Tùng Lộc đi lên từ sản xuất nông nghiệp
- Thứ năm - 15/03/2012 02:54
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tùng Lộc là xã thuần nông, với 900 ha diện tích tự nhiên trong đó có gần 600 ha sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, người dân Tùng Lộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lúa được coi là cây chủ lực. Hiện nay, trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Tùng Lộc vẫn tiếp tục coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong cơ cấu kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, theo các đồng chí lãnh đạo địa phương, nền nông nghiệp mà địa phương đang theo đuổi, đó là một nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, đủ sức đáp ứng yêu cầu cuộc sống của người dân trong thời kỳ mới. Để thực hiện tốt điều đó, dựa trên Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân, xã đã tiến hành một chuỗi các biện pháp, giải pháp để lãnh đạo chuyển đổi cơ bản phương thức canh tác cũ và xác định 3 mũi đột phá chính, đó là: cây lúa, cây màu và chăn nuôi.
Đối với cây lúa, Tùng Lộc phát huy hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất lần 2 để quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, khuyến khích nhân dân tích tụ ruộng đất để sản xuất theo hướng trang trại hàng hoá. Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao và giống mới vào sản xuất để tăng năng suất giá trị hàng hoá trên đơn vị diện tích. Hiện nay, toàn xã đã có trên 200 ha lúa chất lượng cao được bố trí ở các xóm như: Tài Năng, Minh Tiến, Phú Thọ, Đông Vinh, Tây Vinh, Tân Hương, Tân Quang… Cùng với công tác quy hoạch vùng sản xuất, xã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để vừa né tránh được thiên tai, vừa sắp xếp được thời gian bố trí thêm được các vụ sản xuất trong năm nhằm nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích. Đặc biệt, trong vụ sản xuất Đông Xuân vừa qua, thực hiện chủ trương của huyện Can Lộc về bỏ hẳn trà Xuân sớm, giảm trà Xuân trung và tăng cơ cấu trà Xuân muộn, Tùng Lộc là một trong những địa phương đi đầu và có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Vì vậy, không chỉ với trà Xuân sớm, vụ Đông Xuân 2011 - 2012, 100% diện tích của xã đã được bố trí trà Xuân muộn. Ông Đặng Hữu Long - Phó Chủ tịch UBND xã Tùng Lộc cho biết: “Lúa là nguồn thu nhập chính của địa phương và người dân Tùng Lộc vốn có truyền thống thâm canh. Thế nhưng khi tuyên tuyền vận động để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vẫn hết sức khó khăn. Nếu không có sự chỉ đạo, điều hành vừa kiên quyết vừa mềm dẻo, sự lăn lộn của đội ngũ cán bộ và các tổ chức đoàn thể thì không thể có thành công hôm nay. Khi bố trí hoàn toàn trà Xuân muộn, ngoài vụ Hè Thu sẽ được xuống giống đúng thời vụ, chúng tôi còn có thời gian thoải mái để chỉ đạo sản xuất vụ đông, lâu nay đã là vụ chính của xã”.
Đối với cây rau màu, mặc dù diện tích trông màu của Tùng Lộc không lớn, nhưng xã vẫn đặc biệt chú trọng đẩy mạnh sản xuất nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho bà con. Cùng với các vùng trồng màu lâu nay, những diện tích đất cao cạn, không phù hợp để phát triển cây lúa được xã chuyển đổi và đưa vào quy hoạch thành các vùng trồng rau màu chuyên canh và vận động nhân dân cơ cấu các giống rau màu chất lượng cao. Tổng diện tích trồng rau của xã, sau khi quy hoạch đến nay đã đạt trên 100 ha, phân bổ ở các xóm: Tài Năng, Minh Tiến, Tùng Sơn, Tân Sơn, Vinh Quang, Phú Thọ… Từ chỗ chỉ trồng manh mún, nhỏ lẻ tự cung, tự cấp là chính, cây rau màu đã trở thành vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa cho thu nhập cao ở Tùng Lộc.
Trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, chăn nuôi cũng được Tùng Lộc coi là một mũi đột phá quan trọng để nâng cao thu nhập cho người nông dân. Với hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi được khẳng định trong những năm qua, bên cạnh tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy các tiềm năng lợi thế của địa phương, Tùng Lộc đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi từng bước đi vào chiều sâu và hình thành nền sản xuất hàng hóa. Đặc biệt, trong giai đoạn bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã quy hoạch xây dựng các khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích trên 5 ha, đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân và có các chính sách khuyến khích bà con đầu tư mở rộng sản xuất, vừa tăng giá trị thu nhập vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiện đàn trâu bò của xã đạt gần 2.000 con, đàn lợn đạt gần 10.000 con, đàn gia cầm 40.000 con. Một số hộ gia đình đã bắt tay đầu tư chăn nuôi hươu và các loại giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao như lợn rừng, dê, nhím... Bên cạnh phát triển ngành chăn nuôi cả chiều rộng lẫn chiều sâu, xã luôn quan tâm tăng cường công tác thú y, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, phấn đấu hàng năm đạt tỷ lệ tiêm phòng định kỳ cho 100% tổng đàn… Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh; khuyến khích nhân dân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết; từng bước chuyển đổi phương thức chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp…
Với những hướng đi rộng mở, dựa trên sự quyết tâm và nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân, Tùng Lộc sẽ vững vàng đưa nền sản xuất nông nghiệp truyền thống trở thành nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đủ sức đáp ứng yêu cầu đổi thay cuộc sống của nhân dân trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới.
