Hiệu quả bước đầu nuôi thử nghiệm cá chim vây vàng
- Thứ sáu - 24/10/2014 04:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cá chim vây vàng có giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sống được ở điều kiện muối rộng (3-33%o), khả năng chống chịu với biến động môi trường tốt, có thể nuôi trong lồng bè hay trong ao đầm ở cả các thủy vực nước lợ và nước mặn đều được.
Xác định đây là đối tượng nuôi phù hợp và cho thu nhập cao, vì thế vừa qua Trung tâm Ứng dụng khoa học kỷ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi (KHKT&BVCTVN) thành phố Hà Tĩnh đã phối hợp với Sở KH&CN triển khai Dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chim vây vàng bằng lồng ở thành phố Hà Tĩnh”.
Qua 4,5 tháng thả nuôi, tại 5 hộ thuộc xã Thạch Hạ với 540m3 lồng, mật độ 30 con/m3. Đến nay cá đã đạt trọng lượng trung bình 450g/con, tỉ lệ sống đạt 90%; giá bán tại lồng 180.000đồng/kg. Nếu thu hoạch hết tại thời điểm này sẽ thấy hiệu quả kinh tế rất khả quan: Bán cá: 30con/m3 x 540 m3 x 90% x 180.000đ = 1.180 triệu đồng; chi phí đầu tư (lồng bè, giống, thức ăn, thuốc bổ, thuốc phòng trừ bệnh, công lao động, chi phí khác, …) hết 850 triệu đồng, lãi ròng: 1.180 triệu đồng - 850 triệu đồng = 330 triệu đồng. Tiếp tục nuôi đến tháng 12/2014 cá sẽ đạt trọng lượng khoảng 0,8kg/con, thì hiệu quả kinh tế đạt khoảng 710 triệu đồng.
Ông Phạm Ngọc Đài – Trưởng phòng Giống, Chi cục nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh cho biết: Khi đưa giống cá này vào nuôi chúng tôi rất băn khoăn, vì đây là đối tượng nuôi mới, nguồn giống chưa chủ động, phải nhập từ Nha Trang nên tính rủi ro cao. Song, qua quá trình theo dõi thì thấy đối tượng nuôi rất phù hợp với môi trường Hà Tĩnh, thậm chí cho năng suất cao cả trong ao đất. Cùng quan điểm với ông Đài, ông Lương Phúc Tuấn – phó Chủ tịch UBND xã Thạch Hạ cũng khẳng định: Đây là đối tượng nuôi mang lại kinh tế cao, lợi nhuận rất cao, sắp tới sẽ vận động nhân rộng đối tượng nuôi này.
Chúng tôi đưa câu hỏi với ông Nguyễn Xuân Huy- Đại diện tổ hợp nuôi lồng bè xã Thạch Hạ để khẳng định lại kết quả bước đầu: khi kết thúc dự án các hộ dân có tiếp tục đưa đối tượng này vào nuôi nữa không? Không chần chừ ông trả lời rằng: Không những sau này mà ngay từ khi mới đưa vào thả nuôi đã có 2 hộ mạnh dạn mua tiếp 4.000 con, và kết quả ngoài mong đợi.
Đây chỉ là kết quả bước đầu, để khẳng định sự thành công cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nuôi thương phẩm theo hướng giảm các chi phí, tạo nguồn giống thích nghi được nhiều điều kiện môi trường nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, cá chim vây vàng có thể góp phần thay thế cho một số loài thủy sản nuôi có hệ số rủi ro cao hiện nay.
Đánh giá tại Hội thảo về kết quả nuôi thử nghiệm giống cá chim vây vàng, ông Lê Đình Doãn – Trưởng phòng Quản lý Khoa học – Sở KH&CN khuyên người dân chưa nên nuôi ồ ạt khi chưa có kết luận cuối cùng của các nhà khoa học, mà phải xem xét yếu tố môi trường và các tác nhân khác, vì đây là đối tượng nuôi mới. Để mô hình này phát triển bền vững và hiệu quả, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi cũng như quy hoạch và quản lý chặt chẽ, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm./.
Qua 4,5 tháng thả nuôi, tại 5 hộ thuộc xã Thạch Hạ với 540m3 lồng, mật độ 30 con/m3. Đến nay cá đã đạt trọng lượng trung bình 450g/con, tỉ lệ sống đạt 90%; giá bán tại lồng 180.000đồng/kg. Nếu thu hoạch hết tại thời điểm này sẽ thấy hiệu quả kinh tế rất khả quan: Bán cá: 30con/m3 x 540 m3 x 90% x 180.000đ = 1.180 triệu đồng; chi phí đầu tư (lồng bè, giống, thức ăn, thuốc bổ, thuốc phòng trừ bệnh, công lao động, chi phí khác, …) hết 850 triệu đồng, lãi ròng: 1.180 triệu đồng - 850 triệu đồng = 330 triệu đồng. Tiếp tục nuôi đến tháng 12/2014 cá sẽ đạt trọng lượng khoảng 0,8kg/con, thì hiệu quả kinh tế đạt khoảng 710 triệu đồng.
Ông Phạm Ngọc Đài – Trưởng phòng Giống, Chi cục nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh cho biết: Khi đưa giống cá này vào nuôi chúng tôi rất băn khoăn, vì đây là đối tượng nuôi mới, nguồn giống chưa chủ động, phải nhập từ Nha Trang nên tính rủi ro cao. Song, qua quá trình theo dõi thì thấy đối tượng nuôi rất phù hợp với môi trường Hà Tĩnh, thậm chí cho năng suất cao cả trong ao đất. Cùng quan điểm với ông Đài, ông Lương Phúc Tuấn – phó Chủ tịch UBND xã Thạch Hạ cũng khẳng định: Đây là đối tượng nuôi mang lại kinh tế cao, lợi nhuận rất cao, sắp tới sẽ vận động nhân rộng đối tượng nuôi này.
Chúng tôi đưa câu hỏi với ông Nguyễn Xuân Huy- Đại diện tổ hợp nuôi lồng bè xã Thạch Hạ để khẳng định lại kết quả bước đầu: khi kết thúc dự án các hộ dân có tiếp tục đưa đối tượng này vào nuôi nữa không? Không chần chừ ông trả lời rằng: Không những sau này mà ngay từ khi mới đưa vào thả nuôi đã có 2 hộ mạnh dạn mua tiếp 4.000 con, và kết quả ngoài mong đợi.
Đây chỉ là kết quả bước đầu, để khẳng định sự thành công cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nuôi thương phẩm theo hướng giảm các chi phí, tạo nguồn giống thích nghi được nhiều điều kiện môi trường nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, cá chim vây vàng có thể góp phần thay thế cho một số loài thủy sản nuôi có hệ số rủi ro cao hiện nay.
Đánh giá tại Hội thảo về kết quả nuôi thử nghiệm giống cá chim vây vàng, ông Lê Đình Doãn – Trưởng phòng Quản lý Khoa học – Sở KH&CN khuyên người dân chưa nên nuôi ồ ạt khi chưa có kết luận cuối cùng của các nhà khoa học, mà phải xem xét yếu tố môi trường và các tác nhân khác, vì đây là đối tượng nuôi mới. Để mô hình này phát triển bền vững và hiệu quả, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi cũng như quy hoạch và quản lý chặt chẽ, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm./.
Quang Tùng
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh