Kinh nghiệm Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình Bài 3: Phong trào vì dân
- Thứ sáu - 17/08/2012 00:22
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nghị quyết về “Xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020” của Tỉnh ủy Thái Bình đề ra mục tiêu: “Đời sống của nhân dân phải ngày càng được nâng cao... ưu tiên hàng đầu cho thúc đẩy sản xuất phát triển”.
Phát triển sản xuất - việc làm trước
Là xã “vùng sâu vùng xa” của huyện Kiến Xương, Bình Định không nằm trong “tốp” 8 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh Thái Bình, nhưng hiện nay thành tích trong xây dựng NTM của xã đang “ngang ngửa” với xã Thanh Tân.
Chị Lương Thị Kim Oanh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo huyện Kiến Xương nói, giao thông thủy lợi nội đồng và dồn điền đổi thửa ở Bình Định còn xong trước cả Thanh Tân. Chúng tôi về Bình Định tìm hiểu ngay.
Gặp Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Xuân Hải, anh giải thích: Đầu năm 2009 Đảng ủy xã ra Nghị quyết chuyên đề xây dựng NTM và xác định một nguyên tắc là ưu tiên làm trước những tiêu chí góp phần giải phóng sức lao động, mang lại lợi ích cho người dân. Và xã quyết định thực hiện trước việc dồn điền đổi thửa và làm giao thông, thủy lợi nội đồng. Hai việc có thể nói là khó nhất trong thực hiện tiêu chí của NTM. Nhưng thật bất ngờ, chính công việc khó khăn đó lại được dân đồng tình ủng hộ với một quyết tâm rất cao. Nhân dân toàn xã đã đóng góp tới 2 tỷ 13 triệu đồng; 17,15ha đất canh tác để làm giao thông nội đồng, theo quy hoạch đường trục dọc, mặt đường rộng 4,5m; trục ngang, mặt đường rộng 3m. Dồn điền, đổi thửa từ 2,53 thửa/hộ, xuống còn 1,59 thửa/hộ. Xã làm xong hai việc lớn nay đã mang lại ngay lợi ích kinh tế cho người dân.
Do có “cánh đồng mẫu lớn” mà xã quy hoạch được 100ha giống lúa mới chất lượng cao loại BC15, đưa giá thóc bán lên gấp 1,5 lần/kg so với giá thóc tẻ thường. Toàn xã thu nhập từ lúa tăng lên tới 2,5 tỷ đồng. Nhân dân vui mừng đăng ký trồng tiếp giống lúa mới BC15 lên 150ha nữa. Do có giao thông nội đồng, lại được Trường Trung cấp nghề của Bộ CHQS tỉnh Thái Bình phối hợp dạy nghề, việc cơ giới hóa sản xuất được triển khai ngay.10 máy cày, 10 máy gặt liên hợp đã xuống được đồng ruộng làm thay dân, bớt được 2/3 công lao động, lại đẩy nhanh thời vụ (trước đây, làm đất mất 19 đến 20 ngày nay chỉ mất 7 ngày; gặt 10 đến 13 ngày nay còn 7 ngày; bơm nước 19 ngày, nay còn 9 ngày). Tiền công gặt lúa, trước chi hết 250.000 đồng/sào, nay thóc đóng hoàn chỉnh thành từng bao vận chuyển về tận nhà có 140.000 đồng/sào.
Ngay sau “mùa vụ bội thu” ấy xã phát động toàn dân tiếp tục thực hiện mục tiêu chỉnh trang khu dân cư. Ai cũng nhận thức được mở rộng đường làng, ngõ xóm giúp cho dân làng đi lại rộng rãi, sạch đẹp. Thế là cả xã lại như một công trường xây dựng; hàng xóm láng giềng, họ hàng, anh em bảo nhau người góp công, người góp của để mở rộng đường theo quy hoạch xây dựng NTM. Đã có hàng chục gia đình đóng góp hơn 15 triệu đồng trở lên để mở đường, như gia đình ông Lê Tùng Lâm, thôn Hòa Bình; Nguyễn Đình Thanh, thôn Sơn Trung; ông Trần Thịnh, ông Bùi Tấn Gia thôn Công Bình. Còn ông Trần Kim Khánh, thôn Ái Quốc ủng hộ tới 100 triệu đồng; nhà sư Thích Đàm Phương, xa quê, tu hành ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ủng hộ toàn bộ vật liệu, còn nhân dân tham gia 3000 ngày công làm con đường làng thôn Sơn Trung dài 1,1km, rộng 4,1m, đổ bê tông dầy 16cm… Tính ra các hộ trong xã hiến tổng số 2.500m2 đất thổ cư và hàng nghìn ngày công để mở rộng đường làng. Từ ngày đường làng, ngõ xóm được mở rộng, quê hương như được “khoác tấm áo mới” vừa sạch sẽ, nền nếp, vừa phong quang rộng rãi. Vậy là ai cũng được thụ hưởng thành quả của Phong trào xây dựng NTM.
