Kỳ Anh phát triển các mô hình kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới
- Thứ tư - 11/07/2012 04:41
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Lãnh đạo huyện kiểm tra mô hình sản xuất
Đến nay, Kỳ Anh có 31/32 xã (trừ xã Kỳ Lợi) được phê duyệt đề án xây dựng NTM và đề án phát triển sản xuất. Theo đánh giá của Văn phòng điều phối xây dựng NTM huyện các đề án có chất lượng khá tốt, đảm bảo đúng đề cương hướng dẫn. Sau khi đề án các địa phương được phê duyệt, Kỳ Anh đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất tập trung như: chăn nuôi, trồng trọt an toàn sinh học, khảo nghiệm một số giống cây, con có năng suất, chất lượng cao… Bên cạnh đó, huyện khuyến khích thành lập, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 2011 đến nay, có 8 HTX, 2 tổ hợp tác được thành lập trong lĩnh vực này, hiện đi vào hoạt động đạt kết quả tốt.
Để cán bộ cơ sở và người dân từng bước làm chủ về giống, kỹ thuật, điều kiện sản xuất… các phòng, trung tâm chuyên môn huyện đã tổ chức 170 lớp tập huấn, phát tài liệu cho gần 165 ngàn lượt người trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng các giống cây mới, khai thác hải sản..., tổ chức nhiều đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình trong và ngoài tỉnh để áp dụng vào địa phương mình.
Xác định chăn nuôi là ngành kinh tế phù hợp với nhiều gia đình nông thôn, UBND huyện đã xây dựng và ban hành Đề án phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020. Bước đầu triển khai cho thấy tính khả thi khá cao của dự án, tiêu biểu là mô hình nuôi lợn giống, lợn thương phẩm tại HTX Chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp Hoàng Châu ở xã Kỳ Bắc do Công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh cung cấp con giống, thức ăn và chỉ đạo kỹ thuật, HTX Hoàng Châu xây dựng cơ sở vật chất, chuồng trại và đảm trách chăn nuôi. Hiện đã có 50/350 con nái sinh sản đợt đầu, hơn 700 con lợn thịt thương phẩm trong thời kỳ tăng trưởng có trọng lượng từ 90 - 100kg. Cũng lĩnh vực này, đối với vùng dự án lại triển khai theo mô hình nuôi lợn quy mô nhỏ kết hợp xây bể khí Bioga hợp vệ sinh môi trường tại các xã tái định cư Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương do Hội Nông dân tỉnh và Công ty Hoàng Long chỉ đạo, hướng dẫn. Kết quả, có trên 450 hộ nuôi từ 15 - 50 con/lứa, một số hộ nuôi từ 100-300 con/lứa. Mô hình này đã giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng trong độ tuổi lao động và đang thực hiện theo hướng chuyển từ quảng canh sang đầu tư thâm canh sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu sản xuất thực phẩm cung cấp cho Khu Kinh tế Vũng Áng.
Trên lĩnh vực trồng trọt, đáng chú ý là mô hình trồng rau sạch ở xã Kỳ Hoa do HTX sản xuất rau an toàn và dịch vụ tổng hợp Hoa Văn thực hiện trên diện tích 5 ha với các giống rau, dưa hấu, bí xanh..., trong đó có 3 ha chuyên canh 4 vụ/năm, đạt doanh thu từ 120 - 150 triệu đồng/ha. Tháng 6/2011, Phòng Chất lượng - Sở NN và PTNT Hà Tĩnh đã lấy mẫu kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Bà Nguyễn Thị Thuý Văn - Chủ nhiệm HTX phấn khởi cho biết: “Tiêu chí của chúng tôi là sản xuất sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao thu nhập cho các xã viên”. Mô hình này tăng thêm cho các xã viên khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/tháng. Hoặc như mô hình trồng sắn Ladong năng suất cao triển khai từ năm 2009, đến năm 2011 nhân rộng ra 26 ha ở các xã Kỳ Sơn, Kỳ Hợp, Kỳ Hưng…cho năng suất 70 tấn/ha, hình thành vùng nguyên liệu sắn cung cấp cho nhà máy Vedan Hà Tĩnh tại Kỳ Sơn.
Bên cạnh các mô hình mới, một số mô hình đã triển khai trước đây được tiếp tục đầu tư, phát triển như mô hình trồng trồng chè công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc ở các xã vùng thượng Kỳ Anh như Kỳ Lâm, Kỳ Thượng, Kỳ Trung… Ông Lê Công Hoà - Chủ tịch UBND xã Kỳ Trung nói: “Xác định tiềm năng của địa phưong là trồng chè công nghiệp và chăn nuôi, xã tích cực phối hợp với cơ quan chuyên trách huyện áp dụng các giống mới, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Kỳ Trung tận dụng tối đa lợi thế của mình, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước để hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM”.
