Hợp tác xã làm sống lại làng nghề
- Thứ tư - 26/09/2012 09:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chủ nhiệm năng động Giang Sơn vốn nổi tiếng với nghề làm mây tre đan. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nghề bị mai một dần do không tìm được đầu ra.Từ năm 2008 trở lại đây, làng nghề đã có bước phát triển mới nhờ công của chị Nguyễn Thị Thinh, Chủ nhiệm HTX mây tre đan xuất khẩu Toàn Phong. Ban đầu, không ai nghĩ một mình chị có thể làm sống lại làng nghề đã mai một, thậm chí còn thành lập được HTX chỉ với hai bàn tay trắng nhưng với quyết tâm và tình yêu quê hương sâu đậm, chị đã làm được điều đó. Sau nhiều lần tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm ở nhiều nơi, năm 2006, chị Thinh quyết định về quê thành lập cơ sở sản xuất mây tre đan. Khi mới bắt tay thực hiện ý tưởng, chị gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn vốn cho đến kỹ thuật sản xuất. Năm 2008, nhờ sự quyết tâm của mình cùng với sự ủng hộ của người thân, bạn bè, HTX mây tre đan xuất khẩu Toàn Phong đã ra đời. Những ngày đầu hoạt động, HTX gặp không ít thách thức do công nhân chưa được đào tạo bài bản, chưa có tác phong công nghiệp, hàng chuyển đi bị trả về liên tục, nguồn vốn eo hẹp… Để duy trì sản xuất và lấy uy tín ngay từ đầu, một mặt chị vay mượn tiền để quay vòng vốn, mặt khác, chủ động phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển tỉnh, trung tâm dạy nghề huyện… mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động. Từ đó, HTX đi vào hoạt động ổn định. Giải quyết bài toán việc làm Tính từ năm 2008 đến nay, chị Thinh đã mở được 45 lớp dạy nghề cho 1.300 lao động ở trong và ngoài xã, trong đó có 5 lớp dạy nghề cho lao động là người khuyết tật và thương, bệnh binh. Những năm gần đây, chị Thinh còn đầu tư hàng trăm triệu đồng mua thêm máy may về gia công túi xách, màn tuyn,.. xuất khẩu. Chị cho biết, hiện HTX tạo việc làm ổn định cho 400 lao động, chủ yếu ở 3 xã Lãng Ngâm, Song Giang và Giang Sơn của huyện Gia Bình, với thu nhập bình quân 1,5- 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, chị còn liên kết với Sở Lao động- Thương binh - Xã hội tỉnh Bắc Ninh mở rộng các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn ở các địa phương khác như Lương Tài, Yên Phong. Chia sẻ với chúng tôi về dự định trong tương lai, chị mong muốn các cấp, ngành tạo điều kiện hơn nữa để HTX có thêm vốn mở rộng sản xuất và quy mô hoạt động, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy làng nghề mây tre đan phát triển, đồng thời xây dựng quê hương giàu đẹp. Đông Thành Nguôn:kinhtenongthon.com.vn | ||