Cảnh báo sớm đa thảm họa lưu vực sông La

Cảnh báo sớm đa thảm họa lưu vực sông La
Chiều 25/10, Bộ NN&PTNT phối hợp với United Natinos Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn mô hình cảnh báo sớm tổng hợp đa thảm họa cho lưu vực Sông La thuộc dự án “Nâng cao năng lực thể chế và quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, giai đoạn II”.

 

Cảnh báo sớm đa thảm họa lưu vực sông La

Dự hội thảo có Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phúc - Giám đốc Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai Quốc gia, ông Nguyễn Vũ Văn Tú - Quyền Cục trưởng Cục QLĐĐ&PCLB Trung ương, GS.TS Trần Thục - Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Phía Hà Tĩnh có Giám đốc Sở NN&PTNT Đặng Ngọc Sơn, Chi cục trưởng chi cục QLĐĐ&PCLB tỉnh Bùi Lê Bắc.

Theo nghiên cứu của nhiều năm, khí hậu Việt Nam xuất hiện nhiều hiện tượng cực đoan, diễn biến BĐKH ngày càng phức tạp với sự gia tăng các sóng nhiệt, hạn hán, bão mạnh, mưa lớn, mực nước biển tăng trong khi giảm bớt sương giá, băng trên biển và diện tích phủ tuyết, sông băng. Cụ thể trong vòng 50 năm gần nhất, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng thêm khoảng 0,5oC; lượng mưa tăng mạnh ở cả hai mùa khô và mưa, đặc biệt vùng Nam Trung bộ là nơi tăng mạnh nhất; tần suất đổ bộ bão, áp thấp nhiệt đới ở biển Đông không rõ ràng; lũ lụt, hạn hán gia tăng về tần suất.

Đối với Hà Tĩnh, theo dõi trong hơn 10 năm (2002- 2013), tính chất bất thường, mức độ nguy hiểm của kiểu thời tiết cực đoan gia tăng; hình thế gây mưa thường không phải do bão lớn mà thường là do hoàn lưu của bão; mưa không có biểu hiện rõ nét nên mưa lũ rất bất ngờ trong khi đó công tác cập nhật dự báo tại các trạm quan trắc còn hạn chế.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã đưa ra các ý kiến tham vấn về đánh giá tình hình thiên tai và vấn đề cần đối phó; hệ thống cảnh báo rủi ro thiên tai đa thảm họa; phân tích biểu hiện cực đoan khí hậu Việt Nam trong quá khứ và dự tính tương lai…

Nguyễn Oanh
Nguồn baohatinh.vn