Sau 3 năm xây dựng NTM: Dân đóng góp và dân hưởng lợi
- Thứ sáu - 09/05/2014 21:57
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Không còn nhà lá, vườn tạp...
Về huyện Phong Điền những ngày này, đi trên lộ Vòng Cung – con đường lớn và duy nhất chạy dọc theo nhánh sông Cần Thơ đi vào trung tâm huyện, chúng tôi không còn thấy những cây cầu cũ, đường xuống cấp khó đi như trước, mà tất cả đã được làm mới, sửa chữa kiên cố. Các con đường nhỏ liên ấp, liên xã cũng đã được bê tông hóa phẳng lỳ, xe cộ cứ thế bon bon...
Tâm sự với chúng tôi, ông Lê Văn Phương ngụ ấp Mỹ Ái (xã Mỹ Khánh) cho biết: “Trước đây, con đường phía trước nhà tôi rất khó đi, mùa mưa lầy lội đi lại ngại vô cùng. Nhưng từ khi triển khai xây dựng NTM, lãnh đạo huyện xã xuống tận ấp bàn bạc với dân về việc xây dựng đường bê tông và nhân dân chúng tôi đã nhiệt tình hưởng ứng, không những hiến đất, chặt cây vườn mà còn đóng góp công lao động để sớm có đường mới. Hiện, con đường này đã hoàn thành, dài 2.000m, rộng 4m, có điểm đầu nối với lộ Vòng Cung, điểm còn lại sẽ đi đến các khu du lịch sinh thái trong huyện”.
Ngoài việc có đường thông hè thoáng, đời sống của người dân Phong Điền cũng có nhiều thay đổi đáng kể khi những ngôi nhà lá tạm bợ đã được thay bằng nhà tường xây kiên cố; những vườn cây tạp, cỏ dại mọc um tùm nay đã được cải tạo, trở thành những vườn cây ăn trái có quy mô lớn, gắn với phát triển du lịch...
Theo Phòng NNPTNT huyện Phong Điền, có được kết quả trên là nhờ 3 năm qua, huyện đã đầu tư 139,7 tỷ đồng để làm mới, sửa chữa trên 113km đường, 262 cầu giao thông nông thôn. Trong đó, người dân (hiến đất - PV) và các doanh nghiệp đóng góp trên 61,5 tỷ đồng, cùng với khoảng 32.000 ngày công. Trong 6 xã tham gia xây dựng NTM thì xã điểm Mỹ Khánh vừa được công nhận đạt chuẩn vào đầu năm 2014.
Cũng như huyện Phong Điền, là địa phương cách xa trung tâm thành phố, đời sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa nên ngay từ khi triển khai xây dựng NTM, huyện Vĩnh Thạnh đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển cánh đồng mẫu lớn nhằm giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập. Đến nay, toàn huyện Vĩnh Thạnh có 15 cánh đồng lớn, tăng 12 cánh đồng so với năm 2012. Huyện có 9 xã thực hiện xây dựng NTM và đến nay các xã đã đạt bình quân từ 9-16 tiêu chí. Tính chung toàn huyện, đã có 6 tiêu chí (hình thức tổ chức sản xuất, thủy lợi, điện, văn hóa, cung cấp dịch vụ công và an ninh, trật tự xã hội) đạt 100%, trong khi toàn thành phố chỉ có 4 tiêu chí đạt 100%.
Ông Trần Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết: “Chúng tôi phấn đấu đến cuối năm 2014 sẽ có 2 xã điểm đạt chuẩn NTM, các xã còn lại đạt thêm ít nhất 1 tiêu chí. Vì vậy, các địa phương sẽ tiếp tục huy động nguồn lực của người dân thông qua đóng góp sức người, sức của…; có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, mô hình cánh đồng lớn nhằm hình thành những vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh màu…”.