Đối với cây lúa, Tùng Lộc phát huy hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất lần 2 để quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, khuyến khích nhân dân tích tụ ruộng đất để sản xuất theo hướng trang trại hàng hoá. Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao và giống mới vào sản xuất để tăng năng suất giá trị hàng hoá trên đơn vị diện tích. Hiện nay, toàn xã đã có trên 200 ha lúa chất lượng cao được bố trí ở các xóm như: Tài Năng, Minh Tiến, Phú Thọ, Đông Vinh, Tây Vinh, Tân Hương, Tân Quang… Cùng với công tác quy hoạch vùng sản xuất, xã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để vừa né tránh được thiên tai, vừa sắp xếp được thời gian bố trí thêm được các vụ sản xuất trong năm nhằm nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích. Đặc biệt, trong vụ sản xuất Đông Xuân vừa qua, thực hiện chủ trương của huyện Can Lộc về bỏ hẳn trà Xuân sớm, giảm trà Xuân trung và tăng cơ cấu trà Xuân muộn, Tùng Lộc là một trong những địa phương đi đầu và có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Vì vậy, không chỉ với trà Xuân sớm, vụ Đông Xuân 2011 - 2012, 100% diện tích của xã đã được bố trí trà Xuân muộn. Ông Đặng Hữu Long - Phó Chủ tịch UBND xã Tùng Lộc cho biết: “Lúa là nguồn thu nhập chính của địa phương và người dân Tùng Lộc vốn có truyền thống thâm canh. Thế nhưng khi tuyên tuyền vận động để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vẫn hết sức khó khăn. Nếu không có sự chỉ đạo, điều hành vừa kiên quyết vừa mềm dẻo, sự lăn lộn của đội ngũ cán bộ và các tổ chức đoàn thể thì không thể có thành công hôm nay. Khi bố trí hoàn toàn trà Xuân muộn, ngoài vụ Hè Thu sẽ được xuống giống đúng thời vụ, chúng tôi còn có thời gian thoải mái để chỉ đạo sản xuất vụ đông, lâu nay đã là vụ chính của xã”.
Đối với cây rau màu, mặc dù diện tích trông màu của Tùng Lộc không lớn, nhưng xã vẫn đặc biệt chú trọng đẩy mạnh sản xuất nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho bà con. Cùng với các vùng trồng màu lâu nay, những diện tích đất cao cạn, không phù hợp để phát triển cây lúa được xã chuyển đổi và đưa vào quy hoạch thành các vùng trồng rau màu chuyên canh và vận động nhân dân cơ cấu các giống rau màu chất lượng cao. Tổng diện tích trồng rau của xã, sau khi quy hoạch đến nay đã đạt trên 100 ha, phân bổ ở các xóm: Tài Năng, Minh Tiến, Tùng Sơn, Tân Sơn, Vinh Quang, Phú Thọ… Từ chỗ chỉ trồng manh mún, nhỏ lẻ tự cung, tự cấp là chính, cây rau màu đã trở thành vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa cho thu nhập cao ở Tùng Lộc.
Trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, chăn nuôi cũng được Tùng Lộc coi là một mũi đột phá quan trọng để nâng cao thu nhập cho người nông dân. Với hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi được khẳng định trong những năm qua, bên cạnh tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy các tiềm năng lợi thế của địa phương, Tùng Lộc đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi từng bước đi vào chiều sâu và hình thành nền sản xuất hàng hóa. Đặc biệt, trong giai đoạn bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã quy hoạch xây dựng các khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích trên 5 ha, đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân và có các chính sách khuyến khích bà con đầu tư mở rộng sản xuất, vừa tăng giá trị thu nhập vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiện đàn trâu bò của xã đạt gần 2.000 con, đàn lợn đạt gần 10.000 con, đàn gia cầm 40.000 con. Một số hộ gia đình đã bắt tay đầu tư chăn nuôi hươu và các loại giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao như lợn rừng, dê, nhím... Bên cạnh phát triển ngành chăn nuôi cả chiều rộng lẫn chiều sâu, xã luôn quan tâm tăng cường công tác thú y, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, phấn đấu hàng năm đạt tỷ lệ tiêm phòng định kỳ cho 100% tổng đàn… Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh; khuyến khích nhân dân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết; từng bước chuyển đổi phương thức chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp…
Với những hướng đi rộng mở, dựa trên sự quyết tâm và nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân, Tùng Lộc sẽ vững vàng đưa nền sản xuất nông nghiệp truyền thống trở thành nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đủ sức đáp ứng yêu cầu đổi thay cuộc sống của nhân dân trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới.
Tiến Thành
(Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh)
(Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh)