Nhân rộng các mô hình Hợp tác xã nuôi lợn tập trung trong thanh niên
- Thứ ba - 05/06/2012 04:19
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Gắn với việc phát huy sức trẻ tham gia xây dựng NTM và việc thực hiện, vận dụng các cơ chế chính sách trong Quyết định 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/08/2011 của UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn hướng dẫn, hỗ trợ thành lập và xây dựng được 06 mô hình HTX chăn nuôi lợn thịt với quy mô từ 500 – 2.000 con.
Tiêu biểu tại huyện Hương Sơn, thành lập được 03 hợp tác xã (HTX): HTX chăn nuôi lợn và dịch vụ tổng hợp Tây Sơn được đầu tư xây dựng hoàn thành và đã thả nuôi lứa lợn đầu tiên với quy mô 1.000 con lợn thịt; HTX thanh niên xã Sơn Kim 2 đang xây dựng mô hình chuồng trại với quy mô 500 con lợn thịt; dự án của đồng chí Nguyễn Thanh Cừ tại xã Sơn Tây đã khởi công xây dựng chuồng trại với quy mô 2.000 con lợn thịt. HTX chăn nuôi Đồng Tiến tại xã Thường Nga (Can Lộc) với 17 xã viên tham gia, vốn điều lệ 340 triệu đồng và dự kiến thả 350 con lợn lứa đầu tiên vào giữa tháng 6/2012. HTX thanh niên chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp tại xã Lộc Yên (Hương Khê) đang xây dựng mô hình chuồng trại với quy mô 500 con lợn thịt. Đến nay, nhìn chung các mô hình HTX chăn nuôi lợn tập trung đã và đang được xây dựng, bước đầu đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đoàn viên thanh niên và cũng là những mô hình phát triển kinh tế điểm trong thanh niên đang được nhân ra diện rộng.
Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn đã hỗ trợ ĐVTN vay vốn, tập huấn chuyển giao KHKT, tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế điển hình trong và ngoài tỉnh, đồng thời chỉ đạo xây dựng nhiều mô hình kinh tế thanh niên hoạt động hiệu quả, ngoài các mô hình chăn nuôi lợn tập trung như trên, toàn tỉnh còn có 6 HTX thanh niên phát triển kinh tế, hơn 150 mô hình kinh tế thanh niên cho lợi nhuận từ 100 triệu đồng/năm trở lên.
Qua thực tế chỉ đạo xây dựng mô hình kinh tế cho thấy, để xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn tập trung cần phải có nhiều yếu tố cần thiết như nguồn vốn lớn, đất đai phải đủ rộng từ 3 - 5 ha trở lên với những mô hình từ 500 con lợn thịt trở lên và phải nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi của địa phương; một yếu tố quan trọng đó là phải lựa chọn những thanh niên có “máu” làm kinh tế, có kiến thức khoa học kỹ thuật KHKT và tư duy kinh tế.
Để giải quyết các vấn đề trên, các cấp bộ Đoàn cần phải chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tập huấn chuyển giao ứng dụng KHKT, tham quan, học hỏi các mô hình kinh tế hiệu quả, vận động thanh niên liên doanh, liên kết để huy động nguồn vốn, tập trung nguồn vốn giải quyết việc làm đầu tư xây dựng các mô hình điểm, chủ động làm việc với cấp uỷ, chính quyền địa phương tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận các chính sách về vốn, có thể thuê và sử dụng đất lâu dài, từ đó mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời liên kết các doanh nghiệp chăn nuôi vệ tinh như Tổng công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh, Tập đoàn CP giới thiệu cho thanh niên hợp đồng đầu tư xây dựng mô hình.
Trong thời gian tới, Tỉnh đoàn sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo xây dựng các mô hình HTX chăn nuôi tập trung, đồng thời huy động mọi nguồn lực hỗ trợ những thanh niên mạnh dạn đầu tư các mô hình kinh tế thanh niên, giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp, góp phần tích cực tham gia xây dựng NTM, xây dựng quê hương, tỉnh nhà ngày càng phát triển.
