Nông dân làm du lịch
- Thứ tư - 06/05/2015 21:06
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đầm Thị Tường với diện tích mặt nước khoảng 700 ha được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng”.
Chính vì vậy, nhà sàn của ông Hai Hùng trở thành điểm đến cho những ai muốn biết cuộc sống ngư dân Cà Mau.
Đón chúng tôi tại Khu di tích Xẻo Đước (huyện Phú Tân) là Út Học, con trai ông Hai Hùng. Chiếc vỏ composite lao nhanh vào mênh mông nước đầy cọc cờ trắng, đỏ. Út Học bảo: “Cờ trắng báo hiệu đường sông. Cờ đỏ là bãi nuôi sò”. Lác đác giữa mênh mông nước là những căn nhà sàn mái lá nho nhỏ. Út Học cho biết: Đó là nơi để dụng cụ đánh bắt như lú, rập cua, lưới tôm cá…
Căn nhà sàn giữa đầm của ông Hai Hùng thật sự kích thích bất cứ ai đến khám phá đầm Thị Tường. Hai Hùng cho biết, ông ra đầm sống cách đây 23 năm. Ban đầu cũng chỉ là căn nhà nhỏ như các hộ trong đầm, mỗi năm lại xây thêm một căn nối vào nhà cũ. Nay tổng diện nhà gần 400 m2.
Đầm Thị Tường nổi tiếng với các loại cá ngon như cá ngát, cá nâu, tịch (giống lươn), hàu, ghẹ và cua cúm… Chính vì vậy, du khách rất thích đến đây, sống ở nhà sàn giữa đầm nước và cùng ngư dân đánh bắt cá tôm.
20 năm trước, vợ chồng ông Hai Hùng ra giữa đầm cất chòi, đầu tư nuôi sò huyết. Cuộc sống trong căn chòi giữa đầm nước mênh mông, gió mát lồng lộng đã níu chân ông bà, rồi họ đưa luôn cả con cái ra đầm sinh sống.
Ngoài thu nhập từ bãi nuôi sò, ông còn thu hoạch từ việc đánh bắt cá tôm của đầm. Ông cho biết, hiện mỗi ngày bán cá cua từ đầm cũng được khoảng 500.000 đồng.
Ông Hai Hùng là người quảng giao. Bạn bè trong xóm, ấp, bạn đồng nghiệp cùng nuôi sò trên đầm, các thương lái và cả bạn bè là văn nghệ sĩ tứ phương thường đến căn nhà sàn của ông để nhậu và đờn ca tài tử. Rồi một ngày đạo diễn Lê Vũ Hoàng chọn chính căn nhà của ông làm phim trường quay “Du đầm Thị Tường” thì mối quan hệ giữa ông với giới văn nghệ sĩ ngày càng mở rộng.
Ông Hai Hùng kể: "Khán giả cứ tưởng những cảnh quay đầm Thị Tường là từ trên trực thăng, thật ra là từ trên nóc nhà của tôi đó. Lúc đó tôi nghĩ, quay xong phim chắc nóc nhà mình cũng banh chành. Nhưng mà vui.
Sau khi phim phát sóng, số người muốn tìm hiểu về đầm Thị Tường ngày một nhiều. Anh em đoàn phim cũng rỉ rả giới thiệu nhà tôi để khách tá túc. Từ đó, nhà tôi thành điểm phục vụ du lịch".
Ông Hai Hùng cho biết thêm: Khách thường đến Thị Tường vào những ngày cuối tuần và dịp nghỉ lễ. Do không có chỗ đậu xe buýt nên những xe đến đầm Thị Tường chỉ là loại xe 16 chỗ.
Thông thường khách muốn xuống phải gọi điện trước 1 tuần để gia đình trữ hải sản phục vụ. Trữ ở đây là trữ trong lưới, dưới đầm, thích ăn gì thì bà vợ tôi và mấy đứa nhỏ vớt lên nấu. Tôi cứ tính mỗi đầu người 250.000 đồng bao gồm cả tiền ghe đón đưa, ăn nhậu từ sáng đến chiều...
