Hội thảo giới thiệu, kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản Hà Tĩnh
- Thứ sáu - 28/06/2019 03:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bùi Nhân Sâm, Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Trần Huy Oánh và Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Đình Lộc chủ trì hội thảo. |
Tham dự Hội thảo có đại diện Lãnh đạo các Sở, ngành, Chủ tịch Hội nông dân các huyện, thành phố, thị xã; các Doanh nghiệp như: Siêu thị Coopmart Hà Tĩnh, Siêu thị Vinmart Hà Tĩnh, Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Công ty TNHH nông nghiệp Hương Sơn, Doanh nghiệp Tân Thanh Phong, HTX rau Tượng Sơn và một số HTX, THT, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. |
Trong những năm qua hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại Hà Tĩnh trong đã đạt được nhiều kết quả bước đầu, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, tốc độ sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh ngày càng phát triển, sản phẩm đa dạng và phong phú, do vậy, nhu cầu giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm càng cao. Trong thực tế thời gian gần đây, nông dân vẫn đang loay hoay với bài toán được mùa mất giá, được giá mất mùa, việc quảng bá các sản phẩm chưa rộng rãi do đó một số sản phẩm chưa được thị trường biết đến.
Tại hội thảo đã có 15 ý kiến của các THT, Giám đốc HTX, Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Tĩnh mong muốn được tiếp cận với các cơ chế chính sách của Nhà nước về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và các chính sách tích tụ ruộng đất, đầu tư hạ tầng; giới thiệu liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm,…
Bà Phạm Thị Hiệp Định, Phó Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh: Người nông dân cần phát triển sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm sạch với có quy mô lớn, cung cấp nguồn nông sản ổn định cho thị trường |
Ông Trần Đình Chiến, Giám đốc Công ty TNHH nông nghiệp Hương Sơn: đề nghị hỗ trợ chính sách tích tụ ruộng đất, xây dựng cựa hàng trưng bày sản phẩm nhung hươu |
Một số ý kiến doanh nghiệp tại hội thảo cũng cho rằng, người nông dân cần phát triển sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm sạch với có quy mô lớn, các sản phẩm nông sản gắn với yêu cầu chuỗi giá trị phù hợp với nhu cầu thị trường; các cấp, ngành hỗ trợ, định hướng nông dân sản xuất theo nhu cầu thị trường không sản xuất theo hướng những sản phẩm đang có và những phẩm dễ làm. Cùng với đó, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức tiếp cận thị trường, kỹ năng hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm,...
Tại Hội thảo đại diện Chi cục Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Sở Công thương đã giới thiệu về Chương trình OCOP. Đây là chương trình nhằm biến tài nguyên bản địa, các đặc sản, sản phẩm truyền thống với sự hỗ trợ của Nhà nước tạo thành sản phẩm nông nghiệp gia tăng giá trị để tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân; đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp muốn vươn xa phải có tổ chức pháp nhân, phải liên kết để xây dựng các HTX, doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc Trung tâm Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Hà Tĩnh: Đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp Hà Tĩnh cần ứng dụng thương mại điện tử, internet, mạng xã hội để quảng bá và giới thiệu sản phẩm. |
Ông Nguyễn Hữu Dực, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn: Giới thiệu Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) |
Đại diện các Sở, ngành đề nghị các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh cần ứng dụng thương mại điện tử, internet, mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh bền vững; sản xuất có nghiên cứu thị trường, sản xuất sản phẩm thị trường thiếu, cần; sản xuất theo nguyên tắc hướng đến thị trường toàn cầu.
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh Bùi Nhân Sâm phát biểu tổng kết hội thảo |
Phát biểu tổng kết hội thảo Bùi Nhân Sâm Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh cho rằng vai trò của các Sở, ban ngành và các tổ chức chính trị xã hội rất quan trọng trong tổ chức thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm như: Tổ chức sản xuất, hướng dẫn tư vấn nông dân sản xuất sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, liên kết quảng bá sản phẩm, quan tâm hỗ trợ các cụ thể hỗ trợ các chính sách cho Doanh nghiệp làm đầu kéo, kết nối tiêu thụ sản phẩm; các Doanh nghiệp các tổ chức cần quan tâm kết nối hỗ trợ người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm đưa lại lợi ích kinh tế; tăng cường phối hợp các sở, ngành trong với các cấp Hội Nông dân tăng cường công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ các Doanh nghiêp, hộ nông dân trong tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chuỗi cửa hàng trong tỉnh để đưa các sản phẩm nông nghiệp từ đó hình thành mối liên kết, tạo kênh tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định, có sức cạnh tranh trong và ngoài tỉnh.
Ngô Thắng