Bước sang năm 2012 xã tiếp tục phát động phong trào làm đường từ thôn ra đồng và chọn 4 thôn: Tân Đông, Ái Quốc, Trần Phú, Hòa Bình làm trước để rút kinh nghiệm nhân rộng. Sau 6 tháng phát động cả 4 thôn đã san lấp xong mặt bằng. Bí thư Đảng ủy xã giơ cánh tay khoát một vòng về phía cánh đồng xa nhất của xã nói với tôi chắc nịch
- Khi hoàn thành hệ thống đường từ thôn ra ruộng nữa, thì 95% sản phẩm nông nghiệp sẽ do máy móc làm thay nông dân. Và quan trọng hơn là sẽ rất thuận tiện cho các doanh nghiệp vào thu mua nông sản, giúp cho sản xuất, kinh doanh phát triển.
Hướng tới sự sáng tạo
Chúng tôi trở lại Thanh Tân đúng hôm Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh mời cả Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã về dự Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện xây dựng NTM của tỉnh. Anh Trần Thế Dũng, Phó chủ tịch UBND xã tiếp chúng tôi, giới thiệu một mô hình quản lý sản xuất nông nghiệp mới của xã trong “ý tưởng xây dựng NTM” đang được thí điểm thực hiện mà anh cho rằng sẽ góp phần tăng thu nhập cho nông dân ít nhất gấp 3 lần hiện nay.
- Mô hình mới là gì? Tôi hỏi.
Anh giải thích: Lâu nay chúng ta chưa quan tâm để tính toán chi tiết thu, chi của nông dân trên một sào lúa, nên không thấy công sức của họ đổ xuống cánh đồng có hợp lý hay không, để giúp họ thay đổi cách nghĩ, cách làm. Vụ vừa rồi xã quyết định lấy 2,5ha đất vùng chua trũng của thôn An Cơ Bắc bỏ hoang hóa từ lâu, giao cho ông Đinh Văn Tưởng, Phó chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp đầu tư máy móc, cải tạo đất, thuê nhân công, tổ chức lao động… Kết quả vùng đất chua trũng đã trồng được lúa mang lại năng suất không kém gì những cánh đồng khác. Và HTX dịch vụ nông nghiệp đã hạch toán, chứng minh cho bà con thấy làm ăn nhỏ lẻ như trước đây 1 sào lúa dân phải chi phí hết 850 nghìn đồng, thu hoạch về 2,5 tạ lúa trị giá 1,2 triệu đồng. Nghĩa là mỗi sào dân chỉ có lãi 350 nghìn đồng. Sản xuất “cánh đồng mẫu lớn” nếu do một người đứng ra nhận làm, dân chỉ phải đóng góp duy nhất mỗi sào 700 nghìn đồng. Hết mùa thu hoạch dân được nhận lại mỗi sào 2,5 tạ lúa mà không phải lao động (lãi 500 nghìn đồng/sào).
- Dân sẽ làm gì? Tôi hỏi.
Anh Nguyễn Văn Thành, Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp nói:
- Người đứng ra nhận khoán sẽ thuê lại dân làm và trả công theo giá thị trường dưới sự giám sát, điều tiết của chính quyền.
Hiểu được những băn khoăn của chúng tôi, Phó chủ tịch UBND xã Trần Thế Dũng giải thích:
- Nếu tổ chức Đảng mạnh, chính quyền mạnh, cán bộ gắn bó, hết lòng vì dân, lại thực hiện tốt quy chế dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì sẽ loại bỏ được những mặt trái của cơ chế thị trường trên cánh đồng mẫu lớn.
Nghe anh Dũng nói tôi lại càng tâm đắc câu nói mà hầu hết các đồng chí lãnh đạo từ tỉnh đến huyện, đến xã, cũng như người dân đều nói một câu hình ảnh, đại ý rằng: “Tiêu chí của tiêu chí để xây dựng NTM là phải có đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu có đức, có tài, tâm huyết, gắn bó với địa phương”. Đó là điều có thể không mới nhưng đã và đang được chứng minh rất sinh động trong xây dựng NTM ở Thái Bình.
