Nữ doanh nhân Hồng Lĩnh - Vượt khó làm giàu

Những năm qua, mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do biến động của nền kinh tế toàn cầu, tình hình lạm phát tăng cao do đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp. Song được sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Sản xuất chai lọ nhựa của HTX Minh Hiệp thành
 Đặc biệt là doanh nhân nữ trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, đã có nhiều chuyển biến tích cực, không ngừng lớn mạnh, đóng góp  vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề an sinh xã hội, góp phần xây dựng thị xã ngày càng văn minh giàu đẹp.
 
Năng động, sáng tạo và nắm bắt nhu cầu thị trường chị Đặng Thị Lài ở TDP3- Phường Nam Hồng đã trải qua rất nhiều nghành, nghề khác nhau như: Kinh doanh vàng bạc đá quý, xây dựng công trình, khai thác và chế biến đá, trang trại và nhà hàng ăn uống. Vốn là người có đam mê làm kinh tế từ nhỏ nên cho dù kinh doanh lĩnh vực nào thì chị cũng đi trước một bước và gây dựng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làm ăn có hiệu quả. Cùng với đó, Chị luôn đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các thành phố lớn để nắm bắt nhu cầu thị trường. Chính vì thế cuối năm 2013, Chị đã đầu tư hơn 5 tỷ đồng để đầu tư dây chuyền sản xuất chai lọ nhựa cao cấp. Và  HTX Minh Hiệp Thành ra đời từ đây. Bình quân mỗi ngày cơ sở sản xuất 3.500 chai, lọ nhựa. Nhờ chịu khó và tìm kiếm thị trường nên sản phẩm của HTX sản xuất ra đến đâu tiêu thụ ngay đến đó. HTX đã giải quyết việc làm cho 35 lao động, mức lương 4 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu của HTX mỗi năm hơn 3 tỷ đồng.
             Chị Bùi Thị Thao – Chủ nhiệm HTX chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ tổng hợp Thành Đạt ở TDP 3- Phường Đậu Liêu là người năng động, dám nghĩ, dám làm trong sản xuất kinh doanh. Năm 2012, được sự giúp đỡ của các cấp các nghành đặc biệt là các cấp Hội phụ nữ cho vay vốn, HTX Thành Đạt được thành lập với 10 thành viên. Với diện tích hơn 2 ha đất, HTX đã xây dựng chuồng trại, đầu tư chăn nuôi hơn 50 con trâu bò, nuôi bồ câu, gà,vịt, ngan, ngỗng đồng thời được sự hỗ trợ kỷ thuật của Trung tâm ứng dụng khoa học – kỷ thuật và chuyển giao công nghệ, HTX  đã quy hoạch cụ thể để trồng các loại ràu màu cung ứng đầy đủ nhu cầu trên thị trường như : Đậu bắp, dưa chuột, ngô Thái Lan, củ cải đường, cà rốt, súp lơ và các loại rau bí đỏ….tháng 6 năm 2015, gia đình chị đã đầu tư hơn 200 triệu đồng để nuôi Đà Điểu theo mô hình chăn nuôi liên kết.
              Còn đây là mô hình tổ hợp tác may mặc của chị Nguyễn Thị Ngọc ở TDP7 –Phường Nam Hồng. Xuất thân từ chỗ là 1 thợ may nhưng chị đã chịu khó học hỏi nâng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng. Đồng thời chị tuyển thêm thợ giỏi, tìm kiếm và mở rộng thị trường để cắt, may và bán sản phẩm may mặc trên thị trường. Đầu tư vốn để mở ki ốt kinh doanh các mặt hàng thời trang.  Đến nay mô hình Tổ hợp tác đã giải quyết việc làm cho 16 lao động có việc làm ổn định, với mức lương từ 4-5 triệu đồng. Đặc biệt, các sản phẩm may mặc đã ổn định thị trường ở Hương Sơn, Kỳ Anh và Thành phố Hà Tĩnh .

Tổ hợp tác mau mặc của chị Nguyễn Thị Ngọc

         Trong những năm qua, với chức năng nhiệm vụ của mình Hội LHPN thị xã Hồng Lĩnh đã làm tốt công tác tuyên tuyền vận động chị em phụ nữ làm kinh tế giỏi, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình bình đẳng ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, Hội đã thành lập được CLB nữ doanh nhân, CLB nữ kinh doanh, các HTX, mô hình sản xuất kinh doanh theo chuỗi liên kết … và đã tích cực chủ động trong các hoạt động và luôn đổi mới các nội dung, tạo bước chuyển biến trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động, đóng góp tích cực trong việc nộp ngân sách nhà nước hàng năm, xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no và hạnh phúc.
            Trao đổi  Đinh Thị Hương - Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ thị xã Hồng Lĩnh, cho biết: “ Trong thời gian tới, Hội liên hiệp phụ nữ thị xã Hồng Lĩnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các CLB, các HTX, mô hình sản xuất do phụ nữ làm chủ  phối hợp tăng cường mở rộng thị trường, phát triển SXKD trong các doanh nghiệp. Tổ chức cho chị em mở rộng giao lưu, kết nối thị trường  mở đại lý bán hàng tại các địa phương. Tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài Tỉnh, tham gia hội chợ do các ban ngành trong tỉnh tổ chức. Kết hợp với các ban ngành tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực cho chị em. Tổ chức tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm ở những CLB bạn và những DN thành đạt. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của ngân hàng để tiếp cận nguồn vốn vay kinh doanh có hiệu quả. CLB cũng tiếp tục vận động hội viên ủng hộ để xây nhà  giúp đỡ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, làm tốt công tác từ thiện, nhân đạo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn”./.
 
Bài và ảnh: Thu Hằng – Cẩm Hà