Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại Tân Lập
- Thứ năm - 24/01/2013 10:17
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Từ thực tiễn của Tân Lập, nên chăng từng tỉnh, thành phố tự điều chỉnh, ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh, thành phố trên cơ sở tuân thủ các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia cho sát hợp với địa phương mình.
Là xã thuần nông, Tân Lập được tỉnh Bình Phước đề xuất, Trung ương phê duyệt chọn làm 1 trong 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới. Được ưu tiên đầu tư, Đảng bộ và nhân dân xã nhanh chóng triển khai Đề án đã phê duyệt. Sau hơn 3 năm thực hiện, Tân Lập về cơ bản hoàn thành những tiêu chí chủ yếu. Tuy nhiên, để thật sự trở thành xã nông thôn mới, vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần sự trợ giúp tiếp tục về cơ chế từ phía Trung ương.
Bức tranh nông thôn mới của xã điểm
Tại Kết luận số 238-TB/TW ngày 7-4-2009 của Ban Bí thư về Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Đề án Ban Chỉ đạo chương trình nông thôn mới chọn 11 xã điểm của 11 tỉnh, thành đại diện cho các vùng kinh tế, văn hóa khác nhau của cả nước, trong đó có xã Tân Lập, thuộc huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Đảng bộ và chính quyền Bình Phước đã nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo, tổ công tác từ cấp tỉnh xuống xã để triển khai thực hiện 19 tiêu chí thuộc 4 hạng mục theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới cho xã.
Đến nay, về cơ bản xã đã hoàn thành hạng mục xây dựng kết cấu hạ tầng theo đề án được duyệt. Xây xong 10 tuyến đường liên xã, ấp có tổng chiều dài 27.002m và 1 cầu bê tông; hoàn tất 47/56 tuyến đường tổ các loại với chiều dài 17.386m; hệ thống kênh, mương thủy lợi đã được bê tông hóa; đưa vào sử dụng 10 trạm biến áp, 7,2km đường dây trung thế, 19,2km đường dây hạ thế; đầu tư xây dựng các trường trung học cơ sở tân Lập, mầm non Tân Lập, mầm non Hướng Dương và tiểu học Tân Lập B đạt chuẩn và đã đưa vào sử dụng; xây mới 9 nhà văn hóa ấp và Trung tâm văn hóa, thể thao xã; chợ nông thôn đang nâng cấp đổi đất xây dựng hạ tầng dự kiến sẽ khánh thành đầu năm 2013; hệ thống bưu chính viễn thông có sẵn nhờ tham gia dự án hỗ trợ thông tin; hỗ trợ xây dựng, bàn giao 10 căn nhà tình thương.
Về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, nhờ có sự trợ giúp của Đại học Ngân hàng, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Trung tâm Khuyến nông tạo dựng được 40 mô hình phát triển sản xuất thuộc các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và nhân rộng điển hình các mô hình cây ca cao xen dưới tán điều, trồng nấm, nuôi gà thả vườn… Thu nhập bình quân đầu người của xã tăng nhanh qua từng năm (trước khi thực hiện đề án chỉ đạt 9,5 triệu đồng/người/năm, cuối năm 2010 đạt 16 triệu đồng/người/năm, đến tháng 6-2011 đạt 18,5 triệu đồng/người/năm và tính đến tháng 8-2012 đã đạt được 24 triệu đồng/người/năm).
Tân Lập được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ năm 2002, tỷ lệ học sinh được tiếp tục học trên trung học cơ sở hằng năm đạt khoảng 95%, tỷ lệ lao động trong độ tuổi được qua đào tạo đạt 40%. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 47,2%, y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Dân cư toàn xã đều đồng lòng đăng ký cam kết thực hiện gia đình văn hóa theo tiêu chí nông thôn mới. Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Y tế tỉnh, xã đã đầu tư nhà máy nước sạch và tu bổ giếng nước sạch cho dân, hiện tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 96,56%. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã có chuyển biến tích cực, không có các hiện tượng gây suy giảm môi trường trên địa bàn xã.
