Nông dân vùng Đồng Tháp Mười trồng sen cho thu nhập cao
- Thứ ba - 10/06/2014 11:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vụ hè thu 2014, do điều kiện canh tác lúa khó khăn, nông dân vùng Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) đã chuyển đổi hơn 50 ha trồng lúa năng suất thấp sang trồng sen, tập trung nhiều nhất ở các xã Thạnh Hòa, Thạnh Tân.
Theo đó, có hơn 70% diện tích trồng sen trắng để lấy ngó và diện tích còn lại trồng sen hồng để lấy gương.
Sen trồng chỉ sau một tháng tuổi đã cho thu hoạch ngó hoặc gương. Cứ hai ngày thu hoạch một lần, với năng suất bình quân đạt từ 100-150 kg ngó thương phẩm/ha.
Hiện giá bán tại ruộng cho thương lái từ 14.000-16.000 đồng/kg ngó sen. Sen trồng lấy gương cho năng suất bình quân từ 60-70 kg/ha, giá dao động từ 20.000-30.000 đồng/kg.
Đặc biệt, nhu cầu thị trường của ngó và gương sen luôn cao nên đầu ra rất ổn định. Sau khi trừ chi phí, người dân thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/vụ.
Sen rất dễ trồng trên vùng đất Đồng Tháp Mười, ít sâu bệnh, vốn đầu tư thấp. Thời vụ một mùa sen khoảng 100 ngày nên rất phù hợp trồng luân canh hai vụ lúa, một vụ sen, vừa đảm bảo tránh lũ, vừa có tác dụng cải tạo đất, cắt đứt mầm bệnh để vụ lúa sau sản xuất thuận lợi hơn, tăng thêm thu nhập cho người nông dân vùng sản xuất lúa khó khăn./.
Theo CÔNG TRÍ (TTXVN/VIETNAM+)
Sen trồng chỉ sau một tháng tuổi đã cho thu hoạch ngó hoặc gương. Cứ hai ngày thu hoạch một lần, với năng suất bình quân đạt từ 100-150 kg ngó thương phẩm/ha.
Hiện giá bán tại ruộng cho thương lái từ 14.000-16.000 đồng/kg ngó sen. Sen trồng lấy gương cho năng suất bình quân từ 60-70 kg/ha, giá dao động từ 20.000-30.000 đồng/kg.
Đặc biệt, nhu cầu thị trường của ngó và gương sen luôn cao nên đầu ra rất ổn định. Sau khi trừ chi phí, người dân thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/vụ.
Sen rất dễ trồng trên vùng đất Đồng Tháp Mười, ít sâu bệnh, vốn đầu tư thấp. Thời vụ một mùa sen khoảng 100 ngày nên rất phù hợp trồng luân canh hai vụ lúa, một vụ sen, vừa đảm bảo tránh lũ, vừa có tác dụng cải tạo đất, cắt đứt mầm bệnh để vụ lúa sau sản xuất thuận lợi hơn, tăng thêm thu nhập cho người nông dân vùng sản xuất lúa khó khăn./.
Theo CÔNG TRÍ (TTXVN/VIETNAM+)