Cam Vũ Quang đã có thể ăn... cả vỏ!

Cam Vũ Quang đã có thể ăn... cả vỏ!
Minh chứng về độ thơm ngon, an toàn của vườn cam nhà mình, các nhà vườn ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) ăn ngấu nghiến, ngon lành từ vỏ đến múi những quả cam vừa hái trong vườn. Để có được những quả cam vàng mọng, thơm ngọt và an toàn, người làm vườn nơi đây đã sử dụng những phương pháp bảo vệ, chăm sóc tốt nhất.

Cam Vũ Quang đã có thể ăn... cả vỏ!Để bảo vệ cam trước côn trùng gây hại, từ nay đến khi thu hoạch, nhiều nhà vườn ở Vũ Quang đã "mắc màn" cho cam (ảnh chụp ở thôn 6, xã Hương Thọ)

Theo phản ánh của những người “trong nghề” ở Vũ Quang, từ nay đến khi thu hoạch là thời điểm có nhiều côn trùng đến gây hại vườn cam, trong đó có những loại chỉ cần chích vào quả khoảng 1 tuần sau là sẽ bị hư hại và rụng.

Ở những vùng khác, người trồng cam thường sử dụng các loại hóa chất phun để tiêu diệt côn trùng gây hại. Tuy nhiên, ở Vũ Quang, để bảo vệ vườn cam, hạn chế tối đa sử dụng hóa chất, họ đã “mắc màn”, dùng các phế phẩm sinh học, hoặc sử dụng các biện pháp thủ công khác để tiêu diệt côn trùng.

Cam Vũ Quang đã có thể ăn... cả vỏ!Dùng thau nước và đèn điện là phương án ít tốn kém, hiệu quả và an toàn đang được "vua cam" Đoàn Quốc Hoài ở thôn 1, xã Hương Thọ sửa dụng để bảo vệ vườn cam của mình...

Ấn tượng nhất là vườn cam từng đạt giải đặc biệt trong Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ nhất – năm 2017 của ông Đoàn Quốc Hoài ở thôn 1, xã Hương Thọ. Vợ chồng ông “vua cam” này đã chọn phương án sử dụng rất nhiều bóng điện kéo ra vườn cam. Độ cao của bóng đèn khoảng 2m, phía trên có gắn tán đèn, phía dưới cách bóng đèn 20 phân được để một chậu nước. Cứ tối đến thì bật bóng đèn sáng lên, côn trùng bị thu hút bay quanh bóng điện rồi rơi vào chậu nước và bị tiêu diệt...

Cam Vũ Quang đã có thể ăn... cả vỏ!Anh Đinh Xuân Luận dùng vôi bột phun cho vườn cam để phòng trừ sâu bệnh, tăng độ ngọt cho quả, giảm độ kiềm trong đất và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng...

Anh Đinh Xuân Luận (thôn 7, xã Sơn Thọ) lại có bí quyết riêng. Theo đó, trước thời kỳ thu hoạch vài tháng, anh thường sử dụng vôi bột đã qua sàng kỹ, cho vào máy thổi tự chế để phun lên cây cam bù 1-2 lần/tháng vào sáng sớm. Theo anh Luận, cách làm ngày có thể giúp ngăn ngừa sâu đục thân, xua đuổi ruồi nhặng, ngăn chặn các loại côn trùng hại quả. Ngoài ra, cách làm này cũng giúp cải tạo đất, tăng độ ngọt cho quả và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cam Vũ Quang đã có thể ăn... cả vỏ!Để nhân rộng diện tích cam trồng theo VietGAP, anh Nguyễn Trọng Hào ở thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh luôn lựa chọn những gốc cam phát triển tốt nhất, cho quả sai và ngon nhất để chiết cành...

Ngoài ra, qua trao đổi với những người làm vườn đồi lâu năm, có vườn cam cho chất lượng quả tốt ở Vũ Quang, được họ cho biết: Để hạn chế sâu bệnh và cho năng suất cao, chất lượng tốt thì tất cả các nhà vườn đều rất quan tâm đến khâu chọn giống và chủ yếu là được chiết từ những cây đầu nguồn có chất lượng tốt nhất. Tiếp đến, những hộ có cam ngon là những người biết lựa chọn những vùng đồi có độ dốc vừa phải, có chất đất phù hợp, chủ động được nguồn nước tưới vào mùa hè nhưng không bị ngập vào mùa mưa.

Ngoài ra, người dân Vũ Quang luôn giành sự chăm sóc cẩn thận cho vườn cam. Ngoài các biện pháp bảo vệ sâu bệnh, tỉa cành thì mỗi năm các vườn cam sẽ được bón 3-4 lần bằng phân chuồng (phân bò), chưa kể các loại phân hóa học như đạm, lân, ka ly.

Đặc biệt trong giai đoạn sắp thu hoạch quả như thời điểm này, người làm vườn Vũ Quang dường như nói "không" với thuốc bảo vệ thực vật, luôn gắn sức khỏe của người tiêu dùng với an toàn của người làm vườn, tích cực chăm sóc vườn cây bằng những biện pháp sinh học để cho sản phẩm ngon ngọt và an toàn nhất.

Theo baohatinh.vn