Khoai lang là món rau tốt nhất

Khoai lang là món rau tốt nhất
Tổ chức y tế thế giới trải qua 3 năm nghiên cứu và chọn ra thực phẩm lành mạnh nhất bao gồm rau cải tốt nhất và trái cây tốt nhất. Thức ăn quen thuộc khoai lang được xem là “quán quân” của 13 loại rau ăn tốt nhất...
 

Khoai lang giàu dinh dưỡng

Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mỗi 500 g khoai lang chứa khoảng 635 kcal, chứa protid 11,5 g, đường 14,5 g, lipid 1 g, phosphor 100 mg, calci 90 mg, sắt 2 g, beta-caroten 0,5 mg, ngoài ra còn chứa vitamin B1, B2, C và PP, acid linolenic. Trong đó hàm lượng vitamin B1, B2 lần lượt cao gấp 3 lần và 6 lần so với gạo. Đặc biệt trong khoai lang có chứa nhiều lysin, là chất mà thức ăn chính như gạo và bột mì thường thiếu thốn nhất.
Khoai lang là thức ăn kiềm tính, nên giúp ích đảm bảo cân bằng kiềm toan của máu. Trong khoai lang chứa nhiều mucin, polysaccharid, chúng đảm bảo tính đàn hồi lòng mạch, dự phòng phát sinh xơ vữa động mạch, còn đảm bảo “bôi trơn” đường hô hấp, đường tiêu hóa, ổ khớp. Ngoài ra, khoai lang chứa loại xơ bám hút nhiều nước trong ruột, có ích cho việc phòng trị táo bón, giảm phát sinh ung thư ruột.
 
Rau “quán quân” nhiều tác dụng
Theo các chuyên gia, khoai lang không chỉ dinh dưỡng dồi dào, hơn nữa còn có tác dụng phòng ngừa suy giảm sức khỏe (sub-health), làm đẹp và chống ung thư. Trong ăn uống, chất dinh dưỡng rất có tác dụng chống ung thư là beta-caroten, vitamin C và acid folic, những chất dinh dưỡng này trong khoai lang hàm lượng đều cao. Một củ khoai lang (khoảng 100 g) có thể cung cấp lượng gấp đôi vitamin A theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể, 1/3 lượng vitamin C theo nhu cầu hàng ngày và 50 mg acid folic, trong đó hàm lượng chất xơ cao bằng một chén cháo yến mạch. Tác dụng chống oxy hóa của beta-caroten và vitamin C giúp giảm gây tổn hại đến chất di truyền DNA. Thường ăn khoai lang giúp đảm bảo mức quân bình của acid folic, hàm lượng acid folic trong cơ thể quá thấp sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong khoai lang hàm lượng chất xơ cao có tác dụng thúc đẩy nhu động đường ruột, dự phòng táo bón và ung thư kết tràng, trực tràng.
Khoai lang chứa nhiều kali, beta-caroten, acid folic, vitamin C và vitamin B6, 5 thành phần này đều có ích cho việc dự phòng bệnh tim mạch. Kali giúp cân bằng dịch thể tế bào và chất điện giải, đảm bảo chức năng tim và huyết áp bình thường; beta-caroten và vitamin C có tác dụng chống oxy hóa chất béo, dự phòng động mạch xơ vữa; bổ sung acid folic và vitamin B6, giúp giảm mức cystein trong máu, là “kẻ” gây tổn thương động mạch, là nhân tố nguy hiểm độc lập của bệnh tim mạch.
Khoai lang dự phòng phế khí thủng. Thử nghiệm trên động vật cho thấy, mức vitamin A trong cơ thể chuột hút thuốc lá thấp hơn, dễ xảy ra phế khí thủng, nếu cho chuột hút thuốc lá dùng thức ăn giàu vitamin A thì tỷ lệ mắc phế khí thủng giảm xuống thấy rõ. Một số người hút thuốc lá lâu dài sống trên 90 tuổi nhưng không xảy ra phế khí thủng, rất có khả năng có liên quan đến việc họ trong ăn uống thường ngày với hàm lượng vitamin A phong phú. Nhà nghiên cứu khuyến cáo những ai hút thuốc lá hoặc người hút thuốc lá thụ động tốt nhất hàng ngày dùng một số thức ăn chứa nhiều vitamin A chẳng hạn như khoai lang, giúp dự phòng phế khí thủng.
Nhà nghiên cứu cho những chú chuột béo phì bệnh tiểu đường dùng khoai lang vỏ trắng, kết quả sau 4 - 6 tuần thì mức insulin trong máu giảm lần lượt là 26%, 60%, cũng như khám phá khoai lang giúp chú chuột béo phì bệnh tiểu đường khống chế được mức đường huyết tăng cao sau khi chúng dùng glucose dạng uống có hiệu quả. Dùng khoai lang cũng giúp chú chuột béo phì bệnh tiểu đường giảm mức triglycerid và các acid béo tự do.
Khoai lang chứa calo rất thấp, thấp hơn nhiều so với cơm, cho nên, sau khi ăn sẽ không gây béo phì, trái lại có tác dụng giảm béo phì. Khoai lang còn chứa một chất giống estrogen, đối với việc bảo dưỡng làn da, trì hoãn lão hóa có một tác dụng nhất định. Do vậy, rất nhiều bạn gái dùng khoai lang như món ăn dưỡng nhan làm đẹp.
Theo khoahoc.com.vn