Người đưa hươu sao về Bản Xanh
- Thứ ba - 21/08/2012 20:20
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Từ bỏ an toàn..để đến với mơ hồ!
Sinh ra trên mảnh đất Bản Xanh, xã Kỳ Phú, Nho Quan, Ninh Bình, gia đình có truyền thống chăn nuôi trâu bò nhưng ông Bùi Xuân Thủy lại chọn cho mình một hướng đi khác. “Tôi đi tìm hiểu một số người nuôi trước tôi, thì thấy rằng, con hươu chi phí thức ăn ít, mà hiệu quả kinh tế lại cao hơn. Hơn nữa, hươu lại rất ít dịch bệnh. Vì vậy, tôi quyết định bán trâu bò và chuyển sang nuôi hươu.”
Đàn nuôi hươu sao của ông Thủy
Tuy nhiên, nuôi hươu phải có một chi phí lớn hơn rất nhiều so với nuôi trâu bò. Trong khi với vùng quê của ông Thủy, vào thời điểm năm 1999, hươu sao là vật nuôi quá mới. Đối với gia đình và bà con lối xóm, quyết định của ông Thủy là quá mạo hiểm.
Nhưng ông Thủy có sự tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng của riêng mình. Ông thấy rõ được những thế mạnh về đất đai và nguồn thức ăn ở quê mình thích hợp với nuôi hươu sao. Hơn nữa, trước khi mua hươu về nuôi, ông đã đi khắp nơi để thăm quan mô hình chăn nuôi hươu thành công và đúc rút kinh nghiệm nuôi cho mình.
Tuy nhiên, giá một con hươu giống thời bấy giờ khoảng 5 triệu đồng/con, vậy nếu bắt đầu với khoảng chục con hươu thì số tiền đầu tư ban đầu đã lên đến 50 triệu đồng. Đối với một một cậu sinh viên vừa chân ướt chân ráo ra trường như ông Thủy lúc đó, thì số tiền này là vô cùng lớn.
Lấy tiền ở đâu…
Nhưng ông Thủy luôn tâm niệm rằng, khuất phục trước khó khăn đồng nghĩa với sự yếu kém và hèn nhát, nghĩ như vậy càng khiến ông quyết tâm thực hiện giấc mộng làm giàu từ nghề nuôi hươu sao.“Tôi phải vay một số vốn của anh em bạn bè, ban đầu là các đoàn thể trong xã. Cộng với việc tôi bán thêm một ít trâu bò. Sau này thì tôi quay vòng vốn bằng cách là bán sản phẩm của con hươu, sau đó quay lại đầu tư cho chuồng trại. Cứ thế, tổng chi phí mà tôi đầu tư vào khoảng 60 triệu đồng.”
Sau khi đã có trong tay một số vốn, ông Thủy tìm lên Trung tâm Nghiên cứu động vật hoang dã tại rừng Quốc gia Cúc Phương để mua giống và học kinh nghiệm chăn nuôi.
Cải tiến chuồng trâu bò thành chuồng hươu
Được các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cũng như tập tính của loài, ông Thủy bắt tay vào xây dựng chuồng trại. Bước đầu, để tiết kiệm chi phí, ông cho cải tạo lại chuồng trâu, bò trở thành chuồng nuôi hươu sao. Tuy nhiên, ông vấp phải khó khăn ngay từ khâu này.
Việc nuôi nhốt tập trung nhiều cá thể hươu trong một diện tích hẹp, đã gây khó khăn lớn, bởi hươu là một loài nhút nhát, khi con người đến gần rất dễ hoảng loạn, chạy nhảy dẫn đến trượt ngã, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mỗi cá thể trong đàn.
Mặt khác, việc nuôi nhốt hươu trong các chuồng trâu, bò cũ, không được xây dựng kiến cố, dễ khiến hươu thoát ra ngoài và đi mất.
Trước thực tế đó, ông Thủy bắt đầu lên mạng tìm đến những trang web hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và bắt đầu xây dựng chuồng trại theo đúng kỹ thuật. “Chuồng trại của gia đình tôi đươc đóng bằng khung gỗ. Mỗi chiều 2m tức là 4m vuông cho 1 con đực, chẻ các thanh gỗ thành 3 phân rưỡi đến 4 phân, rộng 10 phân, để nó đảm bảo chắc chắn lâu dài. Nền chuồng tôi làm bằng nền xi măng đổ bề tông.”