Huy động hợp lý các nguồn lực
Theo UBND TP.Cần Thơ, cơ quan này đang triển khai kế hoạch đầu tư 2.084 tỷ đồng xây dựng NTM tại huyện Phong Điền, trong đó 82% vốn huy động từ ngoài ngân sách. Với kinh phí trên, huyện Phong Điền dự kiến xây dựng 170km đường liên xã, ấp kết hợp phát triển thủy lợi nội đồng nhằm bảo đảm giao thông thông suốt và tưới tiêu cho 100% diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời, xây dựng các khu vực sản xuất lúa, rau màu, chăn nuôi gia súc gia cầm theo hình thức trang trại gắn với du lịch sinh thái vườn…
Ông Trần Thái Nghiêm - Trưởng phòng NNPTNT huyện Phong Điền cho biết: “Huyện đang tập trung đầu tư cho 3 xã Giai Xuân, Tân Thới, Nhơn Ái (các xã này đã đạt từ 15-17 tiêu chí) để sớm hoàn thành các tiêu chí còn lại từ nay đến 2015, tiến tới trở thành huyện NTM”.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM TP.Cần Thơ, 3 năm qua 36 xã trên địa bàn đã đầu tư hơn 2.736 tỷ đồng cho NTM. Kết quả là đã có 2 xã đạt 20 tiêu chí (đạt chuẩn NTM); 11 xã đạt 14-19 tiêu chí; 19 xã đạt 9-13 tiêu chí và 4 xã đạt từ 5-8 tiêu chí. Giai đoạn 2014-2015, Cần Thơ phấn đấu có thêm 13 xã đạt chuẩn.
Ông Đào Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ nhấn mạnh: “Xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên, vì vậy thời gian tới các địa phương cần xác định làm tiêu chí nào trước, trong đó phân công rõ trách nhiệm, chính quyền thực hiện gì, người dân làm những gì, thời gian hoàn thành… Có thể học tập cách làm của Phong Điền, Vĩnh Thạnh khi 2 huyện này đã huy động rất tốt sức dân; nhận thấy tiêu chí nào có thể hoàn thành sớm thì tập trung thực hiện mà không cần nhiều vốn. Tuy nhiên, đối với các tiêu chí đã đạt thì cũng không được chủ quan, thỏa mãn mà cần tiếp tục nâng chất, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và nâng cao thu nhập cho nhân dân”.
Về huyện Phong Điền những ngày này, đi trên lộ Vòng Cung – con đường lớn và duy nhất chạy dọc theo nhánh sông Cần Thơ đi vào trung tâm huyện, chúng tôi không còn thấy những cây cầu cũ, đường xuống cấp khó đi như trước, mà tất cả đã được làm mới, sửa chữa kiên cố. Các con đường nhỏ liên ấp, liên xã cũng đã được bê tông hóa phẳng lỳ, xe cộ cứ thế bon bon...
Có đường giao thông nông thôn, học sinh xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh đi học không còn vất vả như trước.
Tâm sự với chúng tôi, ông Lê Văn Phương ngụ ấp Mỹ Ái (xã Mỹ Khánh) cho biết: “Trước đây, con đường phía trước nhà tôi rất khó đi, mùa mưa lầy lội đi lại ngại vô cùng. Nhưng từ khi triển khai xây dựng NTM, lãnh đạo huyện xã xuống tận ấp bàn bạc với dân về việc xây dựng đường bê tông và nhân dân chúng tôi đã nhiệt tình hưởng ứng, không những hiến đất, chặt cây vườn mà còn đóng góp công lao động để sớm có đường mới. Hiện, con đường này đã hoàn thành, dài 2.000m, rộng 4m, có điểm đầu nối với lộ Vòng Cung, điểm còn lại sẽ đi đến các khu du lịch sinh thái trong huyện”.
Ngoài việc có đường thông hè thoáng, đời sống của người dân Phong Điền cũng có nhiều thay đổi đáng kể khi những ngôi nhà lá tạm bợ đã được thay bằng nhà tường xây kiên cố; những vườn cây tạp, cỏ dại mọc um tùm nay đã được cải tạo, trở thành những vườn cây ăn trái có quy mô lớn, gắn với phát triển du lịch...