Hệ thống chính trị được kiện toàn, các cán bộ đều đạt chuẩn tỷ lệ về văn hóa, chính trị, chuyên môn theo Bộ tiêu chí quốc gia. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh, các tổ chức đoàn thể đều đạt danh hiệu từ tiên tiến trở lên. Chính quyền xã thường xuyên tổ chức, kiểm tra thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo đảm an ninh trật tự và thực hiện tốt các chương trình quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc của tỉnh, tuyên truyền pháp luật, xây dựng lực lượng công an, quân sự xã thường xuyên tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Để có được cơ sở vật chất như trên, xã được tiếp nhận đầu tư 97,86 tỷ đồng trong tổng vốn theo quy hoạch 123,665 tỷ đồng. Thực chi trong đó: vốn Trung ương hỗ trợ 44 tỷ, vốn ngân sách địa phương 11,397 tỷ, vốn do dân góp 10,262 tỷ, vốn huy động các doanh nghiệp đóng góp 19,766 tỷ và vốn tín dụng khác. Nhờ vậy, mặc dù còn 2 tiêu chí cơ cấu lao động và thu nhập bình quân đầu người chưa đạt chuẩn, nhưng diện mạo Tân Lập được thay đổi nhanh từng ngày: điều kiện sinh hoạt, giải trí, đi lại, phúc lợi xã hội, thu nhập của người dân được nâng cao; vệ sinh môi trường thực hiện tốt, trật tự an toàn xã hội tăng cường…
Quá trình xây dựng nông thôn mới tại Tân Lập không phải không có những hạn chế, đó là: công tác tuyên truyền vận động xây dựng nông thôn mới dù được chính quyền địa phương tích cực thực hiện nhưng vẫn còn một bộ phận người dân chưa tham gia; công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ xã chưa đáp ứng kịp thời khi triển khai thực hiện Đề án dẫn đến quá trình triển khai đã gặp không ít khó khăn; việc ban hành, hướng dẫn thực hiện Đề án chưa rõ ràng làm cản trở phần nào đến công tác tư vấn và cả khi thực hiện; vai trò của một số thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh còn mờ nhạt, việc bố trí thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án chưa tốt; các nội dung của Đề án tập trung phần lớn nguồn lực thực hiện đầu tư cho hạng mục cơ sở hạ tầng, trong khi các hạng mục về kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa xã hội… chưa được đầu tư thích đáng.
Những bài học quý
Sau 3 năm triển khai điểm thực hiện “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới”, Tân Lập đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện như sau:
Trước hết, làm tốt công tác tuyên truyền, học tập về chủ trương xây dựng nông thôn mới, phải coi xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò điều hành; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vận động, cộng đồng dân cư đóng vai trò chủ thể. Các hoạt động cụ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải do chính người dân bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Có hiểu đúng như vậy mới phát huy được tinh thần trách nhiệm, tính năng động, tạo được sự đồng thuận trong dân, huy động được sức mạnh tổng hợp toàn xã hội; tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, thậm chí đòi hỏi chính quyền phải đáp ứng, giải quyết những quyền lợi không chính đáng của người dân.
Thứ hai, phải chỉ đạo đúng trọng tâm, trọng điểm, hoạch định cụ thể tiến độ Đề án. Trước hết, đầu tư cho công tác lập quy hoạch, quy hoạch phải đi trước làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển nông thôn. Đối với hạng mục xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tập trung vào sửa chữa, cải tạo nâng cấp các công trình trên địa bàn như đường giao thông, đường điện, nhà văn hóa ấp, xây dựng trung tâm văn hóa xã, trường học, trạm y tế, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. Nhiệm vụ này cần tiến hành đồng thời, đồng bộ với các nhiệm vụ quan trọng khác như phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã hội - môi trường, xây dựng hệ thống chính trị.
Thứ ba, thực hiện tốt công tác cán bộ, bố trí đúng “cán bộ nào thì phong trào ấy”. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các nhóm tiêu chí. Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo tập trung vào việc cử cán bộ đi tập huấn nâng cao nhận thức các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới; phương pháp chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Từng bước bố trí, sắp xếp cán bộ đi đào tạo đạt chuẩn. Đội ngũ cán bộ nông thôn mới phải vượt trội phẩm chất nhiệt tình, có trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, phải có tinh thần làm việc với quyết tâm hiệu quả cao nhất.
Thứ tư, thực hiện tốt công tác dân vận. Phương pháp vận động lấy tuyên truyền, thuyết phục là chính, phải mang tính thường xuyên, kiên trì vận động để đạt mục đích. Nếu hộ gia đình nào chưa thông suốt phải tổ chức thuyết phục và vận động đến tận hộ gia đình. Trong vận động, thường xuyên nhân điển hình những gương người tốt, việc tốt, tổ chức cho dân thăm quan, giới thiệu các mô hình, để dân học tập.