Ô chuồng nuôi hươu đực của ông Thủy
Ngoài ra, về chuồng trại, ông Thủy cho rằng việc làm mát cho hươu vào mùa nóng là rất quan trọng: “Lợp mái chuồng bằng ngói đỏ sẽ mát hơn. Nếu không có điều kiện, mình có thể lợp bằng bờ lô, ngoài ra tôi còn trồng cây để che bóng mát cho hươu. Ngoài ra, có thể phủ rơm rạ lên mái chuồng để che mát cho hươu.”
Và những điều thay đổi đó đã đúng, đàn hươu của ông thích nghi tốt với môi trường.
Chú trọng chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh chuồng trại, chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn cho hươu luôn được ông tính toán cẩn thận. “Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thuật nuôi hươu, thì tôi áp dụng cho hươu ăn 6-7kg thức ăn xanh/ ngày. Tôi thường cho hươu ăn các loại lá cây nhất là những cây có mủ trắng, ví dụ như cây sung, cây ngái, cây mít, đấy là những loại lá con hươu thích ăn hơn. Ngoài ra tôi còn trồng thêm cỏ voi để chủ động thức ăn cho hươu trong những ngày mưa gió.”
Thức ăn chính mà hươu tiêu thụ trong ngày là các loại thức ăn xanh. Tuy nhiên, vào thời kì thời kì sinh sản và cắt lộc, để đảm bảo sức khỏe cho hươu ông Thủy còn bổ sung thêm một số loại thức ăn tinh như cám ngô, cám gạo với số lượng vừa đủ.
Ông cho hươu ăn vào 3 bữa, sáng, trưa, tối. Vì hươu là động vật có tập tính ăn đêm nên ông cho hươu ăn vào bữa tối chiếm 2/3 khẩu phần thức ăn trong ngày.
Bí quyết là..internet!
Từ sai lầm khi bắt đầu xây dựng chuồng trại, ông Thủy nhận thấy rằng kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi rất quan trọng. Cũng từ đó, ông luôn có thói quen học hỏi, trau đồi thêm kinh nghiệm nuôi hươu qua mạng internet để có những điều chỉnh phù hợp.
Đặc biệt, ông Thủy đã có ý tưởng thành lập hẳn một trang web của riêng trang trại mình để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của bà con trên cả nước. “Tôi thành lập trang web vì tôi nghĩ rằng làm một việc gì, cũng phải rút ra được những kinh nghiệm, nhất là chăn nuôi.”- Ông Thủy chia sẻ.
Nhung hươu được xem là một trong những bài thuốc quý rất tốt cho sức khỏe của con người. Với rất nhiều công dụng như dưỡng cốt, an thai, uống lâu có thể kéo dài tuổi thọ, trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, đau nhức chân tay…, mặt hàng này đang được thị trường hết sức ưa chuộng. “Tôi cảm thấy rằng công việc của tôi mang lại cảsức khỏe cho mọi người, nên mình còn cảm thấy vô cùng phấn khởi.”
Ông Thủy thành công với nghề nuôi hươu sao
Giá nhung hươu trên thị trường hiện nay dao động khoảng 2 triệu đến 2 triệu 500 nghìn một lạng. Ngoài việc bán nhung hươu ông Thủy còn đứng ra làm đầu mối cung cấp giống cho những bà con có nhu cầu chăn nuôi với giá từ 15-20 triệu /con hươu bố mẹ. Những con hươu già loại thải được ông chuyển sang bán thương phẩm. Như vậy, với khoản thu từ nghề nuôi hươu sao, bình quân mỗi năm gia đình ông thu về 7-8 trăm triệu đồng.
Nhận thấy được ưu thế về mặt tự nhiên cũng như hiệu quả kinh tế rõ rệt từ nghề nuôi hươu sao, ông Thủy cho rằng đây thật sự là cơ hội tốt để ông cũng như những người dân Bản Xanh làm kinh tế.
Chính vì vậy, ông vận động bà con trong bản cùng tham gia chăn nuôi, phát triển và nhân rộng mô hình. Tập hợp những hộ nuôi hươu trong bản, ông để xuất thành lập nên một câu lạc bộ chăn nuôi, với mục đích cùng giúp đỡ hỗ trợ lần nhau trong việc phát triển kinh tế gia đình.
Sau nhiều năm kiên trì, mày mò tìm hiểu của bạn thân, cộng với việc biết áp dụng công nghệ thông tin, đến nay,ông Bùi Xuân Thủy đã không những gây dựng thành công cho trang trại nuôi hươu sao của mình mà còn mang lại một sự đổi khác tốt đẹp cho vùng quê Bản Xanh.
