8 sai lầm khi ăn hải sản cần tránh để không rước bệnh vào thân
- Thứ ba - 21/02/2017 03:26
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ăn hải sản chưa chín: Nguy cơ nhiễm mầm bệnh và ký sinh trùng Đa số các loại hải sản đều có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, loại vi khuẩn có khả năng kháng nhiệt rất cao và chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ hơn 80 độ C. Vì vậy, loại thực phẩm này nên được nấu trong nước sôi khoảng 4-5 phút mới có thể được "sát trùng" hoàn toàn.
Hải sản có vỏ không còn tươi: Ổ chứa vi khuẩn Bản thân các loài nhuyễn thể như sò, hến… đã mang nhiều mầm bệnh. Cơ thể của nhóm này còn có khả năng phân giải protein rất nhanh. Chỉ một thời gian ngắn sau khi chết, chúng sẽ trở thành "ổ vi khuẩn", đồng thời sản sinh ra rất nhiều độc tố.
Vừa ăn hải sản vừa uống bia rượu: Cẩn thận bệnh gout Các loại tôm, cua, cá… khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric. Lượng acid uric dư thừa quá nhiều trong cơ thể chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh gout. Không chỉ vậy, rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành acid uric, gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe con người.
Hải sản và hoa quả: Gây đau bụng Các loại hải sản như cua, tôm, cá… thường chứa hàm lượng cao protein và canxi. Trong khi đó, hoa quả lại rất giàu acid tannic. Canxi trong hải sản kết hợp với acid tannic trong hoa quả sẽ tạo thành canxi không hòa tan gây kích thích tiêu hóa, dẫn tới các phản ứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và một số triệu chứng ngộ độc khác.
Uống trà sau khi ăn hải sản: Nguy cơ cao mắc sỏi thận Lá trà cũng có đặc tính tương tự như hoa quả - rất giàu acid tannic. Uống trà ngay sau khi vừa ăn hải sản sẽ cản trở quá trình hấp thu protein và tạo thành canxi không hòa tan, gây đau bụng và tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Thời điểm tốt nhất để thưởng thức trà sau khi ăn hải sản là khoảng 2 tiếng.
Hải sản đông lạnh: Phải chế biến thật kỹ Tuy nhiên, đối với các loại hải sản tươi được bảo quản đông lạnh, bạn nên giã đông trước khi chế biến, sau đó nấu chín thật kỹ. Cần lưu ý rằng các loại hải sản tươi sống đều là dạng thực phẩm có protein phân hủy rất nhanh, tốt nhất nên chế biến và thưởng thức trong vòng một ngày từ khi mua về, không nên bảo quản trong thời gian quá lâu.
Hải sản và vitamin C: Cặp đôi tạo ra thạch tín Khi asen pentavalent kết hợp với hàm lượng vitamin C cao (khoảng hơn 500mg) sẽ tạo thành asen trioxide. Chất độc này còn được biết tới với tên gọi "thạch tín". Bởi vậy, trong lúc ăn hải sản nên tránh xa hoa quả, cũng cần hạn chế ăn rau dưa để tránh gây hại cho cơ thể.
Hải sản đông lạnh: Đừng chế biến bằng cách luộc, hấp Nếu để trong tủ lạnh lâu ngày, hàm lượng vi khuẩn sẽ tăng nhanh, đại bộ phận protein cũng sẽ bị biến tính. Khi đó, hải sản không chỉ không giữ được hương vị thơm ngon mà còn mang nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe, càng không thích hợp chế biến bằng cách luộc, hấp.
Theo VOV