Thứ năm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án phải thật sự dân chủ và tập trung, bảo đảm mọi công việc đều được cấp ủy, chính quyền, Ban Quản lý Đề án thảo luận, bàn bạc thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo bằng văn bản cụ thể. Thường xuyên đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện, căn cứ vào chỉ đạo của cấp trên để có sự chỉ đạo phù hợp. Trong công tác tổ chức phân công nhiệm vụ cho các tổ chức trong hệ thống chính trị đã xác định rõ nhiệm vụ của từng tổ chức, bảo đảm mỗi tổ chức có vị trí, phần việc cụ thể.
Một số vấn đề đặt ra
Tân Lập được chọn làm mô hình điểm của quốc gia về xây dựng nông thôn mới nên rất được sự quan tâm, đầu tư của Trung ương và địa phương để nhanh chóng hình thành một mô hình mẫu cho các địa phương cả nước học tập kinh nghiệm. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng còn một số vấn đề bất cập, chưa thực sự sát hợp với thực tiễn của Bộ tiêu chí quốc gia, do đó cần sớm có sự điều tra khảo sát để kịp thời chỉnh sửa. Có như vậy, mô hình điểm mới thực sự đi vào cuộc sống.
Bình Phước là tỉnh phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 50% trong cơ cấu kinh tế, tập trung khoảng 70% lao động trong nông nghiệp, trong đó chủ yếu phát triển các cây trồng chủ lực như: tiêu, cao su, cà phê, điều…, các loại cây trồng này chiếm trên 85% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh (diện tích đất nông nghiệp của tỉnh trên 402.000 ha và đa số diện tích cây công nghiệp lâu năm). Để đạt được tiêu chí 12 (cơ cấu lao động), khu vực Đông Nam bộ nói chung tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ được chiếm 20%, tiêu chí này khó thực hiện với tỉnh, xã Tân Lập còn khó hơn. Vì để sản xuất được diện tích đất nông nghiệp trên phải cần số lượng lao động rất lớn, khoảng 200.000 lao động của tỉnh, chiếm trên 40% tổng số lao động của địa phương. Thực tiễn tỷ lệ này nếu phù hợp với địa phương thì phải vào khoảng 50%.
Theo tiêu chí 10 về thu nhập của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, để các địa phương tại Đông Nam bộ đạt chuẩn nông thôn mới thì người dân nơi đây phải có thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh là 1,5 lần. Tiêu chí này khó hoàn thành không chỉ riêng của Tân Lập mà với hầu hết các xã của các địa phương trong cả nước ngay cả trong thời gian thực hiện thí điểm. Do tốc độ tăng trưởng hằng năm tăng, hơn nữa các địa phương có những đặc thù riêng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, không phải tất cả đều có cùng lợi thế, cùng xuất phát điểm như nhau, nên so sánh như vậy sẽ không công bằng. Chỉ có thể đưa ra chỉ tiêu tăng 2 hoặc 3 lần so với thời điểm triển khai xây dựng nông thôn mới thì hợp lý hơn.
Hiện nay hầu hết các thôn, ấp trên cả nước đều đã có nhà sinh hoạt cộng đồng hiện hữu nhưng chưa đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia (theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), vì vậy một số nhà văn hóa đã có, còn sử dụng tốt nhưng chưa đạt yêu cầu về khuôn viên, diện tích muốn đạt chuẩn nhất thiết phải xây dựng mới sẽ rất tốn kém nguồn lực. Trong khi chúng ta đang cần rất nhiều nguồn lực để tập trung đầu tư cùng lúc cho các hạng mục khác, làm như vậy không đạt hiệu quả cao suất đầu tư, đồng thời kéo theo một số tiêu chí hạn chế đạt chuẩn. Tiêu chí về chợ nông thôn cũng ở vào bối cảnh này.
