Đường Âm phát triển trồng cỏ chăn nuôi gia súc hàng hóa
- Chủ nhật - 05/05/2013 09:32
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chúng tôi đến thăm xã Đường Âm vào một ngày mưa bay dưới tiết trời xuân se lạnh. Dọc hai bên đường vào UBND xã là cả một mầu xanh biếc của cây cỏ, loại cỏ mà người dân nơi đây không chỉ trồng làm nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc, mà còn tận dụng nguồn cỏ này làm hàng hóa cung cấp cho các xã lân cận. Được biết, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu từ mô hình trồng cỏ, phát triển chăn nuôi một cách bền vững.
Tìm hiểu về việc phát triển trồng cỏ chăn nuôi gia súc hàng hóa của xã, đồng chí Lưu Bá Cường, Chủ tịch UBND xã Đường Âm cho biết: Xác định chăn nuôi gia súc hàng hóa là ngành mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của xã, với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp cho giống cỏ VA06 hay còn gọi là cỏ Voi phát triển; mang đặc thù của một trong các loại cây chống xói mòn, nhiều năm trở lại đây bà con nông dân trong xã đã đưa giống cỏ này vào trồng tại địa phương. Giống cỏ VA06 rất ít bị sâu bệnh, có khả năng chịu rét, hạn và có thể sống trên đất có độ dốc lớn, dễ chăm sóc mà vẫn cho năng suất cũng như giá trị dinh dưỡng cao. 1 ha cỏ chưa chăm sóc, cho thu hoạch từ 35 - 40 tấn với giá thành từ 1.000 - 1.200 đồng/kg. Đến nay, diện tích cỏ không những đã đáp ứng được nguồn thức ăn xanh quanh năm phục vụ cho đàn gia súc vào những tháng khô hạn, mà còn cung cấp một lượng cỏ lớn để làm giống và chăn nuôi cho các xã lân cận như: Giáp Trung, Yên Cường...; bình quân mỗi năm người dân xã Đường Âm xuất bán 3 vụ cỏ, mỗi vụ thu về cả trăm triệu đồng. Kết hợp trồng cỏ với chăn nuôi trâu, bò là phương pháp giữ gìn, cải tạo đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và là giải pháp quan trọng nhằm tăng lợi nhuận trong chăn nuôi gia súc. Để tăng thêm thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất, xã đã tập trung vào việc tuyên truyền, huy động sức dân trồng cỏ, đồng thời đưa ra nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích người dân tích cực phát triển đàn gia súc nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; việc mở rộng diện tích trồng cỏ, đầu tư làm chuồng trại nuôi trâu, bò nhốt để vỗ béo dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn đang là việc làm được người dân trong xã hưởng ứng. Năm nay, xã tiếp tục mở rộng, trồng mới 50 ha cỏ, tập trung ở các thôn Nà Phiêng, Bản Ngò, Độc Lập... Hiện toàn xã có tổng diện tích 285 ha cỏ với tổng đàn gia súc gồm 2.000 con trâu, 567 con bò và 3.985 con dê. Đã có không ít hộ gia đình trong xã đã thoát nghèo từ trồng cỏ và nuôi gia súc hàng hóa, điển hình như gia đình anh Bồn Văn Đành, Hoàng Đình Qua, Bòng Văn Chỏng ở thôn Nà Phiêng.
Đứng bên đồi cỏ voi cao vượt đầu người, anh Chỏng cho biết: Giống cỏ voi này có nhiều ưu thế, ta có thể trồng cỏ vào bất cứ mùa nào, giống cỏ này thích hợp ở mọi vùng đất nhất là vùng đất gò cao. Đây là giống cỏ chịu hạn tốt, mất ít công chăm sóc, ít bị sâu bệnh, phát triển nhanh, sinh trưởng quanh năm lại giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt không phải trồng lại thường xuyên. Với diện tích 2 ha cỏ, nhiều năm qua gia đình mình đã chủ động được lượng lớn thức ăn xanh cho 4 con trâu, 2 con bò và 5 con dê, ngoài thu nhập từ bán trâu, bò, nguồn thu từ cỏ cũng cho gia đình khoảng 40 triệu đồng/năm.
Trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò ở Đường Âm được xem là một trong những phương pháp chăn nuôi khoa học, chủ động nguồn thức ăn xanh, phát triển đàn gia súc hàng hóa bền vững. Đây là hướng đi tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, đã và đang làm thay đổi diện mạo kinh tế của xã và góp phần đem đến cho nông dân nơi đây một phương pháp chăn nuôi khoa học, xóa cái đói, giảm cái nghèo ở nông thôn ngày nay.
Bài, ảnh: Phan Thùy Linh (baohagiang.vn)
Đứng bên đồi cỏ voi cao vượt đầu người, anh Chỏng cho biết: Giống cỏ voi này có nhiều ưu thế, ta có thể trồng cỏ vào bất cứ mùa nào, giống cỏ này thích hợp ở mọi vùng đất nhất là vùng đất gò cao. Đây là giống cỏ chịu hạn tốt, mất ít công chăm sóc, ít bị sâu bệnh, phát triển nhanh, sinh trưởng quanh năm lại giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt không phải trồng lại thường xuyên. Với diện tích 2 ha cỏ, nhiều năm qua gia đình mình đã chủ động được lượng lớn thức ăn xanh cho 4 con trâu, 2 con bò và 5 con dê, ngoài thu nhập từ bán trâu, bò, nguồn thu từ cỏ cũng cho gia đình khoảng 40 triệu đồng/năm.
Trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò ở Đường Âm được xem là một trong những phương pháp chăn nuôi khoa học, chủ động nguồn thức ăn xanh, phát triển đàn gia súc hàng hóa bền vững. Đây là hướng đi tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, đã và đang làm thay đổi diện mạo kinh tế của xã và góp phần đem đến cho nông dân nơi đây một phương pháp chăn nuôi khoa học, xóa cái đói, giảm cái nghèo ở nông thôn ngày nay.
Bài, ảnh: Phan Thùy Linh (baohagiang.vn)