Bộ Tư pháp phát động phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”
- Thứ hai - 09/04/2012 21:31
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo đó, Phong trào thi đua được triển khai thực hiện từ năm 2012 đến năm 2020, chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ năm 2012 - 2015):
Các cơ quan, đơn vị trong Ngành căn cứ vào Kế hoạch này tổ chức phát động, đăng ký thực hiện phong trào thi đua trong quý II năm 2012. Hàng năm, đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua này cùng với tổng kết phong trào thi đua hàng năm của mỗi cơ quan, đơn vị. Năm 2015 tổ chức sơ kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua này trong giai đoạn (2012 – 2015).
Bộ Tư pháp tổ chức sơ kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua này trong toàn Ngành, xét khen thưởng theo thẩm quyền và xét, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
Giai đoạn 2 (từ năm 2016 - 2020):
Trên cơ sở đánh giá kết quả và hiệu quả của việc thực hiện Kế hoạch này trong giai đoạn 1, các đơn vị trong Ngành căn cứ vào chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ của đơn vị mình tiếp tục triển khai Giai đoạn 2 và tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2020.
Bộ Tư pháp tổ chức tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện Phong trào thi đua này vào năm 2020; xét khen thưởng theo thẩm quyền, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Các đơn vị quản lý những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến xây dựng nông thôn mới như: Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hành chính Tư pháp, Vụ Bổ trợ Tư pháp..., căn cứ vào Kế hoạch này, phải chuyển mạnh các hoạt động thuộc phạm vi quản lý theo hướng chủ động, tích cực phục vụ sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Căn cứ vào Kế hoạch phát động phong trào thi đua của Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự cũng như tình hình, điều kiện cụ thể của từng địa phương để xây dựng kế hoạch phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới" ở địa phương mình phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế, gắn với thực hiện các nhiệm vụ, tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương.
Tổng cục Thi hành án dân sự căn cứ vào nội dung Kế hoạch này và tình hình đặc điểm, điều kiện cụ thể của ngành Thi hành án dân sự để xây dựng kế hoạch phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua trong toàn ngành Thi hành án dân sự trong đó, hướng dẫn các Cục Thi hành án dân sự xác định cụ thể những nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế, gắn với thực hiện các nhiệm vụ, tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Vụ Thi đua - Khen thưởng phối hợp với các đơn vị có liên quan, Ban chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp và Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Tư pháp tạo môi trường thuận lợi để phát huy vai trò của cán bộ, công chức là đoàn viên, thanh niên hưởng ứng tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp, chọn một số xã điểm ở vùng nông thôn để giúp đỡ xây dựng nông thôn mới theo các giải pháp đã được xác định trong kế hoạch.
Ngoài ra, Vụ Thi đua - Khen thưởng còn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự; Văn phòng Bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Trưởng, Phó trưởng các Cụm, Khu vực thi đua và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Phong trào thi đua này.
Giai đoạn 1 (từ năm 2012 - 2015):
Các cơ quan, đơn vị trong Ngành căn cứ vào Kế hoạch này tổ chức phát động, đăng ký thực hiện phong trào thi đua trong quý II năm 2012. Hàng năm, đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua này cùng với tổng kết phong trào thi đua hàng năm của mỗi cơ quan, đơn vị. Năm 2015 tổ chức sơ kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua này trong giai đoạn (2012 – 2015).
Bộ Tư pháp tổ chức sơ kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua này trong toàn Ngành, xét khen thưởng theo thẩm quyền và xét, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
Giai đoạn 2 (từ năm 2016 - 2020):
Trên cơ sở đánh giá kết quả và hiệu quả của việc thực hiện Kế hoạch này trong giai đoạn 1, các đơn vị trong Ngành căn cứ vào chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ của đơn vị mình tiếp tục triển khai Giai đoạn 2 và tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2020.
Bộ Tư pháp tổ chức tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện Phong trào thi đua này vào năm 2020; xét khen thưởng theo thẩm quyền, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Các đơn vị quản lý những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến xây dựng nông thôn mới như: Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hành chính Tư pháp, Vụ Bổ trợ Tư pháp..., căn cứ vào Kế hoạch này, phải chuyển mạnh các hoạt động thuộc phạm vi quản lý theo hướng chủ động, tích cực phục vụ sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Căn cứ vào Kế hoạch phát động phong trào thi đua của Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự cũng như tình hình, điều kiện cụ thể của từng địa phương để xây dựng kế hoạch phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới" ở địa phương mình phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế, gắn với thực hiện các nhiệm vụ, tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương.
Tổng cục Thi hành án dân sự căn cứ vào nội dung Kế hoạch này và tình hình đặc điểm, điều kiện cụ thể của ngành Thi hành án dân sự để xây dựng kế hoạch phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua trong toàn ngành Thi hành án dân sự trong đó, hướng dẫn các Cục Thi hành án dân sự xác định cụ thể những nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế, gắn với thực hiện các nhiệm vụ, tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Vụ Thi đua - Khen thưởng phối hợp với các đơn vị có liên quan, Ban chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp và Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Tư pháp tạo môi trường thuận lợi để phát huy vai trò của cán bộ, công chức là đoàn viên, thanh niên hưởng ứng tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp, chọn một số xã điểm ở vùng nông thôn để giúp đỡ xây dựng nông thôn mới theo các giải pháp đã được xác định trong kế hoạch.
Ngoài ra, Vụ Thi đua - Khen thưởng còn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự; Văn phòng Bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Trưởng, Phó trưởng các Cụm, Khu vực thi đua và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Phong trào thi đua này.
Nguồn Bộ Tư pháp