Mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp-nông thôn
- Thứ tư - 04/09/2013 21:08
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Tại hội thảo "Mô hình tổ chức sản xuất, quản lý mới trong nông nghiệp, nông thôn," do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội, Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tại thành phố Cần Thơ trong các ngày 4 và 5/9, Phó Thủ tướng nhấn mạnh rằng nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập rất sâu rộng vào thị trường thế giới nên cần phải nắm bắt được cả thị trường trong nước và thế giới. Tính cạnh tranh hiện nay rất gay gắt, quyết liệt cho nên chất lượng và hiệu quả sản xuất phải đặt lên hàng đầu.
Theo Phó Thủ tướng, công tác quy hoạch lại mùa vụ, cơ cấu sản phẩm hiện nay là hết sức quan trọng và cần thiết từ cơ sở là xã, phường đến cả nước. Cần phải tổ chức liên kết tốt giữa doanh nghiệp với nhau, doanh nghiệp với dân, giữa dân với dân, thực hiện liên kết từ đầu vào cho đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng Nhà nước cần phải có thông tin thị trường, quy hoạch, dự báo nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, ban hành các cơ chế chính sách về vốn, đào tạo nghề và tổ chức thực hiện trên từng địa bàn. Doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế tích cực tham gia liên kết với các nhà khoa học, nông dân thông qua vùng nguyên liệu, đầu tư sản xuất hiện đại theo mô hình kinh tế lớn, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối với người dân, theo Phó Thủ tướng, phải tích cực tuyên tuyền để bà con thay đổi tập quán sản xuất, thực hiện nghiêm quy trình sản xuất và hợp đồng với các doanh nghiệp. Nhà khoa học phải tích cực nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả...
Theo Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thời gian gần đây đã xuất hiện một số mô hình tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp được xem là mô hình có triển vọng cho nền nông nghiệp nước nhà. Điển hình như mô hình Cánh đồng Mẫu lớn giúp người sản xuất giảm chi phí sản xuất đồng thời tăng năng suất, chất lượng nông sản từ đó làm tăng lợi nhuận từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng/ha (năm 2012). Chỉ tính riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu long, diện tích lúa sản xuất theo mô hình này là 20.000ha trong năm 2012 và dự kiến đến hết năm 2013 sẽ đạt 100.000 đến 200.000ha.
Ngoài ra, còn có các mô hình liên kết khác cũng có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp như mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín; mô hình nông dân góp cổ phần với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất; mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới; mô hình doanh nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp...
Mặc dù nhiều mô hình bước đầu đã khẳng định ưu thế nổi bật, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn nhưng theo Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc phát triển và nhân rộng các mô hình trên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Điển hình như mô hình Cánh đồng Mẫu lớn đến nay vẫn còn nhiều địa phương, bộ ngành chưa thống nhất về mặt quan điểm. Mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân mới tập trung ở đầu vào mà chưa giải quyết được khó khăn đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Sự liên kết và chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa hài hòa, mức độ tiêu thụ nông sản hàng hóa còn thấp, giá cả lên xuống bấp bênh, không ổn định...
Tại hội thảo, phần lớn các ý kiến của nông dân và các doanh nghiệp đều đồng tình với các mô hình sản xuất liên kết như mô hình Cánh đồng Mẫu lớn, Hợp tác xã... Tuy nhiên, theo các đại biểu, để sản xuất nông nghiệp bền vững, có hiệu quả cao, nhà nước cần có thêm cơ chế chính sách đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả vay vốn sản xuất, có chính sách hỗ trợ cho nông dân về kiến thức, đào tạo ngành nghề, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kiến nghị nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ nông thủy hải sản cho nông dân...
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia cũng đều nhất trí cho rằng trong quá trình sản xuất cần phải có sự liên kết "4 nhà." Đây là một chủ trương đúng và thực tế đã có nhiều mô hình thực hiện có hiệu quả cao, bền vững, đảm bảo lợi ích cho người dân và cả doanh nghiệp nhưng không thể nhân rộng ra ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề ngay được.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cho rằng Nhà nước không thể có cơ chế chính sách cứng mà cần phải linh hoạt mới phát huy hiệu quả. Trong công tác tổ chức liên kết hiện tại cần phải dựa trên nguyên tắc cơ chế thị trường, phải làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của từng chủ thể trong mối liên kết./.
