Các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã ban hành nhiều kế hoạch, phong trào thi đua gắn với xây dựng NTM. Ông Huỳnh Thành Hữu – Phó Chánh VPĐP NTM Hậu Giang cho biết: các phong trào thi đua kết hợp công tác tuyên truyền, vận động thời gian qua mang lại hiệu quả tích cực, thể hiện sự chung sức, chung lòng xây dựng NTM cho quê hương.

Bắc Giang: Năng suất lúa đạt trên 53 tạ/ha – Tác giả Hương Giang: Năm nay diện tích gieo trồng các loại cây vụ mùa toàn tỉnh đạt gần 69 nghìn ha, trong đó lúa đạt trên 57 nghìn ha; riêng diện tích lúa chất lượng trên 15 nghìn ha. Đến nay diện tích lúa trỗ đạt khoảng 25 nghìn ha, năng suất dự kiên 53 tạ.ha. Dự kiến lúa mùa sớm cho thu hoạch từ 15-30.9 với phương châm nhanh gọn để giải phóng đất kịp thời trồng cây vụ đông ưa ẩm.

Một số giống lúa thuần triển vọng – PV: Vụ HT 2016, Trung tâm Giống cây trồng – vật nuôi Quảng Ngãi phối hợp trới Trung tâm Giống cây trồng Bình định và HTXNN Hoài Mỹ SX thử 2 giống lúa thuần ĐH500 và ĐH6-1. Tiềm năng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và chất lượng gạo ngon của 2 giống trên đã tạo thêm cơ hội cho nông dân địa phương lựa chọn. ĐH500 được đánh giá là giống lúa thuần ngắn ngày, kháng được bệnh rầu nâu và đạo ôn, có chất lượng gạo tốt, thơm cơm, vụ ĐX 2015-2016 cho năng suất hơn 70 tạ/ha. Giống ĐH6-1 có chiều cao cây từ 95-100cm, cứng cây nên chống chịu được đổ ngã, dạng hình gọn, đẹp, bông to trung bình, hạt dài, mềm cơm; vụ HT thời tiết không thuận lợi mà cho năng suất 75 tạ/ha.

Mở rộng cánh đồng đầy hoa – Tác giả Bảo Trung: Nhiều năm qua, tỉnh An Giang tích cực triển khai vận động nông dân trồng lúa thực hiện mô hình “ruộng lúa bờ hoa” giúp cải thiện môi trường sản xuất, đảm bảo chất lượng lúa gạo và giảm chi phí đầu tư. Để thực hiện tốt mô hình, ngành nông nghiệp tỉnh hỗ trợ 100% chi phí đầu tư thực hiện mô hình, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ , cách nhân giống, trồng hoa, phát động cuộc thi ứng dụng công nghệ sinh thái trên ruộng. Từ đó nhiều cá nhân, tổ chức, HTX tihs cực thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Những nỗ lự của các ngành, các cấp tỉnh An Giang đã được đền đáp bằng sự phát triển trên cánh đồng sinh thái càng nhiều hơn. Cánh đồng đầy hoa sẽ tiếp tục mở rộng, hướng đến sản xuất an toàn.
Tổng hợp: Minh Tâm