Là xã “vùng sâu vùng xa” của huyện Kiến Xương, Bình Định không nằm trong “tốp” 8 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh Thái Bình, nhưng hiện nay thành tích trong xây dựng NTM của xã đang “ngang ngửa” với xã Thanh Tân.
Chị Lương Thị Kim Oanh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo huyện Kiến Xương nói, giao thông thủy lợi nội đồng và dồn điền đổi thửa ở Bình Định còn xong trước cả Thanh Tân. Chúng tôi về Bình Định tìm hiểu ngay.
Gặp Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Xuân Hải, anh giải thích: Đầu năm 2009 Đảng ủy xã ra Nghị quyết chuyên đề xây dựng NTM và xác định một nguyên tắc là ưu tiên làm trước những tiêu chí góp phần giải phóng sức lao động, mang lại lợi ích cho người dân. Và xã quyết định thực hiện trước việc dồn điền đổi thửa và làm giao thông, thủy lợi nội đồng. Hai việc có thể nói là khó nhất trong thực hiện tiêu chí của NTM. Nhưng thật bất ngờ, chính công việc khó khăn đó lại được dân đồng tình ủng hộ với một quyết tâm rất cao. Nhân dân toàn xã đã đóng góp tới 2 tỷ 13 triệu đồng; 17,15ha đất canh tác để làm giao thông nội đồng, theo quy hoạch đường trục dọc, mặt đường rộng 4,5m; trục ngang, mặt đường rộng 3m. Dồn điền, đổi thửa từ 2,53 thửa/hộ, xuống còn 1,59 thửa/hộ. Xã làm xong hai việc lớn nay đã mang lại ngay lợi ích kinh tế cho người dân.
Do có “cánh đồng mẫu lớn” mà xã quy hoạch được 100ha giống lúa mới chất lượng cao loại BC15, đưa giá thóc bán lên gấp 1,5 lần/kg so với giá thóc tẻ thường. Toàn xã thu nhập từ lúa tăng lên tới 2,5 tỷ đồng. Nhân dân vui mừng đăng ký trồng tiếp giống lúa mới BC15 lên 150ha nữa. Do có giao thông nội đồng, lại được Trường Trung cấp nghề của Bộ CHQS tỉnh Thái Bình phối hợp dạy nghề, việc cơ giới hóa sản xuất được triển khai ngay.10 máy cày, 10 máy gặt liên hợp đã xuống được đồng ruộng làm thay dân, bớt được 2/3 công lao động, lại đẩy nhanh thời vụ (trước đây, làm đất mất 19 đến 20 ngày nay chỉ mất 7 ngày; gặt 10 đến 13 ngày nay còn 7 ngày; bơm nước 19 ngày, nay còn 9 ngày). Tiền công gặt lúa, trước chi hết 250.000 đồng/sào, nay thóc đóng hoàn chỉnh thành từng bao vận chuyển về tận nhà có 140.000 đồng/sào.
Ngay sau “mùa vụ bội thu” ấy xã phát động toàn dân tiếp tục thực hiện mục tiêu chỉnh trang khu dân cư. Ai cũng nhận thức được mở rộng đường làng, ngõ xóm giúp cho dân làng đi lại rộng rãi, sạch đẹp. Thế là cả xã lại như một công trường xây dựng; hàng xóm láng giềng, họ hàng, anh em bảo nhau người góp công, người góp của để mở rộng đường theo quy hoạch xây dựng NTM. Đã có hàng chục gia đình đóng góp hơn 15 triệu đồng trở lên để mở đường, như gia đình ông Lê Tùng Lâm, thôn Hòa Bình; Nguyễn Đình Thanh, thôn Sơn Trung; ông Trần Thịnh, ông Bùi Tấn Gia thôn Công Bình. Còn ông Trần Kim Khánh, thôn Ái Quốc ủng hộ tới 100 triệu đồng; nhà sư Thích Đàm Phương, xa quê, tu hành ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ủng hộ toàn bộ vật liệu, còn nhân dân tham gia 3000 ngày công làm con đường làng thôn Sơn Trung dài 1,1km, rộng 4,1m, đổ bê tông dầy 16cm… Tính ra các hộ trong xã hiến tổng số 2.500m2 đất thổ cư và hàng nghìn ngày công để mở rộng đường làng. Từ ngày đường làng, ngõ xóm được mở rộng, quê hương như được “khoác tấm áo mới” vừa sạch sẽ, nền nếp, vừa phong quang rộng rãi. Vậy là ai cũng được thụ hưởng thành quả của Phong trào xây dựng NTM.