Từ thực tiễn của Tân Lập, nên chăng từng tỉnh, thành phố tự điều chỉnh, ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh, thành phố trên cơ sở tuân thủ các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia cho sát hợp với địa phương mình. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo nông thôn mới của tỉnh trình Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, quyết định để các tỉnh linh hoạt, triển khai vào thực tiễn từng tiêu chí. Trong cơ chế chính sách, xây dựng ban hành cơ chế tài chính đặc thù để hỗ trợ và huy động được tối đa sự tham gia đóng góp của nhân dân địa phương, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Cơ chế về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, thanh quyết toán các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới phải thật đơn giản, dễ hiểu, dễ làm phù hợp với điều kiện cấp xã.
Bức tranh nông thôn mới của xã điểm
Tại Kết luận số 238-TB/TW ngày 7-4-2009 của Ban Bí thư về Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Đề án Ban Chỉ đạo chương trình nông thôn mới chọn 11 xã điểm của 11 tỉnh, thành đại diện cho các vùng kinh tế, văn hóa khác nhau của cả nước, trong đó có xã Tân Lập, thuộc huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Đảng bộ và chính quyền Bình Phước đã nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo, tổ công tác từ cấp tỉnh xuống xã để triển khai thực hiện 19 tiêu chí thuộc 4 hạng mục theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới cho xã.
Đến nay, về cơ bản xã đã hoàn thành hạng mục xây dựng kết cấu hạ tầng theo đề án được duyệt. Xây xong 10 tuyến đường liên xã, ấp có tổng chiều dài 27.002m và 1 cầu bê tông; hoàn tất 47/56 tuyến đường tổ các loại với chiều dài 17.386m; hệ thống kênh, mương thủy lợi đã được bê tông hóa; đưa vào sử dụng 10 trạm biến áp, 7,2km đường dây trung thế, 19,2km đường dây hạ thế; đầu tư xây dựng các trường trung học cơ sở tân Lập, mầm non Tân Lập, mầm non Hướng Dương và tiểu học Tân Lập B đạt chuẩn và đã đưa vào sử dụng; xây mới 9 nhà văn hóa ấp và Trung tâm văn hóa, thể thao xã; chợ nông thôn đang nâng cấp đổi đất xây dựng hạ tầng dự kiến sẽ khánh thành đầu năm 2013; hệ thống bưu chính viễn thông có sẵn nhờ tham gia dự án hỗ trợ thông tin; hỗ trợ xây dựng, bàn giao 10 căn nhà tình thương.
Về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, nhờ có sự trợ giúp của Đại học Ngân hàng, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Trung tâm Khuyến nông tạo dựng được 40 mô hình phát triển sản xuất thuộc các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và nhân rộng điển hình các mô hình cây ca cao xen dưới tán điều, trồng nấm, nuôi gà thả vườn… Thu nhập bình quân đầu người của xã tăng nhanh qua từng năm (trước khi thực hiện đề án chỉ đạt 9,5 triệu đồng/người/năm, cuối năm 2010 đạt 16 triệu đồng/người/năm, đến tháng 6-2011 đạt 18,5 triệu đồng/người/năm và tính đến tháng 8-2012 đã đạt được 24 triệu đồng/người/năm).
Tân Lập được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ năm 2002, tỷ lệ học sinh được tiếp tục học trên trung học cơ sở hằng năm đạt khoảng 95%, tỷ lệ lao động trong độ tuổi được qua đào tạo đạt 40%. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 47,2%, y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Dân cư toàn xã đều đồng lòng đăng ký cam kết thực hiện gia đình văn hóa theo tiêu chí nông thôn mới. Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Y tế tỉnh, xã đã đầu tư nhà máy nước sạch và tu bổ giếng nước sạch cho dân, hiện tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 96,56%. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã có chuyển biến tích cực, không có các hiện tượng gây suy giảm môi trường trên địa bàn xã.