Theo Phòng NNPTNT huyện Phong Điền, có được kết quả trên là nhờ 3 năm qua, huyện đã đầu tư 139,7 tỷ đồng để làm mới, sửa chữa trên 113km đường, 262 cầu giao thông nông thôn. Trong đó, người dân (hiến đất - PV) và các doanh nghiệp đóng góp trên 61,5 tỷ đồng, cùng với khoảng 32.000 ngày công. Trong 6 xã tham gia xây dựng NTM thì xã điểm Mỹ Khánh vừa được công nhận đạt chuẩn vào đầu năm 2014.
Cũng như huyện Phong Điền, là địa phương cách xa trung tâm thành phố, đời sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa nên ngay từ khi triển khai xây dựng NTM, huyện Vĩnh Thạnh đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển cánh đồng mẫu lớn nhằm giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập. Đến nay, toàn huyện Vĩnh Thạnh có 15 cánh đồng lớn, tăng 12 cánh đồng so với năm 2012. Huyện có 9 xã thực hiện xây dựng NTM và đến nay các xã đã đạt bình quân từ 9-16 tiêu chí. Tính chung toàn huyện, đã có 6 tiêu chí (hình thức tổ chức sản xuất, thủy lợi, điện, văn hóa, cung cấp dịch vụ công và an ninh, trật tự xã hội) đạt 100%, trong khi toàn thành phố chỉ có 4 tiêu chí đạt 100%.
Ông Trần Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết: “Chúng tôi phấn đấu đến cuối năm 2014 sẽ có 2 xã điểm đạt chuẩn NTM, các xã còn lại đạt thêm ít nhất 1 tiêu chí. Vì vậy, các địa phương sẽ tiếp tục huy động nguồn lực của người dân thông qua đóng góp sức người, sức của…; có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, mô hình cánh đồng lớn nhằm hình thành những vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh màu…”.
Huy động hợp lý các nguồn lực
Theo UBND TP.Cần Thơ, cơ quan này đang triển khai kế hoạch đầu tư 2.084 tỷ đồng xây dựng NTM tại huyện Phong Điền, trong đó 82% vốn huy động từ ngoài ngân sách. Với kinh phí trên, huyện Phong Điền dự kiến xây dựng 170km đường liên xã, ấp kết hợp phát triển thủy lợi nội đồng nhằm bảo đảm giao thông thông suốt và tưới tiêu cho 100% diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời, xây dựng các khu vực sản xuất lúa, rau màu, chăn nuôi gia súc gia cầm theo hình thức trang trại gắn với du lịch sinh thái vườn…
Ông Nguyễn Sơn Tùng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.Cần Thơ cho biết: “Tham gia xây dựng NTM, các cấp hội trên địa bàn đã vận động hội viên, nông dân hăng hái lao động sản xuất, triển khai có hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai, đem về lợi nhuận tăng từ 3,13 - 4,37 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình”. |
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM TP.Cần Thơ, 3 năm qua 36 xã trên địa bàn đã đầu tư hơn 2.736 tỷ đồng cho NTM. Kết quả là đã có 2 xã đạt 20 tiêu chí (đạt chuẩn NTM); 11 xã đạt 14-19 tiêu chí; 19 xã đạt 9-13 tiêu chí và 4 xã đạt từ 5-8 tiêu chí. Giai đoạn 2014-2015, Cần Thơ phấn đấu có thêm 13 xã đạt chuẩn.
Ông Đào Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ nhấn mạnh: “Xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên, vì vậy thời gian tới các địa phương cần xác định làm tiêu chí nào trước, trong đó phân công rõ trách nhiệm, chính quyền thực hiện gì, người dân làm những gì, thời gian hoàn thành… Có thể học tập cách làm của Phong Điền, Vĩnh Thạnh khi 2 huyện này đã huy động rất tốt sức dân; nhận thấy tiêu chí nào có thể hoàn thành sớm thì tập trung thực hiện mà không cần nhiều vốn. Tuy nhiên, đối với các tiêu chí đã đạt thì cũng không được chủ quan, thỏa mãn mà cần tiếp tục nâng chất, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và nâng cao thu nhập cho nhân dân”.
Huỳnh Xây
Nguồn danviet.vn
Nguồn danviet.vn