Bước sang năm 2012 xã tiếp tục phát động phong trào làm đường từ thôn ra đồng và chọn 4 thôn: Tân Đông, Ái Quốc, Trần Phú, Hòa Bình làm trước để rút kinh nghiệm nhân rộng. Sau 6 tháng phát động cả 4 thôn đã san lấp xong mặt bằng. Bí thư Đảng ủy xã giơ cánh tay khoát một vòng về phía cánh đồng xa nhất của xã nói với tôi chắc nịch
- Khi hoàn thành hệ thống đường từ thôn ra ruộng nữa, thì 95% sản phẩm nông nghiệp sẽ do máy móc làm thay nông dân. Và quan trọng hơn là sẽ rất thuận tiện cho các doanh nghiệp vào thu mua nông sản, giúp cho sản xuất, kinh doanh phát triển.
Xây dựng đường giao thông thủy lợi nội đồng xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng theo tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Thành Tâm |
Hướng tới sự sáng tạo
Chúng tôi trở lại Thanh Tân đúng hôm Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh mời cả Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã về dự Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện xây dựng NTM của tỉnh. Anh Trần Thế Dũng, Phó chủ tịch UBND xã tiếp chúng tôi, giới thiệu một mô hình quản lý sản xuất nông nghiệp mới của xã trong “ý tưởng xây dựng NTM” đang được thí điểm thực hiện mà anh cho rằng sẽ góp phần tăng thu nhập cho nông dân ít nhất gấp 3 lần hiện nay.
- Mô hình mới là gì? Tôi hỏi.
Anh giải thích: Lâu nay chúng ta chưa quan tâm để tính toán chi tiết thu, chi của nông dân trên một sào lúa, nên không thấy công sức của họ đổ xuống cánh đồng có hợp lý hay không, để giúp họ thay đổi cách nghĩ, cách làm. Vụ vừa rồi xã quyết định lấy 2,5ha đất vùng chua trũng của thôn An Cơ Bắc bỏ hoang hóa từ lâu, giao cho ông Đinh Văn Tưởng, Phó chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp đầu tư máy móc, cải tạo đất, thuê nhân công, tổ chức lao động… Kết quả vùng đất chua trũng đã trồng được lúa mang lại năng suất không kém gì những cánh đồng khác. Và HTX dịch vụ nông nghiệp đã hạch toán, chứng minh cho bà con thấy làm ăn nhỏ lẻ như trước đây 1 sào lúa dân phải chi phí hết 850 nghìn đồng, thu hoạch về 2,5 tạ lúa trị giá 1,2 triệu đồng. Nghĩa là mỗi sào dân chỉ có lãi 350 nghìn đồng. Sản xuất “cánh đồng mẫu lớn” nếu do một người đứng ra nhận làm, dân chỉ phải đóng góp duy nhất mỗi sào 700 nghìn đồng. Hết mùa thu hoạch dân được nhận lại mỗi sào 2,5 tạ lúa mà không phải lao động (lãi 500 nghìn đồng/sào).
- Dân sẽ làm gì? Tôi hỏi.
Anh Nguyễn Văn Thành, Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp nói:
- Người đứng ra nhận khoán sẽ thuê lại dân làm và trả công theo giá thị trường dưới sự giám sát, điều tiết của chính quyền.
Hiểu được những băn khoăn của chúng tôi, Phó chủ tịch UBND xã Trần Thế Dũng giải thích:
- Nếu tổ chức Đảng mạnh, chính quyền mạnh, cán bộ gắn bó, hết lòng vì dân, lại thực hiện tốt quy chế dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì sẽ loại bỏ được những mặt trái của cơ chế thị trường trên cánh đồng mẫu lớn.
Nghe anh Dũng nói tôi lại càng tâm đắc câu nói mà hầu hết các đồng chí lãnh đạo từ tỉnh đến huyện, đến xã, cũng như người dân đều nói một câu hình ảnh, đại ý rằng: “Tiêu chí của tiêu chí để xây dựng NTM là phải có đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu có đức, có tài, tâm huyết, gắn bó với địa phương”. Đó là điều có thể không mới nhưng đã và đang được chứng minh rất sinh động trong xây dựng NTM ở Thái Bình.
Nhóm PV Báo Quân đội nhân dân