MÔ HÌNH CHĂN NUÔI HƯƠU

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI HƯƠU
Địa chỉ: xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
I.Thông tin cơ bản mô hình:
1. Thời gian thành lập: Năm 2013
2. Quy mô: 35 con hươu; 100 con lợn và 3.000 m2 nuôi cá
3. Doanh thu: 1,7 tỷ đồng/năm.
4. Lợi nhuận: 300 triệu đồng/năm.
5. Số lao động thường xuyên: 3 người; Thu nhập bình quân lao động/tháng: 3 - 3,5 triệu đồng.
6. Đặc trưng của mô hình: Sản phẩm chính của mô hình là chăn nuôi hươu và lợn ngoài ra còn kết hợp nuôi cá.
II. Một số thông tin liên quan cho những người quan tâm để nhân rộng mô hình:
1. Địa chỉ liên hệ với các đơn vị liên quan
- Chủ mô hình: Trần Minh Tuân, Điện thoại: 01699200731
- Địa chỉ mua giống: Giống lợn tự sản xuất; giống hươu mua các hộ trên địa bản huyện Hương Sơn.
- Tư vấn chính sách và quy trình kỹ thuật tại địa phương:
+ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hương Khê, số điện thoại 0393.870.946.
+ Văn phòng Điều phối NTM huyện Hương Khê, số điện thoại 0393.871.357.
-  Hướng dẫn quy trình kỹ thuật: Liên hệ với Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh; địa chỉ: Số 140, đường Trần Phú - TP Hà Tĩnh; Điện thoại: 0393.855.450 - 0393.892.877;
- Tư vấn khác liên hệ tại mục “Hỏi đáp”, website: www.nongthonmoihatinh.vn, địa chỉ email: nongthonmoihatinh@gmail.com.
          2. Một số thông tin cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi hươu
          2.1. Chuồng trại: Vật liệu làm chuồng: gỗ, ngói, tranh…, chuồng cao khoảng 2,5 - 3m, diện tích các ô chuồng: 5-7 m2/con (3m x 2m hoặc 2,5m x2,5m).
          2.2. Chọn giống:
          - Hươu đực: khỏe mạnh, cân đối, sinh ra từ những con bố cho năng suất nhung cao từ 0,8 kg nhung/ năm, khối lượng sơ sinh từ 4,0kg trở lên;
          - Hươu cái: ngoại hình cân đối hài hòa giữa các phần trong cơ thể, khối lượng sơ sinh từ 3,5kg trở lên, bộ phận sinh dục bình thường, tránh cận huyết.
     2.3. Chăm sóc nuôi dưỡng:
          - Thức ăn: chủ yếu lá, cỏ, củ, quả… hươu trưởng thành ăn khoảng 3-6kg thức ăn xanh/ ngày. Ngoài ra, có thể bổ sung thức ăn tinh như cháo ngô, cám gạo…
          - Theo dõi và phối giống:  Chu kỳ động dục của hươu cái thường từ 18-21 ngày, chủ yếu vào tháng 4 - 9, biểu hiện ăn ít, tìm kiếm con đực, bộ phận sinh dục sưng... Nên đưa con cái ở chung với con đực khoảng 10 ngày trong thời điểm động dục, hươu cái mang thai 240 ngày.
          - Chăm sóc: nuôi dưỡng hươu đực, hươu cái mang thai, hươu con, hươu sinh sản theo đúng chế độ; định kỳ thu dọn, vệ sinh tẩy uế chuồng trại.
          - Thu hoạch nhung: Cố định, gây tê cho hươu đực, cưa nhung và cầm máu. Sau đó hút máu, lau khô sạch bảo quản nhung ở tủ lạnh hoặc sấy khô là nguyên liệu để chế biến thành bột, viên nang, rượu...
          2.4. Các bệnh thường gặp trong chăn nuôi hươu:
          - Hươu con: bệnh viêm rốn, ỉa chảy, cảm nóng lạnh…
          - Hươu trưởng thành: bệnh chướng bụng đầy hơi, nghẽn dạ lá sách, ỉa chảy, tụ huyết trùng, bệnh ngoài da…
          - Hươu cái sinh sản: bệnh sẩy thai, viêm tử cung…
          Tùy theo theo từng loại bệnh để phòng và điều trị bệnh thích hợp./.