Nông dân Hà Nội thu nhập cao nhờ trồng rau an toàn
- Chủ nhật - 24/02/2013 04:45
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Vùng sản xuất rau an toàn tại xã Yên Mỹ. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Đây là phương thức canh tác hiện đại đảm bảo an toàn cho người trồng cũng như sản phẩm và không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Từ trồng thí điểm 3ha rau theo quy trình VietGAP, đến nay, xã Yên Mỹ đã có 13ha trên tổng số hơn 70ha trồng rau. Mô hình trồng rau an toàn này đang phát huy hiệu quả kinh tế cho bà con thu nhập đạt từ 10 triệu đồng/sào/vụ đến 12 triệu đồng/sào/vụ.
Chị Đàm Thị Hoa - người trồng rau theo quy trình VietGAP lớn nhất của xã cho biết: nhờ trồng rau theo quy trình này mà gia đình chị có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm, cao hơn 20% so với cách làm trước đây.
Với mong muốn thay đổi phương thức sản xuất, từ tháng 5/2012 đến nay, chị Hoa đã mạnh dạn ứng dụng quy trình sản xuất VietGAP trên 7 sào rau của gia đình và đã cho kết quả hết sức khả quan.
Chị Hoa cho biết trồng rau theo hướng VietGAP phải đảm bảo các yêu cầu minh bạch hóa các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch… Việc sản xuất rau hướng VietGAP sẽ tạo cơ hội để người nông dân tiếp cận với cách thức canh tác mới, tăng thu nhập, hướng tới sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường tiêu dùng.
Bên cạnh các quy định về giống, đất trồng, quy trình kỹ thuật canh tác thì trồng rau theo hướng VietGAP có một yếu tố quan trọng nữa đó là việc theo dõi hồ sơ, nhật ký canh tác ở từng khâu.
Những việc này giúp người trồng đạt được 4 tiêu chí chính là chỉ tiêu về vi sinh vật ( trong nguồn nước); hàm lượng nitorat (trong phân bón); hàm lượng kim loại nặng (trong đất) và các chỉ tiêu về thuốc BVTV trong việc sử dụng thuốc BVTV.
Ban đầu, chuyển đổi phương thức sản xuất cũ sang cách làm mới, chị Hoa cũng chưa biết cách ươm giống, trồng, chăm sóc rau sao cho đúng quy trình, nhưng được cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội chỉ dẫn, rồi tìm đọc thêm tài liệu, sách, báo.
Đến nay, chị đã thành thạo từng khâu kỹ thuật nên năng suất, mẫu mã, chất lượng rau đều tăng. Trước đây, khi trồng rau theo cách cũ chị thường quen bón nhiều đạm cho rau, vừa tốn kém vừa không đảm bảo an toàn lại còn ô nhiễm môi trường.
Từ khi, được cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội hướng dẫn chuyển sang trồng rau theo VietGAP, chị thấy lượng đạm bón cho rau được giảm tối đa, rau ngọt hơn và không độc hại nữa.
Đặc biệt, chăm sóc rau theo quy trình VietGAP giúp giảm được 20% lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian cách ly sau khi bón phân, phun thuốc 10-15 ngày mới thu hoạch, nên chất lượng rau đảm bảo./.
Từ trồng thí điểm 3ha rau theo quy trình VietGAP, đến nay, xã Yên Mỹ đã có 13ha trên tổng số hơn 70ha trồng rau. Mô hình trồng rau an toàn này đang phát huy hiệu quả kinh tế cho bà con thu nhập đạt từ 10 triệu đồng/sào/vụ đến 12 triệu đồng/sào/vụ.
Chị Đàm Thị Hoa - người trồng rau theo quy trình VietGAP lớn nhất của xã cho biết: nhờ trồng rau theo quy trình này mà gia đình chị có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm, cao hơn 20% so với cách làm trước đây.
Với mong muốn thay đổi phương thức sản xuất, từ tháng 5/2012 đến nay, chị Hoa đã mạnh dạn ứng dụng quy trình sản xuất VietGAP trên 7 sào rau của gia đình và đã cho kết quả hết sức khả quan.
Chị Hoa cho biết trồng rau theo hướng VietGAP phải đảm bảo các yêu cầu minh bạch hóa các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch… Việc sản xuất rau hướng VietGAP sẽ tạo cơ hội để người nông dân tiếp cận với cách thức canh tác mới, tăng thu nhập, hướng tới sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường tiêu dùng.
Bên cạnh các quy định về giống, đất trồng, quy trình kỹ thuật canh tác thì trồng rau theo hướng VietGAP có một yếu tố quan trọng nữa đó là việc theo dõi hồ sơ, nhật ký canh tác ở từng khâu.
Những việc này giúp người trồng đạt được 4 tiêu chí chính là chỉ tiêu về vi sinh vật ( trong nguồn nước); hàm lượng nitorat (trong phân bón); hàm lượng kim loại nặng (trong đất) và các chỉ tiêu về thuốc BVTV trong việc sử dụng thuốc BVTV.
Ban đầu, chuyển đổi phương thức sản xuất cũ sang cách làm mới, chị Hoa cũng chưa biết cách ươm giống, trồng, chăm sóc rau sao cho đúng quy trình, nhưng được cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội chỉ dẫn, rồi tìm đọc thêm tài liệu, sách, báo.
Đến nay, chị đã thành thạo từng khâu kỹ thuật nên năng suất, mẫu mã, chất lượng rau đều tăng. Trước đây, khi trồng rau theo cách cũ chị thường quen bón nhiều đạm cho rau, vừa tốn kém vừa không đảm bảo an toàn lại còn ô nhiễm môi trường.
Từ khi, được cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội hướng dẫn chuyển sang trồng rau theo VietGAP, chị thấy lượng đạm bón cho rau được giảm tối đa, rau ngọt hơn và không độc hại nữa.
Đặc biệt, chăm sóc rau theo quy trình VietGAP giúp giảm được 20% lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian cách ly sau khi bón phân, phun thuốc 10-15 ngày mới thu hoạch, nên chất lượng rau đảm bảo./.
P.A (Theo TTXVN)