Biến rơm rạ thành dầu sinh học

Sau mỗi vụ thu hoạch, người nông dân thường phải đốt bỏ rơm rạ ngay trên đổng ruộng, hoặc 2 bên đường quốc lộ. Việc làm này vừa gây lãng phí xã hội, vừa làm ô nhiễm môi trường, lại đe dọa đến ATGT. Mới đây, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Dầu khí Việt Nam và Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh đã công bố công trình nghiên cứu chế xuất dầu sinh học (bio oil) từ rơm rạ.
Những đám khói dày đặc bay ra từ các đống rơm rạ đang cháy gây mất an toàn giao thông.

Theo kết quả khảo sát quá trình nhiệt phân nhanh rơm rạ, ở điều kiện nhiệt độ phản ứng 500oC, lưu lượng khí 6 lít/phút và kích thước nguyên liệu rơm rạ dưới 2mm, hiệu suất bio oil cao nhất là 52,76%/kl. So với tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu sinh học lỏng nhiệt phân loại G dùng cho lò đốt công nghiệp tại Mỹ ban hành năm 2012, dầu sinh học đi từ rơm rạ theo phương pháp nhiệt phân nhanh này đáp ứng tiêu chuẩn.

Với hiệu suất thu hồi lỏng dầu sinh học, nguồn nguyên liệu rơm rạ từ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có thể sản xuất được 31 triệu tấn bio oil/năm phục vụ làm nhiên liệu thay thế cũng như có thể nâng cấp để sản xuất xăng, dầu diezel trong tương lai gần.

Nếu được tận dụng đúng cách rơm rạ còn có
Nếu công trình nghiên cứu trên được đưa vào thực tế thì người nông dân
sẽ có thêm được nguồn thu nhập đáng kể từ rơm rạ.

Cùng với nguyên liệu rơm rạ, các nhà khoa học cũng thực hiện nhiệt phân nhanh các phụ phẩm nông nghiệp khác như bã mía, lõi ngô, trấu và cũng thu được các kết quả khả quan tương tự.

Theo các nhà khoa học, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hàng năm loại bỏ khoảng 62 triệu tấn sinh khối (rơm rạ, bã mía, lõi ngô). Vì vậy, việc nhiệt phân nhanh các nguyên liệu sinh khối không những cho sản phẩm dầu sinh học, nhiên liệu và hóa chất thay thế các nguyên liệu truyền thống mà còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế việc đốt bỏ rơm rạ, bã mía gây ô nhiễm không khí, đồng thời tạo ra các hiện tượng khói mù sau khi thu hoạch mùa vụ như hiện nay.

V.T
theo Bao giao thong