Blockchain, cú hích cho ngành gia cầm
- Chủ nhật - 15/07/2018 06:27
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Truy xuất nguồn gốc
Truy tìm nguồn gốc, ví dụ của một tá trứng gà đã được chế biến thành bột trứng trước sử dụng làm nguyên liệu chế biến bánh trong ngành thực phẩm là một việc không đơn giản. Hoặc truy tìm nguồn gốc của nguyên liệu chế biến món cơm gà được sản xuất từ trại nuôi nào không phải là điều bất khả thi nhưng cũng không dễ dàng. Nhưng mọi khó khăn trong vấn đề truy tìm nguồn gốc sản phẩm sẽ được giải quyết nhờ công nghệ blockchain. Công nghệ này khác biệt vì tạo ra cơ sở dữ liệu được chia sẻ và một “sổ cái” kỹ thuật số của tất cả các giao dịch xuyên suốt chuỗi cung ứng.
Chuyên gia phân tích Harry Smit tại Rabobank cho biết: Thông thường, các thành phần tham gia chuỗi giá trị thực phẩm được yêu cầu truyền tải dữ liệu bằng tay có liên quan đến sản phẩm hiện vật. Nhưng bản chất chia sẻ tự nhiên của công nghệ blockchain có nghĩa một khi dữ liệu được nhập vào bên trong một blockchain, nó có thể được xem bởi tất cả các thành phần tham gia. Bởi vậy, các thành phần giam gia trong blockchain sẽ được cảnh báo một cách hiệu quả hơn về những gì đang xảy ra xuyên suốt chuỗi giá trị, dựa trên thông tin trong blockchain”.
Ứng dụng rộng rãi
Năm ngoái, người khổng lồ trong làng công nghệ IBM tuyên bố hợp tác với 10 doanh nghiệp thực phẩm, gồm Tyson Foods, Unilever và Walmart để cải thiện an toàn thực phẩm bằng công nghệ blockchain. Tập đoàn này cho biết, hơn 420.000 người tử vong hàng năm vì thực phẩm bị nhiễm khuẩn, hóa chất và virus độc hại là động lực để Tập đoàn đặt mục tiêu cốt lõi là cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm thông qua chuỗi cung ứng.
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, Walmart cũng đang sở hữu hệ thống truy xuất nguồn gốc tốt nhất thế giới hiện nay với sự trợ giúp từ công nghệ blockchain. Trước đây, để xác định nguồn gốc của một lô hàng thực phẩm, hãng bán lẻ này phải dùng các phương pháp truyền thống trong khoảng thời gian 1 tuần. Nhưng ngày nay, thông qua hệ thống blockchain, việc xác định được nguồn gốc của lô hàng như thông tin về trại sản xuất, quy trình chế biến chỉ mất 2,2 giây.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của công nghệ blockchain là đòi hỏi sự tham gia của các bên trong toàn chuỗi cung ứng với một năng lực sử dụng cũng như trang bị công nghệ đồng đều nhau nên việc triển khai blockchain và xử lý thông tin còn khó khăn. Do đo, để công nghệ này lan tỏa rộng trong chuỗi cung ứng ngành gia cầm, rất cần các công ty đầu tư vào chiến lược truyền thông số, nâng cao được sức mạnh và tầm ảnh hưởng tới các công ty khác trong cùng một chuỗi cung ứng.