Can Lộc nhiều mô hình kinh tế thanh niên làm chủ
- Thứ ba - 29/10/2013 03:15
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Mô hình trồng cây ăn quả của anh Thái xã Sơn Lộc
Với 25 ha đất rừng được giao nhận từ năm 1994 cùng với ý chí quyết tâm, chăm chỉ vượt khó anh Thái đã cùng gia đình xây dựng nên một trang trại quy mô và bề thế với 500 gốc cam, 80 gốc bưởi, 150 gốc ,hồng và nhiều loại cây ăn quả khác. Ngoài ra, tận dụng lợi thế đất vườn đồi anh nuôi thêm 17 đàn Ong lấy mật, 500 con Gà thả vườn. Với mô hình kinh tế tổng hợp này, mỗi năm anh thu nhập gần 200 triệu đồng.
Cũng gần giống với mô hình kinh tế của anh Nguyễn Hữu Thái, đoàn viên Nguyễn Xuân Quát ở xóm 11 xã Gia Hanh, với tổng diện tích 3,3 ha, anh đã mạnh dạn đầu tư 450 triệu đồng để nuôi 24 con Hươu, đào ao thả cá với diện tích gần 1 ha, chăn nuôi 6 con Trâu, Bò, thả 100 con Gà, trồng 100 gốc Bưởi Phúc Trạch. Ngoài ra anh còn trồng trên 2 ha Ngô và Sắn để lấy thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, từ mô hình mỗi năm anh có thu nhập gần 100 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá lóc bằng lồng bè của anh Đặng văn Quyết xã Tùng Lộc
Không chỉ có mô hình kinh tế ở vùng đồi núi mà các mô hình kinh tế ở vùng thấp trũng cũng được phát huy, đoàn viên Nguyễn Hữu Quốc ở xã Xuân Lộc với mô hình chăn nuôi gà vịt và mở đại lý bán xăng dầu, mô hình nuôi cá Lóc bằng lồng bè của đoàn viên Đặng Văn Quyết - ở xóm Minh Tiến xã Tùng Lộc và nhiều mô hình khác, được hình thành từ những mô hình dân vận khéo trong đoàn viên thanh niên. Để giúp các đoàn viên xây dựng mô hình kinh tế, Ban chấp hành Đoàn các địa phương đã tuyên truyền, vận động thanh niên tích cực tham gia. Bên cạnh đó, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và các Ngân hàng tạo điều kiện về nguồn vốn nên cũng có phần thuận lợi.
Theo thống kê, toàn huyện Can Lộc hiện có 250 mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn do thanh niên làm chủ, trong đó có 20 mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Các mô hình kinh tế do đoàn viên thanh niên làm chủ không những đã khẳng định tinh thần dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ mà còn góp phần quan trọng vào phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới Huyện đoàn Can Lộc tiếp tục kiểm tra rà soát lại các mô hình kinh tế trong đoàn viên thanh niên, để có những giải pháp nhằm giúp các mô hình kinh tế ngày càng hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các đoàn viên thanh niên, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển mạnh hơn./.
Cũng gần giống với mô hình kinh tế của anh Nguyễn Hữu Thái, đoàn viên Nguyễn Xuân Quát ở xóm 11 xã Gia Hanh, với tổng diện tích 3,3 ha, anh đã mạnh dạn đầu tư 450 triệu đồng để nuôi 24 con Hươu, đào ao thả cá với diện tích gần 1 ha, chăn nuôi 6 con Trâu, Bò, thả 100 con Gà, trồng 100 gốc Bưởi Phúc Trạch. Ngoài ra anh còn trồng trên 2 ha Ngô và Sắn để lấy thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, từ mô hình mỗi năm anh có thu nhập gần 100 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá lóc bằng lồng bè của anh Đặng văn Quyết xã Tùng Lộc
Theo thống kê, toàn huyện Can Lộc hiện có 250 mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn do thanh niên làm chủ, trong đó có 20 mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Các mô hình kinh tế do đoàn viên thanh niên làm chủ không những đã khẳng định tinh thần dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ mà còn góp phần quan trọng vào phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới Huyện đoàn Can Lộc tiếp tục kiểm tra rà soát lại các mô hình kinh tế trong đoàn viên thanh niên, để có những giải pháp nhằm giúp các mô hình kinh tế ngày càng hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các đoàn viên thanh niên, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển mạnh hơn./.
Việt Thắng
Đài PT-TH Can Lộc
Đài PT-TH Can Lộc
Nguồn canloc.gov.vn