Tiêm phòng cho trẻ trước mùa thủy đậu bùng phát
- Thứ ba - 04/12/2012 04:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều bậc phụ huynh hiện nay vẫn cho rằng thủy đậu là bệnh nhẹ, nên chủ quan và không chú ý đến việc phòng ngừa.
Tháng 2 – Thời điểm bệnh bùng phát
Theo các chuyên gia về y tế, thông thường mỗi năm, dịch bệnh thủy đậu thường bùng phát mạnh nhất vào khoảng tháng 2.
Có đến 90% số trẻ em mắc bệnh này trong giai đoạn từ 1-10 tuổi. Trong thực tế, bệnh này đã trở thành mối lo của các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1-13 tuổi.
Bệnh xuất hiện chủ yếu tại các trường học, cơ quan hay xí nghiệp và thường gây thành dịch vì siêu vi khuẩn có tốc độ lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh ở những nơi đông người. Bệnh cũng có thể lây sang người khác qua tiếp xúc với dịch tiết của các bóng nước vỡ ra; và từ mẹ sang con khi bị nhiễm thủy đậu trong thai kỳ; bệnh còn có thể lây lan từ những người bệnh trong giai đoạn ủ bệnh chưa có triệu chứng.
Bệnh biểu hiện qua các ban sần - mụn nước gây khó chịu và ngứa toàn thân, kèm theo sốt. Trẻ thường gãi móng tay vào mụn nước khiến chúng vỡ ra gây nhiễm trùng. Vì vậy, lẽ ra con siêu vi trùng này chỉ gây tổn thương nông ở bề mặt da, nay bị các vi khuẩn làm tổn thương sâu da bé, khi lành bệnh tạo thành những sẹo.
Một số ít trường hợp thường xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém khiến cho virus chạy thẳng vào máu và tàn phá các cơ quan như thận, não, gan… gây tình trạng sốt dao động, trẻ li bì, có thể co giật phải đưa gấp đến bệnh viện vì trẻ đã bị viêm não do thủy đậu. Nhưng trường hợp này nếu tích cực hồi sức, chữa trị khỏi thì cũng để lại di chứng thần kinh như: điếc, động kinh, trí tuệ chậm phát triển. Nếu trẻ sốt cao, ho nhiều thì coi chừng bé bị viêm phổi do thủy đậu.
Chớ nên coi thường bệnh
Nguy hiểm và dễ lây lan như thế nhưng không ít bậc cha mẹ vẫn cho rằng thủy đậu là bệnh nhẹ, nên chủ quan và không chú ý đến việc phòng ngừa.
Rất nhiều trường hợp cha mẹ chỉ khi nhìn thấy trẻ bên cạnh nhà bị thủy đậu mới hốt hoảng mang con đi chủng ngừa, nhưng con vẫn bị thủy đậu cho dù đã chích ngừa. Kiểu nước đến chân mới nhảy này vô tình khiến con em họ phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn do thủy đậu gây ra.
Ngoài việc cách ly, vệ sinh và chăm sóc cẩn thận cho trẻ khi trẻ bệnh, chủng ngừa vắc-xin là chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và cả người lớn tránh khỏi thủy đậu vì đây là bệnh có khả năng lây lan sớm, độ lây lan cao.
Để phòng bệnh, các bậc phụ huynh nên thực hiện tiêm ngừa cho trẻ trước mùa thủy đậu xảy ra.
Hơn nữa trong mùa dịch, trẻ có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh mà không biết vì bệnh có thể lây lan trước khi có triệu chứng nên tiêm ngừa trong mùa dịch có nguy cơ là trẻ đã tiếp xúc với người bệnh nên đôi khi vẫn cóthể mắc bệnh do đã bị nhiễm bệnh mà vắc-xin chưa kịp có tác dụng.
Cha mẹ nên tiêm phòng sớm cho con để phòng trường hợp trong mùa bệnh, nhu cầu chủng ngừa tăng cao có thể xảy ra tình trạng khan hiếm thuốc chủng ngừa bệnh này./.