Hệ thống chính trị được kiện toàn, các cán bộ đều đạt chuẩn tỷ lệ về văn hóa, chính trị, chuyên môn theo Bộ tiêu chí quốc gia. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh, các tổ chức đoàn thể đều đạt danh hiệu từ tiên tiến trở lên. Chính quyền xã thường xuyên tổ chức, kiểm tra thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo đảm an ninh trật tự và thực hiện tốt các chương trình quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc của tỉnh, tuyên truyền pháp luật, xây dựng lực lượng công an, quân sự xã thường xuyên tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Để có được cơ sở vật chất như trên, xã được tiếp nhận đầu tư 97,86 tỷ đồng trong tổng vốn theo quy hoạch 123,665 tỷ đồng. Thực chi trong đó: vốn Trung ương hỗ trợ 44 tỷ, vốn ngân sách địa phương 11,397 tỷ, vốn do dân góp 10,262 tỷ, vốn huy động các doanh nghiệp đóng góp 19,766 tỷ và vốn tín dụng khác. Nhờ vậy, mặc dù còn 2 tiêu chí cơ cấu lao động và thu nhập bình quân đầu người chưa đạt chuẩn, nhưng diện mạo Tân Lập được thay đổi nhanh từng ngày: điều kiện sinh hoạt, giải trí, đi lại, phúc lợi xã hội, thu nhập của người dân được nâng cao; vệ sinh môi trường thực hiện tốt, trật tự an toàn xã hội tăng cường…
Quá trình xây dựng nông thôn mới tại Tân Lập không phải không có những hạn chế, đó là: công tác tuyên truyền vận động xây dựng nông thôn mới dù được chính quyền địa phương tích cực thực hiện nhưng vẫn còn một bộ phận người dân chưa tham gia; công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ xã chưa đáp ứng kịp thời khi triển khai thực hiện Đề án dẫn đến quá trình triển khai đã gặp không ít khó khăn; việc ban hành, hướng dẫn thực hiện Đề án chưa rõ ràng làm cản trở phần nào đến công tác tư vấn và cả khi thực hiện; vai trò của một số thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh còn mờ nhạt, việc bố trí thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án chưa tốt; các nội dung của Đề án tập trung phần lớn nguồn lực thực hiện đầu tư cho hạng mục cơ sở hạ tầng, trong khi các hạng mục về kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa xã hội… chưa được đầu tư thích đáng.
Những bài học quý
Sau 3 năm triển khai điểm thực hiện “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới”, Tân Lập đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện như sau:
Trước hết, làm tốt công tác tuyên truyền, học tập về chủ trương xây dựng nông thôn mới, phải coi xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò điều hành; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vận động, cộng đồng dân cư đóng vai trò chủ thể. Các hoạt động cụ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải do chính người dân bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Có hiểu đúng như vậy mới phát huy được tinh thần trách nhiệm, tính năng động, tạo được sự đồng thuận trong dân, huy động được sức mạnh tổng hợp toàn xã hội; tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, thậm chí đòi hỏi chính quyền phải đáp ứng, giải quyết những quyền lợi không chính đáng của người dân.
Thứ hai, phải chỉ đạo đúng trọng tâm, trọng điểm, hoạch định cụ thể tiến độ Đề án. Trước hết, đầu tư cho công tác lập quy hoạch, quy hoạch phải đi trước làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển nông thôn. Đối với hạng mục xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tập trung vào sửa chữa, cải tạo nâng cấp các công trình trên địa bàn như đường giao thông, đường điện, nhà văn hóa ấp, xây dựng trung tâm văn hóa xã, trường học, trạm y tế, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. Nhiệm vụ này cần tiến hành đồng thời, đồng bộ với các nhiệm vụ quan trọng khác như phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã hội - môi trường, xây dựng hệ thống chính trị.
Thứ ba, thực hiện tốt công tác cán bộ, bố trí đúng “cán bộ nào thì phong trào ấy”. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các nhóm tiêu chí. Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo tập trung vào việc cử cán bộ đi tập huấn nâng cao nhận thức các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới; phương pháp chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Từng bước bố trí, sắp xếp cán bộ đi đào tạo đạt chuẩn. Đội ngũ cán bộ nông thôn mới phải vượt trội phẩm chất nhiệt tình, có trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, phải có tinh thần làm việc với quyết tâm hiệu quả cao nhất.
Thứ tư, thực hiện tốt công tác dân vận. Phương pháp vận động lấy tuyên truyền, thuyết phục là chính, phải mang tính thường xuyên, kiên trì vận động để đạt mục đích. Nếu hộ gia đình nào chưa thông suốt phải tổ chức thuyết phục và vận động đến tận hộ gia đình. Trong vận động, thường xuyên nhân điển hình những gương người tốt, việc tốt, tổ chức cho dân thăm quan, giới thiệu các mô hình, để dân học tập.