Đón chúng tôi tại Khu di tích Xẻo Đước (huyện Phú Tân) là Út Học, con trai ông Hai Hùng. Chiếc vỏ composite lao nhanh vào mênh mông nước đầy cọc cờ trắng, đỏ. Út Học bảo: “Cờ trắng báo hiệu đường sông. Cờ đỏ là bãi nuôi sò”. Lác đác giữa mênh mông nước là những căn nhà sàn mái lá nho nhỏ. Út Học cho biết: Đó là nơi để dụng cụ đánh bắt như lú, rập cua, lưới tôm cá…
Căn nhà sàn giữa đầm của ông Hai Hùng thật sự kích thích bất cứ ai đến khám phá đầm Thị Tường. Hai Hùng cho biết, ông ra đầm sống cách đây 23 năm. Ban đầu cũng chỉ là căn nhà nhỏ như các hộ trong đầm, mỗi năm lại xây thêm một căn nối vào nhà cũ. Nay tổng diện nhà gần 400 m2.
Đầm Thị Tường nổi tiếng với các loại cá ngon như cá ngát, cá nâu, tịch (giống lươn), hàu, ghẹ và cua cúm… Chính vì vậy, du khách rất thích đến đây, sống ở nhà sàn giữa đầm nước và cùng ngư dân đánh bắt cá tôm.
20 năm trước, vợ chồng ông Hai Hùng ra giữa đầm cất chòi, đầu tư nuôi sò huyết. Cuộc sống trong căn chòi giữa đầm nước mênh mông, gió mát lồng lộng đã níu chân ông bà, rồi họ đưa luôn cả con cái ra đầm sinh sống.
Ngoài thu nhập từ bãi nuôi sò, ông còn thu hoạch từ việc đánh bắt cá tôm của đầm. Ông cho biết, hiện mỗi ngày bán cá cua từ đầm cũng được khoảng 500.000 đồng.
Ông Hai Hùng là người quảng giao. Bạn bè trong xóm, ấp, bạn đồng nghiệp cùng nuôi sò trên đầm, các thương lái và cả bạn bè là văn nghệ sĩ tứ phương thường đến căn nhà sàn của ông để nhậu và đờn ca tài tử. Rồi một ngày đạo diễn Lê Vũ Hoàng chọn chính căn nhà của ông làm phim trường quay “Du đầm Thị Tường” thì mối quan hệ giữa ông với giới văn nghệ sĩ ngày càng mở rộng.
Ông Hai Hùng kể: "Khán giả cứ tưởng những cảnh quay đầm Thị Tường là từ trên trực thăng, thật ra là từ trên nóc nhà của tôi đó. Lúc đó tôi nghĩ, quay xong phim chắc nóc nhà mình cũng banh chành. Nhưng mà vui.
Sau khi phim phát sóng, số người muốn tìm hiểu về đầm Thị Tường ngày một nhiều. Anh em đoàn phim cũng rỉ rả giới thiệu nhà tôi để khách tá túc. Từ đó, nhà tôi thành điểm phục vụ du lịch".
Ông Hai Hùng cho biết thêm: Khách thường đến Thị Tường vào những ngày cuối tuần và dịp nghỉ lễ. Do không có chỗ đậu xe buýt nên những xe đến đầm Thị Tường chỉ là loại xe 16 chỗ.
Thông thường khách muốn xuống phải gọi điện trước 1 tuần để gia đình trữ hải sản phục vụ. Trữ ở đây là trữ trong lưới, dưới đầm, thích ăn gì thì bà vợ tôi và mấy đứa nhỏ vớt lên nấu. Tôi cứ tính mỗi đầu người 250.000 đồng bao gồm cả tiền ghe đón đưa, ăn nhậu từ sáng đến chiều...
Theo: nongnghiep.vn