Tháng 2 – Thời điểm bệnh bùng phát
Theo các chuyên gia về y tế, thông thường mỗi năm, dịch bệnh thủy đậu thường bùng phát mạnh nhất vào khoảng tháng 2.
Có đến 90% số trẻ em mắc bệnh này trong giai đoạn từ 1-10 tuổi. Trong thực tế, bệnh này đã trở thành mối lo của các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1-13 tuổi.
Bệnh xuất hiện chủ yếu tại các trường học, cơ quan hay xí nghiệp và thường gây thành dịch vì siêu vi khuẩn có tốc độ lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh ở những nơi đông người. Bệnh cũng có thể lây sang người khác qua tiếp xúc với dịch tiết của các bóng nước vỡ ra; và từ mẹ sang con khi bị nhiễm thủy đậu trong thai kỳ; bệnh còn có thể lây lan từ những người bệnh trong giai đoạn ủ bệnh chưa có triệu chứng.
Bệnh biểu hiện qua các ban sần - mụn nước gây khó chịu và ngứa toàn thân, kèm theo sốt. Trẻ thường gãi móng tay vào mụn nước khiến chúng vỡ ra gây nhiễm trùng. Vì vậy, lẽ ra con siêu vi trùng này chỉ gây tổn thương nông ở bề mặt da, nay bị các vi khuẩn làm tổn thương sâu da bé, khi lành bệnh tạo thành những sẹo.
Một số ít trường hợp thường xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém khiến cho virus chạy thẳng vào máu và tàn phá các cơ quan như thận, não, gan… gây tình trạng sốt dao động, trẻ li bì, có thể co giật phải đưa gấp đến bệnh viện vì trẻ đã bị viêm não do thủy đậu. Nhưng trường hợp này nếu tích cực hồi sức, chữa trị khỏi thì cũng để lại di chứng thần kinh như: điếc, động kinh, trí tuệ chậm phát triển. Nếu trẻ sốt cao, ho nhiều thì coi chừng bé bị viêm phổi do thủy đậu.
Chớ nên coi thường bệnh
Nguy hiểm và dễ lây lan như thế nhưng không ít bậc cha mẹ vẫn cho rằng thủy đậu là bệnh nhẹ, nên chủ quan và không chú ý đến việc phòng ngừa.
Rất nhiều trường hợp cha mẹ chỉ khi nhìn thấy trẻ bên cạnh nhà bị thủy đậu mới hốt hoảng mang con đi chủng ngừa, nhưng con vẫn bị thủy đậu cho dù đã chích ngừa. Kiểu nước đến chân mới nhảy này vô tình khiến con em họ phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn do thủy đậu gây ra.
Ngoài việc cách ly, vệ sinh và chăm sóc cẩn thận cho trẻ khi trẻ bệnh, chủng ngừa vắc-xin là chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và cả người lớn tránh khỏi thủy đậu vì đây là bệnh có khả năng lây lan sớm, độ lây lan cao.
Để phòng bệnh, các bậc phụ huynh nên thực hiện tiêm ngừa cho trẻ trước mùa thủy đậu xảy ra.
Hơn nữa trong mùa dịch, trẻ có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh mà không biết vì bệnh có thể lây lan trước khi có triệu chứng nên tiêm ngừa trong mùa dịch có nguy cơ là trẻ đã tiếp xúc với người bệnh nên đôi khi vẫn cóthể mắc bệnh do đã bị nhiễm bệnh mà vắc-xin chưa kịp có tác dụng.
Cha mẹ nên tiêm phòng sớm cho con để phòng trường hợp trong mùa bệnh, nhu cầu chủng ngừa tăng cao có thể xảy ra tình trạng khan hiếm thuốc chủng ngừa bệnh này./.
Đức Minh (Vietnam+)
Ngày 4/12/2012 - Theo vietnamplus.vn