Thứ năm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án phải thật sự dân chủ và tập trung, bảo đảm mọi công việc đều được cấp ủy, chính quyền, Ban Quản lý Đề án thảo luận, bàn bạc thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo bằng văn bản cụ thể. Thường xuyên đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện, căn cứ vào chỉ đạo của cấp trên để có sự chỉ đạo phù hợp. Trong công tác tổ chức phân công nhiệm vụ cho các tổ chức trong hệ thống chính trị đã xác định rõ nhiệm vụ của từng tổ chức, bảo đảm mỗi tổ chức có vị trí, phần việc cụ thể.
Một số vấn đề đặt ra
Tân Lập được chọn làm mô hình điểm của quốc gia về xây dựng nông thôn mới nên rất được sự quan tâm, đầu tư của Trung ương và địa phương để nhanh chóng hình thành một mô hình mẫu cho các địa phương cả nước học tập kinh nghiệm. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng còn một số vấn đề bất cập, chưa thực sự sát hợp với thực tiễn của Bộ tiêu chí quốc gia, do đó cần sớm có sự điều tra khảo sát để kịp thời chỉnh sửa. Có như vậy, mô hình điểm mới thực sự đi vào cuộc sống.
Bình Phước là tỉnh phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 50% trong cơ cấu kinh tế, tập trung khoảng 70% lao động trong nông nghiệp, trong đó chủ yếu phát triển các cây trồng chủ lực như: tiêu, cao su, cà phê, điều…, các loại cây trồng này chiếm trên 85% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh (diện tích đất nông nghiệp của tỉnh trên 402.000 ha và đa số diện tích cây công nghiệp lâu năm). Để đạt được tiêu chí 12 (cơ cấu lao động), khu vực Đông Nam bộ nói chung tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ được chiếm 20%, tiêu chí này khó thực hiện với tỉnh, xã Tân Lập còn khó hơn. Vì để sản xuất được diện tích đất nông nghiệp trên phải cần số lượng lao động rất lớn, khoảng 200.000 lao động của tỉnh, chiếm trên 40% tổng số lao động của địa phương. Thực tiễn tỷ lệ này nếu phù hợp với địa phương thì phải vào khoảng 50%.
Theo tiêu chí 10 về thu nhập của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, để các địa phương tại Đông Nam bộ đạt chuẩn nông thôn mới thì người dân nơi đây phải có thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh là 1,5 lần. Tiêu chí này khó hoàn thành không chỉ riêng của Tân Lập mà với hầu hết các xã của các địa phương trong cả nước ngay cả trong thời gian thực hiện thí điểm. Do tốc độ tăng trưởng hằng năm tăng, hơn nữa các địa phương có những đặc thù riêng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, không phải tất cả đều có cùng lợi thế, cùng xuất phát điểm như nhau, nên so sánh như vậy sẽ không công bằng. Chỉ có thể đưa ra chỉ tiêu tăng 2 hoặc 3 lần so với thời điểm triển khai xây dựng nông thôn mới thì hợp lý hơn.
Hiện nay hầu hết các thôn, ấp trên cả nước đều đã có nhà sinh hoạt cộng đồng hiện hữu nhưng chưa đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia (theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), vì vậy một số nhà văn hóa đã có, còn sử dụng tốt nhưng chưa đạt yêu cầu về khuôn viên, diện tích muốn đạt chuẩn nhất thiết phải xây dựng mới sẽ rất tốn kém nguồn lực. Trong khi chúng ta đang cần rất nhiều nguồn lực để tập trung đầu tư cùng lúc cho các hạng mục khác, làm như vậy không đạt hiệu quả cao suất đầu tư, đồng thời kéo theo một số tiêu chí hạn chế đạt chuẩn. Tiêu chí về chợ nông thôn cũng ở vào bối cảnh này.
Từ thực tiễn của Tân Lập, nên chăng từng tỉnh, thành phố tự điều chỉnh, ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh, thành phố trên cơ sở tuân thủ các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia cho sát hợp với địa phương mình. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo nông thôn mới của tỉnh trình Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, quyết định để các tỉnh linh hoạt, triển khai vào thực tiễn từng tiêu chí. Trong cơ chế chính sách, xây dựng ban hành cơ chế tài chính đặc thù để hỗ trợ và huy động được tối đa sự tham gia đóng góp của nhân dân địa phương, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Cơ chế về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, thanh quyết toán các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới phải thật đơn giản, dễ hiểu, dễ làm phù hợp với điều kiện cấp xã.
Theo tapchicongsan.org.vn