Những điều mắt thấy, tai nghe về xây dựng nông thôn mới ở Thanh Tân
- Chủ nhật - 25/03/2012 10:26
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cảm nhận đầu tiên khi đến đây là sự thân thiện, tình cảm chân thành của đội ngũ cán bộ (xã, thôn) và những người dân. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó bí thư Đảng ủy, Phó Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã bộc bạch: “Đảng bộ xã Thanh Tân xây dựng NTM theo “kịch bản”, đó là: xây dựng phát triển địa phương theo đúng 19 tiêu chí; vấn đề thứ hai là tiến tới hoàn thiện dần việc thực hiện 19 tiêu chí và nâng cấp phát triển cao hơn. Trong xây dựng NTM ở Thanh Tân, quan điểm được vạch ra là không cầu toàn, tập trung dân chủ, lắng nghe ý kiến của dân và các tổ chức xã hội ở địa phương. Chú trọng tới yếu tố con người trong xây dựng NTM”.
Kinh nghiệm vận động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng ở Thanh Tân, chính là công tác tuyên truyền vận động, để nhân dân đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức về Chương trình MTQG xây dựng NTM. Lúc hiểu rõ, hiểu sâu thì họ sẽ sẵn sàng “Chung sức, đồng lòng để xây dựng NTM”. Vì vậy khi giải tỏa các công trình nằm trong lộ giới quy hoạch làm đường giao thông trở nên dễ dàng. Toàn xã có 27 km đường giao thông nông thôn đều đã được giải phóng mặt bằng và đang tiến hành cải tạo làm đường có rải đá, đường xi măng láng bóng, phẳng lỳ. Trong những năm qua, nhân dân đã đóng góp trên 10 tỷ đồng (hiến đất, ngày công vật liệu...). Ngoài ra địa phương còn vận động, kêu gọi những người con xa quê, các nhà hảo tâm đóng góp, ủng hộ để xây dựng nhà truyền thống, nghĩa trang liệt sĩ, nhà tình nghĩa.
Điểm nhấn trong công tác xây dựng NTM ở Thanh Tân phải nói đến việc triển khai đề án phát triển sản xuất nâng cao nhập cho cư dân nông thôn. Xã đã thành lập 8 cơ sở sản xuất hàng công nghiệp và thủ công nghiệp nhằm chuyển đổi nghề cho người dân. Đồng thời triển khai thực hiện đề án sản xuất trên cả 4 vùng đất của xã. Luân canh cây màu, cây vụ đông như đỗ tương, dưa chuột xuất khẩu, khoai tây. Ban chỉ đạo xã, HTX chủ động ký hợp đồng với Công ty Giống cây trồng Thái Bình để bao tiêu sản phẩm nông nghiệp làm ra; đầu tư xây mới trạm bơm điện, làm tốt việc dồn điền đổi thửa. Toàn xã hiện có 3 máy gặt đập liên hợp, 76 máy làm đất các loại. HTX nông nghiệp tổ chức tốt dịch vụ làm đất và dịch vụ thu hoạch đã tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng nguồn thu. Vì vậy thu nhập bình quân ở Thanh Tân đạt trên 15 triệu đồng/người (gấp 1,2 lần so với bình quân chung của tỉnh), tỷ lệ hộ nghèo còn 5%...
Về Thanh Tân hôm nay chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước cảnh quan đẹp và môi trường trong sạch nơi đây. Phong trào thực hiện “2 sạch, 1 đẹp”: ngõ sạch, nhà sạch và vườn cây đẹp được nhà nhà tham gia. Việc xử lý rác thải giữ vệ sinh môi trường được thực hiện triệt để và đồng bộ. Các hộ tự xử lý rác thải tại chỗ; ở các xóm còn có những tổ gom rác vận chuyển đến địa điểm tập trung của địa phương để xử lý. Thanh Tân xã đang xây dựng dự án xử lý rác thải nông thôn thí điểm của tỉnh với nguồn kinh phí gần 2 tỷ đồng.
Chuyến đi này thật bổ ích với đoàn tham quan chúng tôi. Những kinh nghiệm tốt, những cách làm hay của xã Thanh Tân là bài học thực tiễn quý giá giúp cho xã Thạch Bình, (TP Hà Tĩnh) thêm kinh nghiệm trong xây dựng NTM./.
Cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ |
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó bí thư Đảng ủy, Phó Ban chỉ đạo chia sẻ với đoàn tham quan. |
Kinh nghiệm vận động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng ở Thanh Tân, chính là công tác tuyên truyền vận động, để nhân dân đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức về Chương trình MTQG xây dựng NTM. Lúc hiểu rõ, hiểu sâu thì họ sẽ sẵn sàng “Chung sức, đồng lòng để xây dựng NTM”. Vì vậy khi giải tỏa các công trình nằm trong lộ giới quy hoạch làm đường giao thông trở nên dễ dàng. Toàn xã có 27 km đường giao thông nông thôn đều đã được giải phóng mặt bằng và đang tiến hành cải tạo làm đường có rải đá, đường xi măng láng bóng, phẳng lỳ. Trong những năm qua, nhân dân đã đóng góp trên 10 tỷ đồng (hiến đất, ngày công vật liệu...). Ngoài ra địa phương còn vận động, kêu gọi những người con xa quê, các nhà hảo tâm đóng góp, ủng hộ để xây dựng nhà truyền thống, nghĩa trang liệt sĩ, nhà tình nghĩa.
Nhà văn hóa truyền thống của xã |
Điểm nhấn trong công tác xây dựng NTM ở Thanh Tân phải nói đến việc triển khai đề án phát triển sản xuất nâng cao nhập cho cư dân nông thôn. Xã đã thành lập 8 cơ sở sản xuất hàng công nghiệp và thủ công nghiệp nhằm chuyển đổi nghề cho người dân. Đồng thời triển khai thực hiện đề án sản xuất trên cả 4 vùng đất của xã. Luân canh cây màu, cây vụ đông như đỗ tương, dưa chuột xuất khẩu, khoai tây. Ban chỉ đạo xã, HTX chủ động ký hợp đồng với Công ty Giống cây trồng Thái Bình để bao tiêu sản phẩm nông nghiệp làm ra; đầu tư xây mới trạm bơm điện, làm tốt việc dồn điền đổi thửa. Toàn xã hiện có 3 máy gặt đập liên hợp, 76 máy làm đất các loại. HTX nông nghiệp tổ chức tốt dịch vụ làm đất và dịch vụ thu hoạch đã tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng nguồn thu. Vì vậy thu nhập bình quân ở Thanh Tân đạt trên 15 triệu đồng/người (gấp 1,2 lần so với bình quân chung của tỉnh), tỷ lệ hộ nghèo còn 5%...
Về Thanh Tân hôm nay cảnh quan đẹp và môi trường trong sạch |
Chuyến đi này thật bổ ích với đoàn tham quan chúng tôi. Những kinh nghiệm tốt, những cách làm hay của xã Thanh Tân là bài học thực tiễn quý giá giúp cho xã Thạch Bình, (TP Hà Tĩnh) thêm kinh nghiệm trong xây dựng NTM./.
Bài, ảnh: Đức Thắng