Cần nâng cao kỹ năng điều hành các cấp về xây dựng nông thôn mới
- Thứ năm - 12/04/2012 11:23
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong thời gian qua các sở, ban, ngành cấp tỉnh và đặc biệt là các địa phương chuyển trọng tâm xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả. 233/235 xã đã phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong đó 38,3% đã hoàn thành việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch theo Thông tư 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT; 25,11% số xã cắm mốc chỉ giới quy hoạch; 98,29% số xã đã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới và Đề án phát triển sản xuất. Tổ chức được các cuộc hội thảo chuyên đề chuyên sâu như: về sử dụng vốn xây dựng nông thôn mới, chăn nuôi lợn, hiến đất làm đường giao thông,… Nhiều địa phương đã hình thành các cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao tại Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc; hình thành các mô hình liên kết chăn nuôi; thành lập mới các HTX, tổ hợp tác chăn nuôi; các dự án nông nghiệp công nghệ cao đang được xúc tiến đầu tư tại xã Thiên Lộc - Can Lộc, Kỳ Giang - Kỳ Anh.
Kết luận tại cuộc họp, đồng chí Võ Kim Cự đánh giá cao sự nổ lực của các cấp, các ngành trong việc tích cực chuyển quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, có hiệu quả cao. Đặc biệt là việc xúc tiến đầu tư các mô hình sản xuất, góp phần quan trọng tạo ra hình thái sản xuất mới, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả thực hiện xây dựng nông thôn mới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp cần nâng cao kỹ năng điều hành nông thôn mới, nhất là đối với cấp huyện. Các địa phương cần tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất; lọc tuyển và công bố sản phẩm chủ lực cấp huyện, cấp xã; xây dựng dự án chi tiết đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền theo chiều sâu; chú trọng đào tạo nghề. Đồng chí giao các ngành chuyên môn có trách nhiệm hỗ trợ các địa phương hoàn thiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo thông tư 13/2001/TTLT- BXD- BNNPTNT- BTN&MT, đặc biệt là quy hoạch vùng phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực; tạo điều kiện về thuê đất, vay vốn để hình thành các doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác; triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách, tiếp tục nâng cao tính chuyên môn hóa trong hoạt động của Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới các cấp đáp ứng yêu cầu mới./.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự - Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh nhấn mạnh: "Cần nâng cao kỹ năng điều hành nông thôn mới các cấp đặc biệt là cấp huyện..." |
Kết luận tại cuộc họp, đồng chí Võ Kim Cự đánh giá cao sự nổ lực của các cấp, các ngành trong việc tích cực chuyển quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, có hiệu quả cao. Đặc biệt là việc xúc tiến đầu tư các mô hình sản xuất, góp phần quan trọng tạo ra hình thái sản xuất mới, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả thực hiện xây dựng nông thôn mới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp cần nâng cao kỹ năng điều hành nông thôn mới, nhất là đối với cấp huyện. Các địa phương cần tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất; lọc tuyển và công bố sản phẩm chủ lực cấp huyện, cấp xã; xây dựng dự án chi tiết đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền theo chiều sâu; chú trọng đào tạo nghề. Đồng chí giao các ngành chuyên môn có trách nhiệm hỗ trợ các địa phương hoàn thiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo thông tư 13/2001/TTLT- BXD- BNNPTNT- BTN&MT, đặc biệt là quy hoạch vùng phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực; tạo điều kiện về thuê đất, vay vốn để hình thành các doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác; triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách, tiếp tục nâng cao tính chuyên môn hóa trong hoạt động của Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới các cấp đáp ứng yêu cầu mới./.
Bài, ảnh: Trường Giang - ĐT