Thực hiện: Huyền Trang
Ảnh: Ngọc Duy
Nguồn:vtc16.vn
Sinh ra trên mảnh đất Bản Xanh, xã Kỳ Phú, Nho Quan, Ninh Bình, gia đình có truyền thống chăn nuôi trâu bò nhưng ông Bùi Xuân Thủy lại chọn cho mình một hướng đi khác. “Tôi đi tìm hiểu một số người nuôi trước tôi, thì thấy rằng, con hươu chi phí thức ăn ít, mà hiệu quả kinh tế lại cao hơn. Hơn nữa, hươu lại rất ít dịch bệnh. Vì vậy, tôi quyết định bán trâu bò và chuyển sang nuôi hươu.”
Đàn nuôi hươu sao của ông Thủy
Tuy nhiên, nuôi hươu phải có một chi phí lớn hơn rất nhiều so với nuôi trâu bò. Trong khi với vùng quê của ông Thủy, vào thời điểm năm 1999, hươu sao là vật nuôi quá mới. Đối với gia đình và bà con lối xóm, quyết định của ông Thủy là quá mạo hiểm.
Nhưng ông Thủy có sự tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng của riêng mình. Ông thấy rõ được những thế mạnh về đất đai và nguồn thức ăn ở quê mình thích hợp với nuôi hươu sao. Hơn nữa, trước khi mua hươu về nuôi, ông đã đi khắp nơi để thăm quan mô hình chăn nuôi hươu thành công và đúc rút kinh nghiệm nuôi cho mình.
Tuy nhiên, giá một con hươu giống thời bấy giờ khoảng 5 triệu đồng/con, vậy nếu bắt đầu với khoảng chục con hươu thì số tiền đầu tư ban đầu đã lên đến 50 triệu đồng. Đối với một một cậu sinh viên vừa chân ướt chân ráo ra trường như ông Thủy lúc đó, thì số tiền này là vô cùng lớn.
Lấy tiền ở đâu…
Nhưng ông Thủy luôn tâm niệm rằng, khuất phục trước khó khăn đồng nghĩa với sự yếu kém và hèn nhát, nghĩ như vậy càng khiến ông quyết tâm thực hiện giấc mộng làm giàu từ nghề nuôi hươu sao.“Tôi phải vay một số vốn của anh em bạn bè, ban đầu là các đoàn thể trong xã. Cộng với việc tôi bán thêm một ít trâu bò. Sau này thì tôi quay vòng vốn bằng cách là bán sản phẩm của con hươu, sau đó quay lại đầu tư cho chuồng trại. Cứ thế, tổng chi phí mà tôi đầu tư vào khoảng 60 triệu đồng.”
Sau khi đã có trong tay một số vốn, ông Thủy tìm lên Trung tâm Nghiên cứu động vật hoang dã tại rừng Quốc gia Cúc Phương để mua giống và học kinh nghiệm chăn nuôi.
Cải tiến chuồng trâu bò thành chuồng hươu
Được các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cũng như tập tính của loài, ông Thủy bắt tay vào xây dựng chuồng trại. Bước đầu, để tiết kiệm chi phí, ông cho cải tạo lại chuồng trâu, bò trở thành chuồng nuôi hươu sao. Tuy nhiên, ông vấp phải khó khăn ngay từ khâu này.
Việc nuôi nhốt tập trung nhiều cá thể hươu trong một diện tích hẹp, đã gây khó khăn lớn, bởi hươu là một loài nhút nhát, khi con người đến gần rất dễ hoảng loạn, chạy nhảy dẫn đến trượt ngã, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mỗi cá thể trong đàn.
Mặt khác, việc nuôi nhốt hươu trong các chuồng trâu, bò cũ, không được xây dựng kiến cố, dễ khiến hươu thoát ra ngoài và đi mất.
Trước thực tế đó, ông Thủy bắt đầu lên mạng tìm đến những trang web hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và bắt đầu xây dựng chuồng trại theo đúng kỹ thuật. “Chuồng trại của gia đình tôi đươc đóng bằng khung gỗ. Mỗi chiều 2m tức là 4m vuông cho 1 con đực, chẻ các thanh gỗ thành 3 phân rưỡi đến 4 phân, rộng 10 phân, để nó đảm bảo chắc chắn lâu dài. Nền chuồng tôi làm bằng nền xi măng đổ bề tông.”