Hồng Thủy, Văn Quang
Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh
Tiêu biểu tại huyện Hương Sơn, thành lập được 03 hợp tác xã (HTX): HTX chăn nuôi lợn và dịch vụ tổng hợp Tây Sơn được đầu tư xây dựng hoàn thành và đã thả nuôi lứa lợn đầu tiên với quy mô 1.000 con lợn thịt; HTX thanh niên xã Sơn Kim 2 đang xây dựng mô hình chuồng trại với quy mô 500 con lợn thịt; dự án của đồng chí Nguyễn Thanh Cừ tại xã Sơn Tây đã khởi công xây dựng chuồng trại với quy mô 2.000 con lợn thịt. HTX chăn nuôi Đồng Tiến tại xã Thường Nga (Can Lộc) với 17 xã viên tham gia, vốn điều lệ 340 triệu đồng và dự kiến thả 350 con lợn lứa đầu tiên vào giữa tháng 6/2012. HTX thanh niên chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp tại xã Lộc Yên (Hương Khê) đang xây dựng mô hình chuồng trại với quy mô 500 con lợn thịt. Đến nay, nhìn chung các mô hình HTX chăn nuôi lợn tập trung đã và đang được xây dựng, bước đầu đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đoàn viên thanh niên và cũng là những mô hình phát triển kinh tế điểm trong thanh niên đang được nhân ra diện rộng.
HTX nuôi lợn và dịch vụ tổng hợp Tây Sơn, Hương Sơn |
Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn đã hỗ trợ ĐVTN vay vốn, tập huấn chuyển giao KHKT, tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế điển hình trong và ngoài tỉnh, đồng thời chỉ đạo xây dựng nhiều mô hình kinh tế thanh niên hoạt động hiệu quả, ngoài các mô hình chăn nuôi lợn tập trung như trên, toàn tỉnh còn có 6 HTX thanh niên phát triển kinh tế, hơn 150 mô hình kinh tế thanh niên cho lợi nhuận từ 100 triệu đồng/năm trở lên.
Qua thực tế chỉ đạo xây dựng mô hình kinh tế cho thấy, để xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn tập trung cần phải có nhiều yếu tố cần thiết như nguồn vốn lớn, đất đai phải đủ rộng từ 3 - 5 ha trở lên với những mô hình từ 500 con lợn thịt trở lên và phải nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi của địa phương; một yếu tố quan trọng đó là phải lựa chọn những thanh niên có “máu” làm kinh tế, có kiến thức khoa học kỹ thuật KHKT và tư duy kinh tế.
Để giải quyết các vấn đề trên, các cấp bộ Đoàn cần phải chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tập huấn chuyển giao ứng dụng KHKT, tham quan, học hỏi các mô hình kinh tế hiệu quả, vận động thanh niên liên doanh, liên kết để huy động nguồn vốn, tập trung nguồn vốn giải quyết việc làm đầu tư xây dựng các mô hình điểm, chủ động làm việc với cấp uỷ, chính quyền địa phương tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận các chính sách về vốn, có thể thuê và sử dụng đất lâu dài, từ đó mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời liên kết các doanh nghiệp chăn nuôi vệ tinh như Tổng công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh, Tập đoàn CP giới thiệu cho thanh niên hợp đồng đầu tư xây dựng mô hình.
HTX chăn nuôi Đồng Tiến, Xã Thường Nga, Can Lộc |
Trong thời gian tới, Tỉnh đoàn sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo xây dựng các mô hình HTX chăn nuôi tập trung, đồng thời huy động mọi nguồn lực hỗ trợ những thanh niên mạnh dạn đầu tư các mô hình kinh tế thanh niên, giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp, góp phần tích cực tham gia xây dựng NTM, xây dựng quê hương, tỉnh nhà ngày càng phát triển.
Hồng Thủy, Văn Quang
Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh