Làm giàu từ đồng đất quê hương
- Thứ bảy - 22/09/2012 22:02
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nằm cạnh sông Hồng nhưng xã Vạn Phúc không có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế vì là xã vùng bãi, vùng thoát lũ không có nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn. Người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên đời sống kinh tế gặp không ít khó khăn. Phó Chủ tịch UBND xã Chử Văn Hải cho biết, là xã sản xuất nông nghiệp nhưng diện tích đất rất ít khoảng 300m2/khẩu, nhưng với sự năng động của người dân, không cho đất nghỉ, ruộng đất quay vòng, thời vụ nào cũng đa dạng các loại rau, củ, quả... cuộc sống của những hộ dân có đất ở ngoài đê sông Hồng cách đây vài năm luôn ẩn chứa sự bấp bênh vì những đợt nước sông Hồng tràn qua, thì nay đã khác. Các hộ dân mạnh dạn vay vốn đầu tư, quy hoạch lại đồng đất, đưa cây trồng có giá trị về trồng, xây dựng kinh tế trang trại. Để phong trào làm giàu được phát triển rộng rãi, hằng năm xã đều phát động phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Những hộ có kinh nghiệm cùng chia sẻ cách làm cho những hộ nghèo trong xã để vươn lên thoát nghèo. Xã có khoảng 3.000 hộ với hơn 11.000 dân, trong đó có 30% số hộ tham gia nghề mây tre đan. Thời gian gần đây, sản phẩm làng nghề khó tiêu thụ nhưng nghề mây tre đan giải quyết được nhiều việc làm cho lao động lúc nông nhàn, kết hợp giữa trồng rau màu và làm nghề để tăng thu nhập.
Đến thăm khu chuyển đổi VAC của gia đình anh Nguyễn Đức Nguyên ở thôn 3, anh Nguyên cho biết: Trước đây, cuộc sống rất khó khăn, dù làm đủ nghề, lại quần quật cả ngày ngoài đồng nhưng nghèo vẫn cứ nghèo. Thế nhưng từ ngày chuyển đổi mô hình VAC, chỉ sợ không có sức mà làm lâu dài. Từ nuôi cá, trồng cây, bình quân mỗi năm gia đình thu lãi được 100-200 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Cũng nhờ đó mà gia đình anh đã mua sắm đủ tiện nghi sinh hoạt, có điều kiện nuôi hai con ăn học thành đạt, có việc làm ổn định. Gia đình anh Chử Văn Toản ở thôn 1, cách đây vài năm thuộc diện nghèo nhất nhì xã. Với khát vọng thoát nghèo mãnh liệt, không thể ngồi trông chờ vào mấy sào ruộng, gia đình anh đã chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả chất lượng cao. Từ hộ nghèo vươn lên, nay anh Toản đã xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi 3 con ăn học.
Không chỉ có gia đình anh Nguyên, anh Toản, nhiều hộ dân Vạn Phúc đã nhận ra tiềm năng của vùng đất này, mạnh dạn vay vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để làm giàu trên đồng đất quê mình. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Yên phấn khởi cho biết: Cách đây khoảng 5 năm, xã Vạn Phúc là một trong những xã nghèo nhất của huyện Thanh Trì, nay đời sống người dân ngày một nâng cao, không còn cảnh nhà cấp 4 lụp xụp mà thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng xây kiên cố khang trang, những con đường bê tông phẳng lỳ làm đổi thay bộ mặt một miền quê đang xây dựng nông thôn mới giàu đẹp. Chính từ vườn rau, con cá, vịt, gà, lợn, cây ăn quả… nơi đây không còn cảnh trẻ em phải bỏ học giữa chừng vì nhà nghèo, số "gia đình đại học" ngày càng nhiều, trung bình mỗi năm trên địa bàn xã có 40 cháu đỗ vào đại học. Vậy là đi lên từ nghề nông, biết cách khai thác đất đai cùng nghị lực vượt khó đã đưa Vạn Phúc trở thành một miền quê trù phú.
Đến thăm khu chuyển đổi VAC của gia đình anh Nguyễn Đức Nguyên ở thôn 3, anh Nguyên cho biết: Trước đây, cuộc sống rất khó khăn, dù làm đủ nghề, lại quần quật cả ngày ngoài đồng nhưng nghèo vẫn cứ nghèo. Thế nhưng từ ngày chuyển đổi mô hình VAC, chỉ sợ không có sức mà làm lâu dài. Từ nuôi cá, trồng cây, bình quân mỗi năm gia đình thu lãi được 100-200 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Cũng nhờ đó mà gia đình anh đã mua sắm đủ tiện nghi sinh hoạt, có điều kiện nuôi hai con ăn học thành đạt, có việc làm ổn định. Gia đình anh Chử Văn Toản ở thôn 1, cách đây vài năm thuộc diện nghèo nhất nhì xã. Với khát vọng thoát nghèo mãnh liệt, không thể ngồi trông chờ vào mấy sào ruộng, gia đình anh đã chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả chất lượng cao. Từ hộ nghèo vươn lên, nay anh Toản đã xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi 3 con ăn học.
Không chỉ có gia đình anh Nguyên, anh Toản, nhiều hộ dân Vạn Phúc đã nhận ra tiềm năng của vùng đất này, mạnh dạn vay vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để làm giàu trên đồng đất quê mình. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Yên phấn khởi cho biết: Cách đây khoảng 5 năm, xã Vạn Phúc là một trong những xã nghèo nhất của huyện Thanh Trì, nay đời sống người dân ngày một nâng cao, không còn cảnh nhà cấp 4 lụp xụp mà thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng xây kiên cố khang trang, những con đường bê tông phẳng lỳ làm đổi thay bộ mặt một miền quê đang xây dựng nông thôn mới giàu đẹp. Chính từ vườn rau, con cá, vịt, gà, lợn, cây ăn quả… nơi đây không còn cảnh trẻ em phải bỏ học giữa chừng vì nhà nghèo, số "gia đình đại học" ngày càng nhiều, trung bình mỗi năm trên địa bàn xã có 40 cháu đỗ vào đại học. Vậy là đi lên từ nghề nông, biết cách khai thác đất đai cùng nghị lực vượt khó đã đưa Vạn Phúc trở thành một miền quê trù phú.