Theo Phó Thủ tướng, công tác quy hoạch lại mùa vụ, cơ cấu sản phẩm hiện nay là hết sức quan trọng và cần thiết từ cơ sở là xã, phường đến cả nước. Cần phải tổ chức liên kết tốt giữa doanh nghiệp với nhau, doanh nghiệp với dân, giữa dân với dân, thực hiện liên kết từ đầu vào cho đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng Nhà nước cần phải có thông tin thị trường, quy hoạch, dự báo nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, ban hành các cơ chế chính sách về vốn, đào tạo nghề và tổ chức thực hiện trên từng địa bàn. Doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế tích cực tham gia liên kết với các nhà khoa học, nông dân thông qua vùng nguyên liệu, đầu tư sản xuất hiện đại theo mô hình kinh tế lớn, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối với người dân, theo Phó Thủ tướng, phải tích cực tuyên tuyền để bà con thay đổi tập quán sản xuất, thực hiện nghiêm quy trình sản xuất và hợp đồng với các doanh nghiệp. Nhà khoa học phải tích cực nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả...
Theo Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thời gian gần đây đã xuất hiện một số mô hình tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp được xem là mô hình có triển vọng cho nền nông nghiệp nước nhà. Điển hình như mô hình Cánh đồng Mẫu lớn giúp người sản xuất giảm chi phí sản xuất đồng thời tăng năng suất, chất lượng nông sản từ đó làm tăng lợi nhuận từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng/ha (năm 2012). Chỉ tính riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu long, diện tích lúa sản xuất theo mô hình này là 20.000ha trong năm 2012 và dự kiến đến hết năm 2013 sẽ đạt 100.000 đến 200.000ha.
Ngoài ra, còn có các mô hình liên kết khác cũng có hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp như mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín; mô hình nông dân góp cổ phần với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất; mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới; mô hình doanh nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp...
Mặc dù nhiều mô hình bước đầu đã khẳng định ưu thế nổi bật, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn nhưng theo Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc phát triển và nhân rộng các mô hình trên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Điển hình như mô hình Cánh đồng Mẫu lớn đến nay vẫn còn nhiều địa phương, bộ ngành chưa thống nhất về mặt quan điểm. Mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân mới tập trung ở đầu vào mà chưa giải quyết được khó khăn đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Sự liên kết và chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa hài hòa, mức độ tiêu thụ nông sản hàng hóa còn thấp, giá cả lên xuống bấp bênh, không ổn định...
Tại hội thảo, phần lớn các ý kiến của nông dân và các doanh nghiệp đều đồng tình với các mô hình sản xuất liên kết như mô hình Cánh đồng Mẫu lớn, Hợp tác xã... Tuy nhiên, theo các đại biểu, để sản xuất nông nghiệp bền vững, có hiệu quả cao, nhà nước cần có thêm cơ chế chính sách đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả vay vốn sản xuất, có chính sách hỗ trợ cho nông dân về kiến thức, đào tạo ngành nghề, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kiến nghị nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ nông thủy hải sản cho nông dân...
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia cũng đều nhất trí cho rằng trong quá trình sản xuất cần phải có sự liên kết "4 nhà." Đây là một chủ trương đúng và thực tế đã có nhiều mô hình thực hiện có hiệu quả cao, bền vững, đảm bảo lợi ích cho người dân và cả doanh nghiệp nhưng không thể nhân rộng ra ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề ngay được.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cho rằng Nhà nước không thể có cơ chế chính sách cứng mà cần phải linh hoạt mới phát huy hiệu quả. Trong công tác tổ chức liên kết hiện tại cần phải dựa trên nguyên tắc cơ chế thị trường, phải làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của từng chủ thể trong mối liên kết./.
Ngọc Thiện
(Nguồn TTXVN)
(Nguồn TTXVN)