Trên cơ sở chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 24 năm 2011 của UBND tỉnh, Kỳ Anh từng bước ban hành các chính sách khuyến nông nhằm hỗ trợ, định hướng sản xuất cho bà con nông dân trong xây dựng NTM. Đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi ruộng đất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất. Bà Võ Thị Thìn - Trưởng phòng NN và PTNT huyện cho biết: “Chúng tôi triển khai các mô hình kinh tế gắn với xây dựng NTM, đồng thời xác định hàng hóa chủ lực, xây dựng các mô hình sản xuất có quy mô, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa”.
Để cán bộ cơ sở và người dân từng bước làm chủ về giống, kỹ thuật, điều kiện sản xuất… các phòng, trung tâm chuyên môn huyện đã tổ chức 170 lớp tập huấn, phát tài liệu cho gần 165 ngàn lượt người trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng các giống cây mới, khai thác hải sản..., tổ chức nhiều đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình trong và ngoài tỉnh để áp dụng vào địa phương mình.
Xác định chăn nuôi là ngành kinh tế phù hợp với nhiều gia đình nông thôn, UBND huyện đã xây dựng và ban hành Đề án phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020. Bước đầu triển khai cho thấy tính khả thi khá cao của dự án, tiêu biểu là mô hình nuôi lợn giống, lợn thương phẩm tại HTX Chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp Hoàng Châu ở xã Kỳ Bắc do Công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh cung cấp con giống, thức ăn và chỉ đạo kỹ thuật, HTX Hoàng Châu xây dựng cơ sở vật chất, chuồng trại và đảm trách chăn nuôi. Hiện đã có 50/350 con nái sinh sản đợt đầu, hơn 700 con lợn thịt thương phẩm trong thời kỳ tăng trưởng có trọng lượng từ 90 - 100kg. Cũng lĩnh vực này, đối với vùng dự án lại triển khai theo mô hình nuôi lợn quy mô nhỏ kết hợp xây bể khí Bioga hợp vệ sinh môi trường tại các xã tái định cư Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương do Hội Nông dân tỉnh và Công ty Hoàng Long chỉ đạo, hướng dẫn. Kết quả, có trên 450 hộ nuôi từ 15 - 50 con/lứa, một số hộ nuôi từ 100-300 con/lứa. Mô hình này đã giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng trong độ tuổi lao động và đang thực hiện theo hướng chuyển từ quảng canh sang đầu tư thâm canh sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu sản xuất thực phẩm cung cấp cho Khu Kinh tế Vũng Áng.
Trên lĩnh vực trồng trọt, đáng chú ý là mô hình trồng rau sạch ở xã Kỳ Hoa do HTX sản xuất rau an toàn và dịch vụ tổng hợp Hoa Văn thực hiện trên diện tích 5 ha với các giống rau, dưa hấu, bí xanh..., trong đó có 3 ha chuyên canh 4 vụ/năm, đạt doanh thu từ 120 - 150 triệu đồng/ha. Tháng 6/2011, Phòng Chất lượng - Sở NN và PTNT Hà Tĩnh đã lấy mẫu kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Bà Nguyễn Thị Thuý Văn - Chủ nhiệm HTX phấn khởi cho biết: “Tiêu chí của chúng tôi là sản xuất sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao thu nhập cho các xã viên”. Mô hình này tăng thêm cho các xã viên khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/tháng. Hoặc như mô hình trồng sắn Ladong năng suất cao triển khai từ năm 2009, đến năm 2011 nhân rộng ra 26 ha ở các xã Kỳ Sơn, Kỳ Hợp, Kỳ Hưng…cho năng suất 70 tấn/ha, hình thành vùng nguyên liệu sắn cung cấp cho nhà máy Vedan Hà Tĩnh tại Kỳ Sơn.
Bên cạnh các mô hình mới, một số mô hình đã triển khai trước đây được tiếp tục đầu tư, phát triển như mô hình trồng trồng chè công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc ở các xã vùng thượng Kỳ Anh như Kỳ Lâm, Kỳ Thượng, Kỳ Trung… Ông Lê Công Hoà - Chủ tịch UBND xã Kỳ Trung nói: “Xác định tiềm năng của địa phưong là trồng chè công nghiệp và chăn nuôi, xã tích cực phối hợp với cơ quan chuyên trách huyện áp dụng các giống mới, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Kỳ Trung tận dụng tối đa lợi thế của mình, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước để hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM”.
Trên cơ sở chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 24 năm 2011 của UBND tỉnh, Kỳ Anh từng bước ban hành các chính sách khuyến nông nhằm hỗ trợ, định hướng sản xuất cho bà con nông dân trong xây dựng NTM. Đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi ruộng đất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất. Bà Võ Thị Thìn - Trưởng phòng NN và PTNT huyện cho biết: “Chúng tôi triển khai các mô hình kinh tế gắn với xây dựng NTM, đồng thời xác định hàng hóa chủ lực, xây dựng các mô hình sản xuất có quy mô, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa”.
Bài, ảnh: Phạm Thái Hà
Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kỳ Anh