Ô chuồng nuôi hươu đực của ông Thủy
Ngoài ra, về chuồng trại, ông Thủy cho rằng việc làm mát cho hươu vào mùa nóng là rất quan trọng: “Lợp mái chuồng bằng ngói đỏ sẽ mát hơn. Nếu không có điều kiện, mình có thể lợp bằng bờ lô, ngoài ra tôi còn trồng cây để che bóng mát cho hươu. Ngoài ra, có thể phủ rơm rạ lên mái chuồng để che mát cho hươu.”
Và những điều thay đổi đó đã đúng, đàn hươu của ông thích nghi tốt với môi trường.
Chú trọng chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh chuồng trại, chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn cho hươu luôn được ông tính toán cẩn thận. “Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thuật nuôi hươu, thì tôi áp dụng cho hươu ăn 6-7kg thức ăn xanh/ ngày. Tôi thường cho hươu ăn các loại lá cây nhất là những cây có mủ trắng, ví dụ như cây sung, cây ngái, cây mít, đấy là những loại lá con hươu thích ăn hơn. Ngoài ra tôi còn trồng thêm cỏ voi để chủ động thức ăn cho hươu trong những ngày mưa gió.”
Thức ăn chính mà hươu tiêu thụ trong ngày là các loại thức ăn xanh. Tuy nhiên, vào thời kì thời kì sinh sản và cắt lộc, để đảm bảo sức khỏe cho hươu ông Thủy còn bổ sung thêm một số loại thức ăn tinh như cám ngô, cám gạo với số lượng vừa đủ.
Ông cho hươu ăn vào 3 bữa, sáng, trưa, tối. Vì hươu là động vật có tập tính ăn đêm nên ông cho hươu ăn vào bữa tối chiếm 2/3 khẩu phần thức ăn trong ngày.
Bí quyết là..internet!
Từ sai lầm khi bắt đầu xây dựng chuồng trại, ông Thủy nhận thấy rằng kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi rất quan trọng. Cũng từ đó, ông luôn có thói quen học hỏi, trau đồi thêm kinh nghiệm nuôi hươu qua mạng internet để có những điều chỉnh phù hợp.
Đặc biệt, ông Thủy đã có ý tưởng thành lập hẳn một trang web của riêng trang trại mình để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của bà con trên cả nước. “Tôi thành lập trang web vì tôi nghĩ rằng làm một việc gì, cũng phải rút ra được những kinh nghiệm, nhất là chăn nuôi.”- Ông Thủy chia sẻ.
Nhung hươu được xem là một trong những bài thuốc quý rất tốt cho sức khỏe của con người. Với rất nhiều công dụng như dưỡng cốt, an thai, uống lâu có thể kéo dài tuổi thọ, trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, đau nhức chân tay…, mặt hàng này đang được thị trường hết sức ưa chuộng. “Tôi cảm thấy rằng công việc của tôi mang lại cảsức khỏe cho mọi người, nên mình còn cảm thấy vô cùng phấn khởi.”
Ông Thủy thành công với nghề nuôi hươu sao
Giá nhung hươu trên thị trường hiện nay dao động khoảng 2 triệu đến 2 triệu 500 nghìn một lạng. Ngoài việc bán nhung hươu ông Thủy còn đứng ra làm đầu mối cung cấp giống cho những bà con có nhu cầu chăn nuôi với giá từ 15-20 triệu /con hươu bố mẹ. Những con hươu già loại thải được ông chuyển sang bán thương phẩm. Như vậy, với khoản thu từ nghề nuôi hươu sao, bình quân mỗi năm gia đình ông thu về 7-8 trăm triệu đồng.
Nhận thấy được ưu thế về mặt tự nhiên cũng như hiệu quả kinh tế rõ rệt từ nghề nuôi hươu sao, ông Thủy cho rằng đây thật sự là cơ hội tốt để ông cũng như những người dân Bản Xanh làm kinh tế.
Chính vì vậy, ông vận động bà con trong bản cùng tham gia chăn nuôi, phát triển và nhân rộng mô hình. Tập hợp những hộ nuôi hươu trong bản, ông để xuất thành lập nên một câu lạc bộ chăn nuôi, với mục đích cùng giúp đỡ hỗ trợ lần nhau trong việc phát triển kinh tế gia đình.
Sau nhiều năm kiên trì, mày mò tìm hiểu của bạn thân, cộng với việc biết áp dụng công nghệ thông tin, đến nay,ông Bùi Xuân Thủy đã không những gây dựng thành công cho trang trại nuôi hươu sao của mình mà còn mang lại một sự đổi khác tốt đẹp cho vùng quê Bản Xanh.
Thực hiện: Huyền Trang
Ảnh: Ngọc Duy
Nguồn:vtc16.vn