Trồng lạc xen sắn
- Thứ năm - 09/07/2015 20:34
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ở tỉnh Bình Định, sắn là cây màu chủ lực, đồng thời cũng nằm trong nhóm 6 cây trồng “tỷ đô” của cả nước.
Với diện tích trên dưới 10.000 ha/năm, cây sắn đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho hàng nghìn hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo tại các vùng trung du và miền núi Bình Định, phát huy được lợi thế so sánh giữa các cây trồng khác.
Tuy nhiên, năng suất bình quân sắn ở Bình Định chưa cao (khoảng 24,3 tấn/ha vào năm 2014), chất lượng củ thấp và độ đồng đều không cao; nguy cơ bạc màu, xói mòn rửa trôi đất trồng vẫn tiềm ẩn, SX thiếu bền vững, mà nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật canh tác, đầu tư thâm canh, độ phì đất, giá bán dao động lớn.
Để từng bước khắc phục những nhược điểm trên, những năm gần đây Sở NN-PTNT, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định đã phối hợp với các địa phương chú trọng công tác thông tin, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống sắn, canh tác đến nông dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin chuyên ngành, tập huấn kỹ thuật, mô hình trình diễn...
Trong đó, mô hình trồng lạc xen sắn được áp dụng rộng rãi, nhiều nhất là ở huyện Phù Cát. Hiệu quả kép của biện pháp kỹ thuật canh này là năng suất sắn tăng khoảng 15% so với trồng thuần, năng suất lạc trồng xen đạt 1,5 - 2,0 tấn/ha (bằng khoảng 50% trồng thuần), giá trị sản phẩm thu được/ha tăng lên so với trồng sắn thuần.
Thu hoạch lạc xong lấy toàn bộ thân, cành, lá, gốc, rễ (khoảng 4,5 tấn/ha) vùi lấp xuống đất làm phân xanh, tiếp tục chăm sóc sắn đến thu hoạch, đất sẽ giàu mùn và tơi xốp hơn, độ phì và khả năng giữ ẩm cũng tăng lên; nhất là với đất dốc bạc màu, đất xám, đất cát tại các huyện trung du, miền núi.
Với những hiệu quả và lợi ích đạt được, trồng lạc xen sắn sẽ góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất, hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, bảo vệ đất canh tác và thực hiện SX sắn bền vững.
Để trồng lạc xen sắn đạt hiệu quả cao bà con cần lưu ý một số điểm: Làm đất kỹ, bón phân đầy đủ, nhất là bón lót, lên luống để trồng với khoảng cách và mật độ thích hợp, sao cho mỗi cây trồng đều tận dụng được không gian dinh dưỡng (ánh sáng, không khí, đất) để sinh trưởng và phát triển đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Trên mỗi luống có thể trồng 3 hàng cây lạc với khoảng cách hàng cách hàng từ 20 - 25 cm, hom sắn được trồng trên hàng lạc giữa luống với khoảng cách như bình thường.
Nên tranh thủ trồng đúng thời vụ thích hợp để tận dụng ẩm độ đất trong vụ đông xuân. Gieo hạt lạc trước, trồng hom sắn sau, khi cây lạc ra lá thật mới trồng hom sắn để tranh thủ ánh sáng trong thời kỳ cây sắn còn nhỏ cho cây lạc phát triển.
Nên trồng giống lạc sẻ hoặc mỏ két vì các giống lạc này cây thấp, chịu hạn. Tùy điều kiện cụ thể mà tưới nước bổ sung khi cây trồng bị hạn, tưới theo lứa và tưới ẩm để tiết kiệm nước tưới, nâng cao năng suất cây trồng, tạo điều kiện cho cả hai loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất cao.
Tuy nhiên, năng suất bình quân sắn ở Bình Định chưa cao (khoảng 24,3 tấn/ha vào năm 2014), chất lượng củ thấp và độ đồng đều không cao; nguy cơ bạc màu, xói mòn rửa trôi đất trồng vẫn tiềm ẩn, SX thiếu bền vững, mà nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật canh tác, đầu tư thâm canh, độ phì đất, giá bán dao động lớn.
Để từng bước khắc phục những nhược điểm trên, những năm gần đây Sở NN-PTNT, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định đã phối hợp với các địa phương chú trọng công tác thông tin, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống sắn, canh tác đến nông dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin chuyên ngành, tập huấn kỹ thuật, mô hình trình diễn...
Trong đó, mô hình trồng lạc xen sắn được áp dụng rộng rãi, nhiều nhất là ở huyện Phù Cát. Hiệu quả kép của biện pháp kỹ thuật canh này là năng suất sắn tăng khoảng 15% so với trồng thuần, năng suất lạc trồng xen đạt 1,5 - 2,0 tấn/ha (bằng khoảng 50% trồng thuần), giá trị sản phẩm thu được/ha tăng lên so với trồng sắn thuần.
Thu hoạch lạc xong lấy toàn bộ thân, cành, lá, gốc, rễ (khoảng 4,5 tấn/ha) vùi lấp xuống đất làm phân xanh, tiếp tục chăm sóc sắn đến thu hoạch, đất sẽ giàu mùn và tơi xốp hơn, độ phì và khả năng giữ ẩm cũng tăng lên; nhất là với đất dốc bạc màu, đất xám, đất cát tại các huyện trung du, miền núi.
Với những hiệu quả và lợi ích đạt được, trồng lạc xen sắn sẽ góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất, hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, bảo vệ đất canh tác và thực hiện SX sắn bền vững.
Để trồng lạc xen sắn đạt hiệu quả cao bà con cần lưu ý một số điểm: Làm đất kỹ, bón phân đầy đủ, nhất là bón lót, lên luống để trồng với khoảng cách và mật độ thích hợp, sao cho mỗi cây trồng đều tận dụng được không gian dinh dưỡng (ánh sáng, không khí, đất) để sinh trưởng và phát triển đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Trên mỗi luống có thể trồng 3 hàng cây lạc với khoảng cách hàng cách hàng từ 20 - 25 cm, hom sắn được trồng trên hàng lạc giữa luống với khoảng cách như bình thường.
Nên tranh thủ trồng đúng thời vụ thích hợp để tận dụng ẩm độ đất trong vụ đông xuân. Gieo hạt lạc trước, trồng hom sắn sau, khi cây lạc ra lá thật mới trồng hom sắn để tranh thủ ánh sáng trong thời kỳ cây sắn còn nhỏ cho cây lạc phát triển.
Nên trồng giống lạc sẻ hoặc mỏ két vì các giống lạc này cây thấp, chịu hạn. Tùy điều kiện cụ thể mà tưới nước bổ sung khi cây trồng bị hạn, tưới theo lứa và tưới ẩm để tiết kiệm nước tưới, nâng cao năng suất cây trồng, tạo điều kiện cho cả hai loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất cao.
Theo: nongnghiep.vn