Làm mới nông thôn bằng... nông nghiệp
- Thứ bảy - 25/08/2012 06:57
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Làm mới nông thôn phải gắn với việc nâng cao đời sống người dân. ảnh: Thanh Hải
Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo lần thứ 9 được tổ chức trong 2 ngày 13 - 14.6, tại Đà Nẵng nhằm tìm giải pháp đẩy mạnh chương trình này.
Có thay đổi, nhưng chưa bền vững
Trong những năm qua, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo của khu vực ASEAN đối mặt với nhiều thách thức như tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh... Với chủ đề “Đạt được mục tiêu phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo thông qua tăng cường an ninh lương thực, sinh kế và thích ứng với biến đổi khí hậu trong khu vực ASEAN”, tại hội nghị lần này, đại biểu đại diện cho các nước thành viên ASEAN đã có cuộc họp tư vấn với các quan chức cấp cao ASEAN về nông, lâm nghiệp, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, đồng thời tham gia diễn đàn ASEAN với các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
Việt Nam, quốc gia có gần 70% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa khu vực này là chủ trương lớn của Chính phủ trong nhiều năm gần đây. Nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, dự án của Chính phủ nhằm phát triển nông thôn, hỗ trợ thiết thực người dân các vùng khó khăn đã được triển khai.
Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 66USD, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 15,5%, hoàn thành mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm nghèo. Tuy vậy, ngoài những thay đổi “bề ngoài” ở nông thôn, sự phát triển kinh tế mang tính bền vững hiện chưa đạt được. Nhiều khu vực nông thôn bị đánh mất bản sắc văn hóa, mất cân đối về nguồn lao động, “rối loạn” về quy hoạch... Hoạt động sản xuất nông nghiệp không được chú trọng. Đời sống người dân còn khó khăn.
Cần một giải pháp sát thực tiễn
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Đăng Khoa cho biết, Chính phủ Việt Nam luôn xác định phát triển nông thôn và giảm nghèo bền vững có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn để xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của người dân nông thôn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu trong chính sách phát triển đất nước. Đây cũng là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt của các nước thành viên ASEAN.
Bên cạnh việc tập trung hợp tác phát triển kinh tế, ASEAN hết sức coi trọng hợp tác về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, hướng tới xây dựng hệ thống an sinh xã hội, nhằm phục vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Muốn xây dựng nông thôn mới, cần có giải pháp phát triển sát thực tiễn, đảm bảo bền vững về kinh tế. Nói cách khác là phải dựa vào nông nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như khu vực đang đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu, từng quốc gia nói riêng cũng như cả cộng đồng ASEAN cần đẩy mạnh hơn nữa việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nông thôn, giảm nghèo để mỗi chúng ta có thể tìm ra hướng đi, cách làm sáng tạo, thích ứng với điều kiện của từng nước. Để có được điều này, mỗi nước chúng ta cần nghiên cứu các giải pháp và tiếp tục thảo luận để đưa ra phương hướng hợp tác mới trong ASEAN và khu vực về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
Có thay đổi, nhưng chưa bền vững
Trong những năm qua, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo của khu vực ASEAN đối mặt với nhiều thách thức như tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh... Với chủ đề “Đạt được mục tiêu phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo thông qua tăng cường an ninh lương thực, sinh kế và thích ứng với biến đổi khí hậu trong khu vực ASEAN”, tại hội nghị lần này, đại biểu đại diện cho các nước thành viên ASEAN đã có cuộc họp tư vấn với các quan chức cấp cao ASEAN về nông, lâm nghiệp, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, đồng thời tham gia diễn đàn ASEAN với các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
Việt Nam, quốc gia có gần 70% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa khu vực này là chủ trương lớn của Chính phủ trong nhiều năm gần đây. Nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, dự án của Chính phủ nhằm phát triển nông thôn, hỗ trợ thiết thực người dân các vùng khó khăn đã được triển khai.
Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 66USD, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 15,5%, hoàn thành mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm nghèo. Tuy vậy, ngoài những thay đổi “bề ngoài” ở nông thôn, sự phát triển kinh tế mang tính bền vững hiện chưa đạt được. Nhiều khu vực nông thôn bị đánh mất bản sắc văn hóa, mất cân đối về nguồn lao động, “rối loạn” về quy hoạch... Hoạt động sản xuất nông nghiệp không được chú trọng. Đời sống người dân còn khó khăn.
Cần một giải pháp sát thực tiễn
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Đăng Khoa cho biết, Chính phủ Việt Nam luôn xác định phát triển nông thôn và giảm nghèo bền vững có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn để xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của người dân nông thôn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu trong chính sách phát triển đất nước. Đây cũng là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt của các nước thành viên ASEAN.
Bên cạnh việc tập trung hợp tác phát triển kinh tế, ASEAN hết sức coi trọng hợp tác về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, hướng tới xây dựng hệ thống an sinh xã hội, nhằm phục vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Muốn xây dựng nông thôn mới, cần có giải pháp phát triển sát thực tiễn, đảm bảo bền vững về kinh tế. Nói cách khác là phải dựa vào nông nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như khu vực đang đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu, từng quốc gia nói riêng cũng như cả cộng đồng ASEAN cần đẩy mạnh hơn nữa việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nông thôn, giảm nghèo để mỗi chúng ta có thể tìm ra hướng đi, cách làm sáng tạo, thích ứng với điều kiện của từng nước. Để có được điều này, mỗi nước chúng ta cần nghiên cứu các giải pháp và tiếp tục thảo luận để đưa ra phương hướng hợp tác mới trong ASEAN và khu vực về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
Theo: laodong.com.vn